Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giảng Viên Về Muc Tiêu Của Việc Phát Triển

chế tạo máy theo theo tiếp cận CDIO. Từ việc có nhận thức đúng đắn sẽ góp phần định hướng đúng trong công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp được thực hiện có hiệu quả.

2.3.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về muc tiêu của việc phát triển

chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Thầy/Cô hãy cho biết phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên nhằm mục tiêu gì?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục

1) với 14 cán bộ quản lý và 45 giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí tham gia phát triển

chương trình đào tao

ngành Công nghệ chế tao

máy, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Nhân

thứ c củ a cá n bô ̣quản lý, giảng viên về muc

tiêu phát triển

chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO



STT

Nhận thức củ a cá n bộ quản lý, giảng viên về muc̣ tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Cá n bô ̣

quản lý

Giảng viên

SL

%

SL

%

1

Thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế

tạo máy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo

14

100,0

45

100,0


2

Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu ngành học, nội dung môn học, điều kiện cơ

sở vật chất của trường, đôị ngũ giảng viên


10


71,4


36


80,0


3

Thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn, đào

tạo ra người lao đôṇ g đáp ứng yêu cầu của xã hôị


5


35,7


21


46,7

4

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

đảm bảo tính liên tục, tính hệ thống, tính khoa học

6

42,9

33

73,3

5

Giảm một số học phần không phù hợp, tích hợp các

học phần, mềm hóa chương trình đào tạo

7

50,0

28

62,2


6

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ

chế tạo máy hàng năm phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội


9


64,3


39


86,7


7

Tăng cường thực hành, thực tập nghề và đưa sinh viên đi thực tế; mời nhà tuyển dụng tham gia xây dựng chương trình đào tạo và tham gia vào quá

trình đào tạo.


3


21,4


25


55,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 7

Nhìn bảng kết quả trên ta thấy: Nhân

thứ c của cán bô ̣ quản lý, giảng viên về

muc tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận


CDIO là khác nhau. Cụ thể như sau:


100% cán bộ quản lý và giảng viên cho rằng, phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một trong những định hướng tốt nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo.

Nội dung thứ hai được cán bộ quản lý đánh giá cao, là việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu ngành học, nội dung môn học, điều

kiện cơ sở vật chất của trường, đôi

ngũ giảng viên (71.4%). Tuy nhiên vấn đề này lại

là nội dung thứ ba giảng viên xác định mục tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy (80%).

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy hàng năm phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội là mục tiêu thứ ba cán bộ quản lý đánh giá cao. Có 64.3% cán bộ quản lý xác định rõ phát triển chương trình đào tạo nhằm mục tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Đây cũng là mục tiêu được 86.7% giảng viên xác định rõ khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo.

Tiếp theo, có 50.0% cán bộ quản lý xác định rõ, là mục tiêu giảm một số học phần không phù hợp, tích hợp các học phần, mềm hóa chương trình đào tạo khi phát triển chương trình đào tạo. Vấn đề này có 62.2% giảng viên cũng xác định rõ khi xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Nếu như có 42.9% cán bộ quản lý cho rằng: phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên nhằm mục tiêu đảm bảo tính liên tục, tính hệ thống, tính khoa học; thì ở vấn đề này, về phía giảng viên lại có đến 73,3% xác định đây là mục tiêu khá quan trọng trong công tác phát triển chương trình đào tạo.

Thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đảm bảo gắn lý


luận với thực tiễn, đào tạo ra người lao động đáp ứng yêu cầu của xã hôi

là mục tiêu

kế tiếp được cán bộ quản lý xác nhận khi phát triển chương trình đào tạo; về phía giảng viên xác định mục tiêu này cũng có 46.7%.

Cuối cùng là 21.4% cán bộ quản lý và 55.6% giảng viên cho rằng: phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO nhằm tăng cường thực hành, thực tập nghề và đưa sinh viên đi thực tế; mời nhà tuyển dụng tham gia xây dựng chương trình đào tạo và tham gia vào quá trình đào tạo.

Như vậy có thể thấy: đa số cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức đúng đắn về việc xác định mục tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Nhận thức đúng sẽ góp phần đảm bảo tính liên tục trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo gắn liền với yêu cầu của xã hội, đảm bảo lý luận gắn liền với thực tiễn, có sự kết hợp giữa nhà trường và các cơ sở doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và liên tục.

2.4. Thực trạng nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi Theo thầy/cô, nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được thực hiện như thế nào?” khảo sát 45 giảng viên cơ hữu

khoa Cơ khí tham gia phát triển chương trình đào tao

ngành Công nghê ̣chế tao

máy và

14 cán bộ quản lý (Câu hỏi 3 - Phụ lục 1). Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy



Stt

Nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

Cán bộ quản lý

Giảng viên

Thực hiện

Không thực hiện

Thực hiện

Không thực hiện

Tốt

Bình

thường

Chưa

tốt

Tốt

Bình

thường

Chưa

tốt

1

Xây dựng chương

trình hoàn toàn mới

0

0

0

14

100%

0

0

0

45

100%


2

Rà soát, điều chỉnh,

bổ sung các môn học vào chương trình

8

57.1%

5

35.7%

1

7.1%


0

32

71.1%

10

22.2%

3

6.7%


0


3

Rà soát, điều chỉnh bổ sung nội dung kiến thức các môn học

trong chương trình


6

42.9%


8

57.1%


0


0


22

48.9%


23

51.1%


0


0


4

Thay đổi nội dung

lôgic các môn học trong chương trình

12

85.7%

2

14.3%


0


0


82.2%

8

17.8%


0


0


5

Điều chỉnh thời

lượng của các môn học kiến thức

3

21.4%

8

57.1%

3

21.4%


0


35.6%

21

46.7%

8

17.8%


0


6

Điều chỉnh hình

thức thực hiện các môn học

1

7.1%

10

71.4%

4

28.6%


0


24.4%

25

55.6%

9

20.0%


0


7

Điều chính cách

thức, kiểm tra, đánh giá các môn học

9

64.3%

5

35.7%


0


0

29

64.4%

16

35.6%


0


0

Bảng kết quả trên cho thấy: nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được thực hiện không đồng đều ở các nội dung khác nhau. Cụ thể như sau:

Trong tất cả các nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ máy, thì hầu hết đều được thực hiện, chỉ có 1 nội dung có 100% cán bộ quản lý và

giảng viên cho rằng việc xây dựng chương trình hoàn toàn mới ngành Công nghệ chế tạo máy chưa được thực hiện.

Trên thực tế, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy dựa trên nền tảng của chương trình cũ. Trường đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung chương trình cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội… chứ không tiến hành xây dựng mới hoàn toàn một chương trình.

Nội dung được đánh giá thực hiện tốt nhất là việc thay đổi lôgic các môn học trong chương trình. Có 85.7% cán bộ quản lý cho rằng nội dung này thực hiện tốt, 14.3% cho rằng thực hiện ở mức độ bình thường; và 82.2% giảng viên cho rằng nội dung này được thực hiện tốt, 17.8% cho rằng thực hiện ở mức độ bình thường. Không có giảng viên và cán bộ quản lý nào đánh giá thực hiện chưa tốt hay chưa thực hiện.

Nội dung tiếp theo được đánh giá thực hiện tốt là việc điều chính cách thức, kiểm tra, đánh giá các môn học (64.3% cán bộ quản lý đánh giá nội dung này thực hiện tốt, 35.7% bình thường; và 64.4% giảng viên đánh giá thực hiện tốt, 35.6% thực hiện ở mức độ bình thường).

Bên cạnh việc thay đổi nội dung logic môn học, cũng như hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp trong chương trình, thì việc thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung nội dung kiến thức các môn học trong chương trình cũng được đánh giá thực hiện tương đối tốt (42.9% cán bộ quản lý đánh giá thực hiện tốt, 57.1% đánh giá ở mức độ bình thường; và 48.9% giảng viên đánh giá thực hiện tốt, 51.1% đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường).

Như vậy có thể thấy, nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa hoàn toàn được thực hiện tốt. Vẫn còn có một số nội dung thực hiện chưa tốt như:

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các môn học vào chương trình. Ở nội dung này có, 57.1% cán bộ quản lý đánh giá thực hiện tốt nội dung này, 35.7% đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường, và vẫn còn 7.1% cho rằng thực hiện chưa tốt. Về phía giảng viên thì 71.1% đánh giá thực hiện tốt, 22.2% đánh giá thực hiện bình thường và 6.7% thực hiện chưa tốt.

Sở dĩ có tình trạng như vậy, vì việc tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các môn học vào chương trình chưa đồng đều. Nhà trường chỉ chú trọng đến việc điều chỉnh, bổ sung các môn học chuyên ngành, ác môn kỹ năng mềm vẫn chưa được chú trọng nhiều và đưa vào chương trình.

- Điều chỉnh thời lượng của các môn học kiến thức là nội dung tiếp theo được 21.4% cán bộ quản lý đánh giá thực hiện tốt, 57.1% thực hiện ở mức độ bình thường, và 21.4% đánh giá thực hiện chưa tốt. Về phía giảng viên, thì 35.6% đánh giá thực hiện tốt, 46.7% thực hiện bình thường, và 17.8% thực hiện không tốt.

Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy vẫn chưa có sự cân đối giữa thời lượng kiến thức lý thuyết và thực hành. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên ở nội dung này vẫn còn chưa được thực hiện tốt… Nhà trường cần có những biện pháp đề xuất khắc phục nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo.

- Điều chỉnh hình thức thực hiện các môn học là nội dung cuối cùng được 7.1% cán bộ quản lý đánh giá thực hiện tốt, 71.4% thực hiện bình thường, và 28.6% thực hiện chưa tốt. Ở nội dung này, 24.4% giảng viên đánh giá thực hiện tốt, 55.6% đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường và 20% đánh giá thực hiện chưa tốt. Đây là nội dung mà số lượng cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá chưa được thực hiện tốt là nhiều nhất. Điều đó chính tỏ, khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo, đa số cán bộ quản lý và giảng viên chỉ chú trọng đến việc điều chỉnh logic, bổ sung nội dung, thời lượng các môn học trong chương trình, còn về hình thức thực hiện thì đa số vẫn còn giữ hình thức cũ, chưa có sự thay đổi cho phù hợp. Điều đó cũng sẽ dẫn đến tình trạng thực hiện phát triển chương trình chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả những nội dung liên quan đến chương trình.

2.5. Thực trạng về các lực lượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy/Cô hãy cho biết, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên có các lực lượng nào tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO?” (Câu hỏi 4 - Phụ lục 1) để hỏi 33 cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng về các lực lượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO


Stt

Lực lượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Tham gia (%)

Không tham gia (%)

Thường xuyên

Chưa

thường xuyên

1

Phòng Đào tạo

100

0

0

2

Phòng khảo thí

93,9

6.1

0

3

Giảng viên giảng dạy

78,8

21,2

0

4

Khoa chuyên môn

87,9

12,1

0

5

Phòng thực hành, thực tập, thí nghiệm…

57,6

42,4

0

6

Các đơn vị sử dụng lao động

0

9,1

90,9

7

Các chuyên gia

0

18,2

81,8

Bảng kết quả trên cho thấy, các lực lượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy chưa đồng đều. Trong đó 100% có sự tham gia thường xuyên của phòng đào tạo; 93,9% phòng khảo thí thường xuyên tham gia, 6,1% chưa thường xuyên tham gia xây dựng chương trình. Bên cạnh đó sự tham gia thường xuyên của khoa chuyên môn cũng khá cao (87,9% tham gia thường xuyên, 12,1% chưa tham gia thường xuyên).

Đối với giảng viên tham gia giảng dạy ngành Công nghệ chế tạo máy có 78,8% thường xuyên tham gia, còn 21,2% chưa thường xuyên tham gia.

Phòng thực hành, thực tập, thí nghiệm… trong trường có 57,6% thường xuyên tham gia; còn 42,4% chưa thường xuyên tham gia.

Như vậy có thể thấy, các lực lượng trong tròng tham gia xây dựng chương trình đào tạo khá thường xuyên. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự

tham gia của các doanh nghiệp sử dụng lao động về lĩnh vực cơ khí, song về vấn đề này, Nhà trường vẫn chưa thực hiện tốt khi mời các doanh nghiệp cũng như các ky sư cơ khí và chuyên gia tham gia xây dựng chương trình. Chỉ có 18,2% các chuyên

gia tham gia đóng góp ý kiến khi xây dưng chương trình đào taọ , 81,8% ý kiến cho

rằng các chuyên gia không tham gia. Bên caṇ h đó, có 9,1% tham gia xây dựng chương trình đào tạo (Tham gia không thường xuyên), và còn 90,9% cho rằng chưa mời các đơn vị này tham gia xây dựng chương trình.

Để đảm bảo chất lượng xây dựng và phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp sử dụng lao động về lĩnh vực này, vì vậy Nhà trường cần đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện đúng mục tiêu phát triển chương trình đào tạo đã đề ra.

2.6. Thực trạng quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

2.6.1. Thực trạng thực hiện các bước trong quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Thầy/cô hãy cho biết, quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên có thực hiện theo các bước sau không? Nếu có thầy/cô hãy đánh giá kết quả thực hiện” (Câu hỏi 5 - Phụ lục 1) với 33 cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí.

Xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy ước cách tính điểm như sau:

- Thang điểm:


+ Chưa tốt: 0 điểm

+ Tốt: 2 điểm

+ Bình thường: 1 điểm

+ Rất tốt: 3 điểm

- Quy ước:


+ 0 - 0,59 điểm: Chưa tốt

+ 1,60 - 2,59 điểm: Tốt

+ 0,60 - 1,59 điểm: Bình thường

+ 2,60 - 3,0 điểm: Rất tốt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022