Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 2


3.7

Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành phần môi trường kiểm soát

90

3.8

Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành phần môi trường kiểm soát

91

3.9

Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành phần đánh giá rủi ro

92

3.10

Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành phần đánh giá rủi ro

92

3.11

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về thành phần hoạt động kiểm soát

93

3.12

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về thành phần thông tin và truyền thông

94

3.13

Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành phần hoạt động giám sát

95

3.14

Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành phần hoạt động giám sát

95

3.15

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính hữu hiệu và hiệu quả

96

3.16

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính tin cậy của BCQT

97

3.17

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính tuân thủ qui định pháp luật

97

3.18

Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố các thành phần KSNB

98

3.19

Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố đối với mục tiêu kiểm soát

101

4.1

Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần môi trường

kiểm soát

106

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 2


4.2

Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần đánh giá rủi

ro

108

4.3

Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần thông tin và

giám sát

110

4.4

Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần hoạt động

kiểm soát

112

4.5

Đánh giá mức độ các thủ tục kiểm soát

113

4.6

Thống kê về mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị

115

4.7

Thống kê về mục tiêu hiệu quả tài chính

116

4.8

Thống kê về mục tiêu tính tin cậy của BCQT

117

4.9

Phân tích ma trận tương quan

120

4.10

Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Mục tiêu

chính trị

122

4.11

Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Hiệu quả

tài chính

124

4.12

Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Tính tin

cậy Báo cáo quyết toán

126

4.13

Tổng hợp kết quả nghiên cứu so với giả thuyết

128

4.14

Tổng hợp hệ số hồi qui chuẩn hóa

131


DANH MỤC CÁC HÌNH



Số hiệu

Tên hình

Trang

1

Khung nghiên cứu của luận án

6

1.1

Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính

40

1.2

Mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB

43

2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Đài PT-TH cấp tỉnh

55

2.2

Đặc điểm công tác kiểm soát, giám sát, kiểm tra

62

2.3

Mô hình nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh

63

2.4

Qúa trình thiết kế đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

70

3.1

Mô hình phân tích đã điều chỉnh

104



1. Tính cấp thiết của đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào, có quy mô lớn, nhỏ như thế nào, muốn tồn tại và phát triển, điều đầu tiên là phải xác định các mục tiêu và thiết lập các biện pháp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tùy vào đặc điểm của từng tổ chức ở khu vực công hay khu vực tư trong từng bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội mà mục tiêu của các tổ chức cũng khác nhau, nhưng nhìn chung việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và trách nhiệm giải trình luôn được quan tâm. Để đạt được các mục tiêu của tổ chức, cần thiết lập các cơ chế để kiểm soát và đó chính là nền tảng của hệ thống KSNB. Xuất phát từ vai trò của hệ thống KSNB trong quản trị ở các tổ chức mà giới học thuật trong nhiều thập niên qua đã nghiên cứu về lĩnh vực này, trong đó có vấn đề về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Nhiều học giả trên thế giới đã nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các đơn vị, tổ chức ở những lĩnh vực khác nhau. Đó là những nghiên cứu về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại, như nghiên cứu của Sultana và Haque (2011), William và Kwasi (2003), Karagiorgos và cộng sự (2012), Gamage và cộng sự (2014), Olatunji (2009), Charles (2011), Salehi và cộng sự (2013), Ayagre (2014). Ở các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác nhau là các nghiên cứu của Joseph và cộng sự (2012), Dennis (2013), Ofori (2011), Noorvee (2006)... Các nghiên cứu ở khu vực tư đều có điểm chung là dựa trên nền tảng của BASEL (đối với nghiên cứu ở các NHTM) hoặc trên nền tảng COSO và đa phần đều hướng đến mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu về tính hữu hiệu của KSNB khi mà mục tiêu của KSNB không chỉ là mục tiêu hoạt động mà các tổ chức còn phải đảm bảo mục tiêu về tính tin cậy của báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ. Ngoài ra, việc đo lường mục tiêu của KSNB cũng là vấn đề còn có nhiều điểm khác biệt do chọn cách tiếp cận theo chỉ tiêu tài chính hay chỉ tiêu phí tài chính.


Khu vực công cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong hơn 10 năm qua. Điển hình là nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các truờng đại học công được công bố bởi Mawanda (2008), Sharah (2011), Lemi và Kebede (2013), Adagye (2015), Tsedal (2015), Ayam (2015). Đó còn là nghiên cứu về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bộ, ngành chính phủ, như Yogendrarajah (2006), Aziz (2015), Ghneimat và Seyam (2011), Owizy (2014), Amudo (2009), Babatunde và Dandago (2014). Cũng như khu vực tư, các nghiên cứu này cũng có nhiều khó khăn khi đánh giá các mục tiêu kiểm soát. Nhiều nghiên cứu chỉ đi vào các thành phần của hệ thống KSNB mà chưa thể hiện mối liên hệ giữa thành phần kiểm soát với mục tiêu kiểm soát thông qua các mô hình kinh tế lượng.

Hệ thống KSNB là một tồn tại khách quan trong các tổ chức, nhưng thiết lập và vận hành nó như thế nào đòi hỏi phải có những nguyên tắc và khuôn khổ lý thuyết nhất định. Kế thừa những giá trị lý thuyết ở các nước, các nghiên cứu về KSNB ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện nhiều trong hơn 10 năm qua, nhưng đa phần dừng lại ở góc độ nghiên cứu tình huống, như Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) với đề tài “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Do đặc điểm của nghiên cứu tình huống nên các nghiên cứu trên thường tập trung vào thiết lập cụ thể các thủ tục kiểm soát hoặc cơ chế kiểm soát mà chưa mô hình hóa mối liên hệ giữa các thành phần kiểm soát nội bộ với mục tiêu kiểm soát. Gần đây, Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016), với đề tài “Các nhân tố ảnh huởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thuơng mại Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Vò Thu Phụng (2016) với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” cũng đã bắt đầu


tiếp cận theo hướng định lượng. Tuy nhiên ở đó vẫn còn những khoảng trống về đo lường các thành phần KSNB và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB.

Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã có những chuyển biến sâu rộng về cơ chế quản lý theo hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn ở các tổ chức. Khởi đầu từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và gần đây là Nghị định 16/2015/NĐ-CP nâng cao hơn nữa về quyền tự chủ, công tác KSNB và việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngày càng được coi trọng tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong khu vực công cũng có ý nghĩa sâu sắc, trong đó có các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Hiện tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, thành phố. Trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam được giao quyền tự chủ một phần, bên cạnh nhiệm vụ chính trị mà mỗi Đài phải thực hiện thì mục tiêu tài chính cũng phải được coi trọng. Trong thời gian qua, các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị về tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nguời dân. Bên cạnh đó vẫn còn những sai phạm được phát hiện về mua sắm TSCĐ; chi sai quy định so với Quy chế chi tiêu nội bộ; vi phạm về quy trình, thủ tục nghiệp vụ; về công tác bổ nhiệm nhân sự,.... Các vấn đề nêu trên được cho là có liên quan đến sự yếu kém của hệ thống KSNB tại các Đài và cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này trong ngành PT-TH ở Việt Nam. Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ảnh huởng đến việc đạt được các mục tiêu của đơn vị, tổ chức. Hơn nữa, việc tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu khác nhau về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông nói chung và lĩnh vực PT-TH nói riêng chưa được các nhà khoa học trên thế giới tổng kết và nghiên cứu một cách hệ thống. Việc nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết và thời sự, thông qua nghiên cứu luận án tập trung vào


xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Các vấn đề trên được xem là khoảng trống nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Xuất phát từ tính cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Thông qua mô hình khung lý thuyết về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, luận án hướng đến đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị của các Đài trong bối cảnh đổi mới cơ chế hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Mục tiêu cụ thể:

Phát triển và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TP cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam

Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB các Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam theo ba mục tiêu kiểm soát cụ thể: mục tiêu tuân thủ, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tin cậy của báo cáo quyết toán.

Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hệ thống KSNB các Đài PT- TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau định hình quy trình nghiên cứu của luận án:

Câu hỏi 1: Những nhân tố nào là phù hợp, cấu thành nên các thành phần của hệ thống KSNB và ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu kiểm soát tại các Đài TP- TP cấp tỉnh tại Việt Nam?

Câu hỏi 2: Những chỉ tiêu nào là phù hợp để đo lường hợp lý các thành phần của hệ thống KSNB cũng như mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại


Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các thành phần hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 3: Các kết quả nghiên cứu đã gợi ra những hàm ý chính sách quan trọng nào để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 63 Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Đây là giai đoạn có sự chuyển đổi từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP sang Nghị định 16/2015/NĐ-CP.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng: đó là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện thông qua:

- Phân tích các quy định của nhà nước về quy chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các Đài PT-TH cấp tỉnh nói riêng. Qua đó phát họa các đặc thù về công tác quản trị tại các Đài trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay.

- Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia là Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của một số Đài PT-TH cấp tỉnh ở ba khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu nhằm xây dựng bộ đo lường các tiêu chí liên quan đến mục tiêu kiểm soát và các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài.

- Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia sau khi có kết quả xử lý định lượng để giải thích rò hơn các kết quả nghiên cứu đã được phát hiện.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả thực hiện thông qua:

- Phương pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập ý kiến đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại 63 Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Đối tượng được

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí