Thực Trạng Thực Hiện Các Bước Trong Quy Trình Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy Theo Tiếp Cận Cdio

Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các bước trong quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO


STT

Thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp

cận CDIO




X


TB


1

Khảo sát đánh giá nhu cầu, phân tích tình hình bên trong

và bên ngoài nhà trường


34


1.03


6

2

Rà soát lại chương trình hiện hành

69

2.09

1

3

Xác định mục đích, mục tiêu của chương trình

61

1.84

2

4

Xây dựng chương trình đào tạo

53

1.60

3

5

Thực hiện chương trình đào tạo

52

1.57

4

6

Đánh giá, điều chỉnh chương trình

36

1.09

5

Tổng


1.53


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 8

Bảng kết quả trên cho thấy: Thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy chỉ được thực hiện ở mức độ bình thường ( X = 1.53). Điều đó cho thấy việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả tối đa. Cụ thể như sau:

- Rà soát lại chương trình hiện hành là nội dung được thực hiện tốt nhất khi phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ( X = 2.09). Để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội thì việc rà soát lại chương trình hiện hành là rất cần thiết. Việc rà soát lại chương trình đào tạo hiện hành sẽ giúp cán bộ quản lý, giảng viên ngành Công nghệ chế tạo máy thấy được mục tiêu, mục đích của chương trình. Từ đó điều chỉnh chương trình theo yêu cầu của thực tế, yêu cầu của xã hội. Việc xác định mục đích, mục tiêu của chương trình cũng là bước được cán bộ quản lý cho rằng, khâu này được thực hiện tốt ( X = 1.84). Khi xác định được mục đích, mục tiêu cũng sẽ góp phần xác định hồ sơ năng lực của sinh viên, đáp ứng chuẩn đầu ra theo yêu cầu của xã hội.

Bước tiếp theo được thực hiện tốt là việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ( X = 1.60). Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã tiến hành xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO đảm bảo về khối lượng kiến thức cung cấp cho sinh viên, hình thành năng lực chuyên môn và thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp. Đây cũng là bước mà nhà trường đã thực hiện tương đối hiệu quả.

Sau khi xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường tiến hành thực thi chương trình. Tuy nhiên, ở bước này nhà trường vẫn còn chưa thực hiện được tốt ở tất cả mọi mặt ( X = 1.57). Sở dĩ có tình trạng này là do, khi áp dụng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy vào quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, đặc biệt là máy móc hiện đại chưa đủ và trang bị kịp thời phục vụ cho quá trình dạy học. Chính vì vậy, nhà trường phải có hướng khắc phục bằng cách kết hợp với các doanh nghiệp để sinh viên được tiếp cận với các trang thiết bị mới. Tuy nhiên, việc kết hợp với các doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. Nếu khắc phục được vấn đề này, chất lượng quá trình đào tạo sẽ được nâng cao khi áp dụng chương trình vào thực tế.

Sau khi thực hiện chương trình đào tạo, nhà trường tiếp tục tiến hành đánh giá, điều chỉnh chương trình. Song ở bước này trường mới chỉ thực hiện ở mức độ trung bình ( X = 1.09). Việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội rất quan trọng. Nhưng vấn đề này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục với những phương pháp đánh giá mới, phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khi đánh giá, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp nên đôi khi còn thiên về lý thuyết nhiều. Nhà trường cần đưa ra các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng phát triển chương trình đào tạo.

Ngoài các bước nêu trên, Nhà trường đã thực hiện được phần nào có hiệu quả thì bước quan trọng nhất quyết định đến chất lượng phát triển chương trình đào tạo là khảo sát đánh giá nhu cầu, phân tích tình hình bên trong và bên ngoài nhà trường lại là bước được đánh giá là thấp nhất ( X = 1.03). Xuất phát từ thực tế, khi thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, hàng năm trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên vẫn tiến hành xây dựng và điều chỉnh chương trình

đào tạo cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo như vậy thì phải xuất phát từ việc khảo sát nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực mới, nắm bắt tình hình thực tế bên trong và bên ngoài nhà trường… Để làm được điều đó, nhà trường cần thành lập các nhóm chuyên gia, xây dựng bộ công cụ khảo sát, tổ chức khảo sát với người lao động và đơn vị sử dụng lao động… rồi mới xử lý kết quả. Từ đó mới xác định rõ nội dung xây dựng và phát triển chương trình, xác định rõ mục đích, mục tiêu chương trình đào tạo. Đây là bước quan trọng nhất thì nhà trường lại thực hiện ở mức độ thấp nhất, chính vì điều đó dẫn đến thực trạng quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy mới chỉ được thực hiện ở mức độ trung bình.

Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với thầy V.L.H - phó trưởng phòng Đào tạo, và được biết như sau: “Chúng ta biết rằng do sự phát triển của nền kinh tế xã hội gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp. Để đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực ngành Công nghệ chế tạo máy đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi Nhà trường phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, sửa đổi chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số mặt chưa được thực hiện tốt, và còn chậm khi tiến hành. Sở dĩ có tình trạng đó, là do trong quá trình thực hiện, việc trang bị một số máy móc hiện đại, mới ra đời chưa được kịp thời, kinh phí để trang bị máy móc, cơ sở vật chất rất lớn… Chính vì vậy, việc thường xuyên cập nhật thông tin về chương trình đào tạo theo yêu cầu của xã hội, mặc dù Nhà trường vẫn tiến hành thường xuyên hàng năm, nhưng vẫn chưa được tốt…”.

Khi xây dựng chương trình đào tạo phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ, từ khâu khảo sát đến xác định mục đích, mục tiêu, thiết kế khung chương trình, chuyển tải khung chương trình vào thực tiễn và đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như toàn bộ các bước liên quan đến quy trình phát triển chương trình đào tạo. Nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, Nhà trường cần đưa ra các biện pháp phù hợp để khắc phục các tình trạng trên, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2.6.2. Thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

a. Thực trạng về việc khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Để thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình, trường thầy/cô đã làm những gì? Mức độ thực hiện như thế nào?” (Câu hỏi 6 - Phụ lục 1) để hỏi 33 cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí. Xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy ước cách tính điểm như trên. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO


STT

Thực trạng khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

theo tiếp cận CDIO


X


TB

1

Thành lập các nhóm chuyên gia khảo sát

58

1.75

3

2

Xây dựng bộ công cụ khảo sát

69

2.09

1

3

Thảo luận về công cụ khảo sát

61

1.84

2


4

Tiến hành điều tra khảo sát (Đối tượng là cựu sinh viên,

đơn vị sử dụng lao động…)


47


1.42


5

5

Xử lý kết quả khảo sát

53

1.60

4

Tổng


1.74


Bảng kết quả trên cho thấy, thực trạng khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo hướng tiếp cận CDIO được thực hiện ở mức độ tốt ( X = 1.74). Tuy nhiên ở mỗi nội dung khác nhau thì mức độ cũng được thực hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

Xây dựng bộ công cụ khảo sát là nội dung được thực hiện ở mức độ tốt nhất ( X = 2.09). Trước khi tiến hành khảo sát và đánh giá nhu cầu về việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, nhóm chuyên gia tiến hành khảo sát dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát triển

chương trình, dựa vào các văn bản do Nhà trường ban hành để xây dựng các bảng hỏi

dành cho các đơn vị sử dụng lao động, dành cho giảng viên tham gia phát triển chương trình đào tạo cho phù hợp với việc khảo sát. Đồng thời để đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy trong thực tiễn, bộ công cụ khảo sát tại trường được thực hiện qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập hồ sở sổ sách khi đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo. Bên cạnh đó công cụ thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tiễn với việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy còn được thực hiện qua việc trao đổi, trò chuyện trực tiếp với các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực về Công nghệ chế tạo máy cũng như trao đổi trực tiếp với giảng viên.

Thảo luận về công cụ khảo sát là nội dung thứ hai cũng được thực hiện tốt ( X = 1.84). Trên cơ sở xây dựng bộ công cụ khảo sát, Nhà trường sẽ tiến hành thảo luận xem bộ công cụ đó có phù hợp và đem lại hiệu quả không, nếu chưa phù hợp sẽ

tiến hành xây dựng lại bộ công cụ khảo sát mới.

Nội dung tiếp theo được đánh giá thực hiện ở mức độ tốt khi khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO là việc thành lập các nhóm chuyên gia ( X = 1.75).

Nhóm chuyên gia khảo sát nhu cầu thực tiễn về việc phát triển chương trình

đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy bao gồm: Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, phòng Khảo thí, Trưởng khoa Cơ khí, Tổ trưởng tổ bộ môn ngành Công nghệ chế tạo máy. Với đội ngũ chuyên gia khảo sát bao gồm đại diện của các đơn vị trên thì mới chỉ dừng lại trong nhà trường, chưa có sự tham gia của các đơn vị sử dụng lao động. Theo chúng tôi, khi thành lập nhóm chuyên gia khảo sát nên đưa đại diện của các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực ngành Công nghệ chế tạo máy vào để đảm bảo tính khách quan, đánh giá được nhu cầu thực tiễn về việc phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nội dung tiếp theo được đánh giá thực hiện ở mức độ tốt là việc xử lý kết quả khảo sát ( X = 1.60). Sau khi tiến hành khảo sát và đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, Nhà trường xử lý kết quả thu được ở mức độ tốt. Trên cơ sở xử lý kết quả thu được, Nhà trường sẽ có cơ sở để đánh giá và thực hiện phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nếu như tất cả những nội dung trên được thực hiện ở mức độ tốt, thì việc tiến hàng điều tra khảo sát mới chỉ được thực hiện ở mức bình thường ( X = 1.47).

Tiến hành điều tra khảo sát, Nhà trường thực hiện trên các đối tượng là cựu sinh viên, các đơn vị sử dụng lao động ngành Công nghệ chế tạo máy, nhận thức của giảng viên, nhận thức của cán bộ quản lý các phòng, khoa có liên quan đến việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

Như vậy, nhìn chung việc khảo sát và đánh giá nhu cầu về việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy được thực hiện tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước sau trong quy trình phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO đạt hiệu quả.

b. Thực trạng về việc rà soát lại chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Để thực hiện bước rà soát lại chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO trường thầy/ cô tiến hành như thế nào?, Mức độ thực hiện như thế nào?” (Câu hỏi 7 - Phụ lục 1) để hỏi 33 cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí, khoa đại cương. Xử lý kết quả thu được, (chúng tôi quy ước cách tính điểm như mục 2.4.4.1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng về việc rà soát lại chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

STT

Thực trạng về việc rà soát lại chương trình đào

tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

X

TB

1

Mục tiêu chương trình đào tạo

73

2.21

1

2

Chuẩn đầu ra về kiến thức

68

2.06

2

3

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

64

1.93

3

4

Chuẩn đầu ra về thái độ

57

1.72

4

5

Chuẩn đầu ra về Tin học, Ngoại ngữ

49

1.48

7

6

Chương trình các môn học trong khối kiến thức giáo

dục đại cương

39

1.18

9

7

Chương trình các môn học trong khối kiến thức cơ sở

kỹ thuật

45

1.36

8

8

Chương trình các môn học trong khối kiến thức cơ

sở ngành

51

1.54

6

9

Chương trình các môn học trong khối kiến thức

chuyên ngành

53

1.60

5

Tổng


1.67


Bảng kết quả trên cho thấy, việc rà soát chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được thực hiện ở mức độ tốt ( X = 1.67). Tuy nhiên, ở mỗi nội dung khác nhau thì mức độ rà soát cũng được thực hiện khác nhau, cụ thể như sau:

Những nội dung được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá khi rà soát chương trình đào tạo được thực hiện tốt nhất là: rà soát mục tiêu đào tạo ( X = 2.21); Rà soát chuẩn đầu ra về kiến thức ( X = 2.06); Rà soát chuẩn đầu ra về kỹ năng ( X = 1.93); Rà soát chuẩn đầu ra về thái độ ( X = 1.72); và rà soát chương trình các môn học trong khối kiến thức chuyên ngành ( X = 1.60).

Bên cạnh những nội dung được thực hiện rà soát ở mức độ tốt như trên, thì vẫn

còn một số nội dung chỉ được rà soát ở mức trung bình như: rà soát chương trình các môn học trong khối kiến thức cơ sở ngành ( X = 1.54); Rà soát chuẩn đầu ra về tin học, ngoại ngữ ( X = 1.48); Rà soát chương trình các môn học trong khối kiến thức kỹ thuật ( X = 1.36); và khối kiến thức giáo dục đại cương ( X = 1.18).

Như vậy có thể thấy: việc rà soát chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo

máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được thực hiện tốt, nhưng không đồng đều ở mọi mặt. Hầu hết, cán bộ quản lý và giảng viên tham gia phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy chủ yếu chú trọng đến việc rà soát mục tiêu đào tạo ở 3 mặt về kiến thức, kỹ năng, thái độ; cũng như chỉ chú trọng đến việc rà soát kiến thức chuyên ngành. Các khối kiến thức cơ sở ngành, kỹ thuật, đại cương cũng như chuẩn đầu ra về tin học, ngoại ngữ vẫn chưa được thực hiện tốt. Trên thực tế, để phát triển chương trình đào tạo đạt được hiệu quả cần đẩy mạnh rà soát chương trình ở mọi khía cạnh, từ đó xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và phát triển chương trình đào tạo một cách toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo đã đề ra.

c. Thực trạng về việc xác điṇ h mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy/Cô hãy cho biết, thực trạng về việc xá c điṇ h mục đích, mục tiêu chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên như

thế nào?” (Câu hỏi 8 - Phụ lục 1) để hỏi 33 cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu khoa cơ khí. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng về việc xá c điṇ h mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO


STT

Thực trạng về việc xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

theo tiếp cận CDIO



X


TB


1

Xác định hồ sơ năng lực của sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy theo chuẩn đầu ra đảm bảo về kiến thức, kỹ

năng, thái độ


73


2.21


1

2

Định dạng hồ sơ năng lực

64

1.93

3

3

Xác định mô đun môn học, tổ hợp thành các môn học

55

1.66

5

4

Xây dựng ma trận môn học

57

1.72

4


5

Chương trình khung ngành Công nghệ chế tạo máy đảm bảo số tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

chương trình chi tiết


68


2.06


2

6

Xây dựng đề cương môn học

53

1.60

6


7

Thiết kế tài liệu, đề cương bài giảng, giáo trình… ngành

Công nghệ chế tạo máy


45


1.36


7

Tổng


1.79


Nhìn bảng kết quả trên, ta thấy: thực trạng về việc xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO được thực

hiện ở mức độ tốt ( X = 1.79). Song ở những nội dung khác nhau thì việc xác điṇ h trong chương trình được thực hiện ở những mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:

Xác định hồ sơ năng lực của sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy theo chuẩn đầu ra đảm bảo về kiến thức, kỹ năng, thái độ là nội dung được xác định là tốt nhất ( X = 2.21). Từ việc xác định hồ sơ năng lực của sinh viên sẽ góp phần xác định rõ mục tiêu đào tạo cũng như chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022