Các Công Trình Nghiên Cứu Về Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực


xuất, tác giả cho rằng: Lực lượng sản xuất là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể lực và tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động [17, tr.31].

Cuốn sách cũng chỉ ra những đặc điểm và vai trò người lao động trong mối quan hệ với hệ thống sản xuất xã hội. Nhưng tác giả cũng chưa đưa ra quan điểm liên quan trực tiếp đến việc giáo dục và đào tạo người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất. Tác giả luận án sẽ tham khảo và tiếp thu một số nội dung liên quan tới khái niệm nhân tố con người, người lao động, đặc điểm và vai trò của nó đối với hệ thống sản xuất xã hội.

Bộ Nội vụ nước CHDCND Lào, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020. Đề tài được trình bày một cách khái quát về tình hình trong nước, khu vực và thế giới có tác động đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở Lào đến năm 2020, như: Thứ nhất, đề tài đã làm rò về những nhiệm vụ cấp bách, trước mắt và lâu dài trong việc tiến hành chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ở trong nước và nước ngoài; Thứ hai, đề tài đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Lào trong thời gian qua; Thứ ba, đề tài nêu ra những vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài về chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong nhiều năm tới; Thứ tư, đề tài còn đề xuất phương hướng cơ bản, những giải pháp, biện pháp chủ yếu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào đến năm 2020.

Những nội dung của đề tài, tác giả luận án đã nghiên cứu, vận dụng để đưa vào trong luận án như: 1) về chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở Lào trong thời gian tới; 2) về thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Lào trong thời gian qua; 3) về một số giải pháp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở Lào trong thời gian tới.

Tóm lại, tất cả các công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục và đào tạo nghề, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với các góc độ nghiên cứu khác nhau và các công trình đó đều chứa đựng những vấn đề có giá trị tham khảo liên quan đến luận án, đặc biệt là chiến


lược phát triển nguồn nhân lực, phương hướng, biện pháp phát triển nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020. Tất cả nội dung của các công trình đó giúp nghiên cứu sinh có được cách nhìn khái quát hơn về vai trò của giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng trong phát triển nguồn nhân lực.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

Trong thời gian qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức, các nhà khoa học của các nước trên thế giới, trong đó có Lào đề cập dưới cấp độ, hình thức khác nhau liên quan đến vấn đề giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Ở Xingapo, Tuyển tập 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã khẳng định rò những tư tưởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nước, về tầm quan trọng của nhân tài, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài; nhấn mạnh “chế độ Xingapo thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài”, coi việc biết đào tạo và dùng người tài là bí quyết thành công của Xingapo trong phát triển nhân lực trình độ cao, phát triển nhân tài của Xingapo.

Ở Thái Lan, công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước với đề tài Chính sách về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan dưới thời kinh tế sáng tạo (2003), nhóm tác giả đã khảo sát hệ thống giáo dục và đào tạo và những chính sách về giáo dục hiện nay của Thái Lan. Trên cơ sở những phân tích thống kê, những tư liệu về công tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực và kinh tế từ các cơ quan trong nước và nước ngoài để tìm ra những chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng kinh tế sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước Thái Lan. Nhóm nghiên cứu đề tài đã vận dụng phương pháp so sánh vào việc phân tích chính sách của 5 nước đứng đầu kinh tế sáng tạo và một đặc khu hành chính (Phần Lan, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông...). Từ đó, nhóm tác giả chỉ ra những hạn chế, yếu kém của Thái Lan trong vấn đề này và đưa ra những giải pháp trong việc phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan đáp ứng nền kinh tế sáng tạo và

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 4


vận dụng vào việc đề ra chính sách giáo dục, dạy - học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Những ấn phẩm đáng chú ý về chủ đề nguồn nhân lực của tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), với những báo cáo hàng năm về tình hình phát triển con người (Human develop-ment report), cung cấp một cách khá đầy đủ và cập nhật chỉ số phát triển con người của hầu hết các quốc gia trên thế giới, được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đặc biệt, UNDP đã đề ra 5 nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực, đó là: giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm; sự giải phóng con người. Trong đó, giáo dục và đào tạo là bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực. Một số tổ chức quốc tế quan trọng khác, như: WHO - Tổ chức Y tế thế giới, cũng có những nghiên cứu quan tâm tới nguồn nhân lực từ khía cạnh sức khỏe; ILO - Tổ chức Lao động quốc tế, cũng phát hành những ấn phẩm về chủ đề nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo (Human development and training, ILO, Geneva, 2003, 2004)...

Ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, có khá nhiều nhà khoa học với các công trình tiêu biểu như:

Nguyễn Huy Hiệu (2011), Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2011. Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra tính cấp thiết trong việc giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng, từ đó đưa ra những giải pháp về giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam [12].

Đường Vinh Sường (2012), Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản, số 833 (15-18). Bài báo phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, phân


tích một số hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực Việt Nam so với một số nước khác trong khu vực và thế giới; đưa ra những giải pháp chính về giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Bùi Mạnh Nhị (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, Bản tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, số 49, đã trình bày một cách có hệ thống về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong những thập kỷ qua, nhất là từ khi đổi mới đất nước đến nay, nêu lên những thành tựu và hạn chế chính; từ đó, xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất một số vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay [36].

Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài của một số nước trên thế giới, từ đó, rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [48].

Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở biên soạn từ các tham luận tại Hội thảo do Tạp chí Cộng sản và Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật đồng tổ chức [40]. Từ những phân tích thực trạng, những hạn chế và bất cập, phần ba của cuốn sách đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mang tính khả thi cao. Trong đó, bài viết về Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tập trung làm rò về nhu cầu và yêu cầu lực lượng lao động nông thôn có tay nghề cao thông qua công tác đào tạo nghề để góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Từ đó, tác giả của bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm phát triển


nguồn nhân lực lao động nông thôn ngày càng đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng.

Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam. Cuốn sách được tái bản lần 2 (có bổ sung, cập nhật thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu mới) đã làm rò vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong phát triển con người nói chung và nguồn nhân lực đất nước nói riêng; làm rò khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Tác giả cho rằng, khâu đột phá để phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phải đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo [8].

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề (2014), Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm, Nxb Dân trí, Hà Nội [1]. Cuốn sách được chia làm hai phần:

Phần 1: Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Trong phần này, cuốn sách đã trình bày một số khái niệm về nguồn nhân lực; Các quan điểm, định hướng về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH; đưa ra chỉ tiêu phát triển nhân lực; đánh giá về tình hình phát triển nhân lực Việt Nam; đánh giá khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam và xu hướng phát triển nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Phần 2: Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm. Trong phần này, cuốn sách trình bày các nội dung: Nhu cầu phát triển nhân lực Việt Nam chia theo bậc đào tạo; nhu cầu phát triển nhân lực chia theo khu vực kinh tế. Trong phần này, cuốn sách cũng đã nêu được nhu cầu nhân lực của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Nhu cầu nhân lực vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo tốt về phát triển lực lượng lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua.

Ngoài ra, cùng nội dung phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp, tại Hội thảo khoa học với chủ đề: Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung


ương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2016 với gần 20 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ quản lý ở một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở miền Nam. Các báo cáo tập trung vào bốn nhóm vấn đề lớn: Một là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ở Việt Nam; Hai là, thực trạng nhu cầu và yêu cầu nhân lực ở các khu vực công nghiệp, khu chế xuất; Ba là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo công nhân có tay nghề cao; Bốn là, vai trò và trách nhiệm của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trong đó, các bài viết tiêu biểu như: Nguyễn Hồng Minh, Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực khu công nghiệp; Nguyễn Đắc Hưng, Nhân lực Việt Nam trước yêu cầu hội nhập ASEAN; Phạm Văn Sơn, Trần Đình Châu, Đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế - lý luận và thực tiễn; Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và giải pháp; Nguyễn Thành Vinh, Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất - hướng tiếp cận từ văn hóa nghề..., là những bài viết tiêu biểu đánh giá thực trạng nhân lực, nhân lực trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam; thực trạng công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu và nhu cầu xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Trần Văn Phòng (2021), Đại hội XIII về phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, Tạp chí Chủ nghĩa xã hội - Lý luận và thực tiễn, số 3 (13), Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [38, tr.8-12]. Bài viết phân tích chỉ ra 5 nội dung cốt lòi trong quan điểm của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.


Tác giả đã chỉ ra điểm mới quan trọng được thể hiện cụ thể ở 5 nội dung cốt lòi, một trong 5 nội dung đó đã nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục nghề nghiệp với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, như:

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; giảm tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động [38, tr.8].

Tác giả bài viết cũng chỉ ra 4 giải pháp để thực hiện có hiệu quả 5 nội dung cốt lòi. Tác giả cho rằng, thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp chủ yếu này, sẽ tạo ra bước đội phá trong gắn phát triển giáo dục và đào tạo với đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Ở CHDCND Lào, đến nay có rất ít các công trình lớn nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, phần lớn là các công trình dưới hình thức luận văn, bài tham luận, bài viết tạp chí liên quan đến vấn đề giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu, như:

Khamphan SITHTHIDAMPHA (2012), Đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề lao động cho thanh niên ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, số 2/2012. Bài viết đã giới thiệu một cách khái quát về thực trạng công tác giáo dục và đào tạo và nâng cao lao động tay nghề cho thanh niên ở nước CHDCND Lào. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả của bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác giáo dục và đào tạo nghề, nâng cao lao động tay nghề cho thanh niên trong thời giai tới [114].

Bounsathien KINGKEOBOUNNONG (2013), Phát triển nguồn nhân lực gắn liền với việc phát triển tay nghề, Tạp chí Nhà quản lý, số 11 (tháng 11/2013).


Bài viết đã làm rò vai trò của lực lượng lao động trong phát triển kinh tế - xã hội của Lào, phân tích đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nghề tạo ra lực lượng lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; qua đó, đề xuất một số phương hướng nhằm khắc phục và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực gắn liền với việc phát triển tay nghề [89].

Buahong KHAMHA (2015), Phát triển tay nghề cho lao động Lào trong điều kiện hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. Tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra một cách có hệ thống và bao quát về cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển tay nghề lao động nói riêng; làm rò quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển tay nghề lao động, việc làm cho nhân dân trong từng gian đoạn; phân tích kinh nghiệm của một số nước về phát triển tay nghề lao động và rút ra bài học kinh nghiệm cho Lào; đánh giá thực trạng và đưa ra phương hướng, một số giải pháp nhằm phát triển tay nghề cho lao động Lào trong điều kiện hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN một cách có hiệu quả. Những nội dung khái niệm về tay nghề, tay nghề lao động, phát triển tay nghề lao động của tác giả là tài liệu tham khảo để nghiên cứu sinh đưa ra quan điểm giáo dục và đào tạo nghề trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình [88].

Phouvieng PHOUMILAY (2016), Phát triển tay nghề lao động ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài: Phát triển tay nghề lao động ở CHDCND Lào hiện nay. Tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tay nghề lao động ở CHDCND Lào, phân tích xu thế và yêu cầu về nguồn lực lao động có tay nghề cao; kiến nghị một số phương hướng, giải pháp và biện pháp phát triển tay nghề lao động trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, có thể cạnh tranh và hợp tác trong khu vực.

Qua tổng quan một số công trình tiêu biểu cho thấy, những quan niệm, khái niệm, đặc điểm, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng, vai trò của nguồn nhân lực, cũng như các vấn đề về sử dụng, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực..., đã được các công trình nêu trên đề

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí