Đối Với Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

Bảng khảo sát trên cho thấy: 100% cán bộ quản lý và giảng viên đều cho rằng các biện pháp trên là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Tuy nhiên khi đánh giá về mức độ khả thi thì ở mỗi biện pháp lại được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá ở mức độ khác nhau. Cụ thể:

- Biện pháp cho rằng rất có tính khả thi khi thực hiện là biện pháp “Nâng cao nhận thức về sự phát triển chương trình đào tạo nói chung và ngành Công nghệ chế tạo máy nói riêng tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên”.

Nâng cao nhận thức về sự phát triển chương trình đào tạo nói chung và ngành Công nghệ chế tạo máy sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Cán bộ quản lý, giảng viên có nhận thức đúng đắn thì việc xây dựng và quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình sẽ được thực hiện tốt ngay từ khi xây dựng kế hoạch quản lý, xác định nội dung các công việc cần thực hiện. Từ đó có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nội dung, chương trình còn góp phần nâng cao chất lượng quản lý về các mặt khác.

Bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy sau khi xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình thì việc thực hiện tốt tổ chức thực hiện chương trình đào tạo giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho cán bộ quản lý, giảng viên thấy rõ được hiệu quả của công tác thực hiện quản lý, giảng dạy của chương trình. Vì vậy, biện pháp “Tăng cường việc quản lý tổ chức thực hiện chương trình” được thực hiện góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo của ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Biện pháp tiếp theo được đánh giá có tính khả thi cao là “Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện phát triển Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy”. Ở biện pháp này có 86,7% cán bộ quản lý và giảng viên cho rằng rất khả thi; 13,3% khả thi và 0% không khả thi.

Hiện nay, việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã được thực hiện nhưng chưa được thực hiện toàn diện và đi sâu về mọi mặt nên nhiều khi kết quả đánh giá chưa thực sự đạt được chất lượng cao cao. Để

phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy, nhà trường cần đẩy mạnh việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá phát triển chương trình đào rạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở mọi phương diện, từ kế hoạch đến quy trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, chúng tôi đã đưa ra những cách thức, phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá về mọi mặt liên quan đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo, và được đánh giá là có tính khả thi cao. Đó là điều kiện để phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

- Tiếp theo là biện pháp “Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy” được 73,3% cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá rất khả thi; 26,7% khả thi; 0% không khả thi. Việc tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sử dụng lao động chính là huy động nguồn lực với các doanh nghiệp cho việc phát triển chương trình đào tạo. Nguồn lực chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy có hiệu quả.

“Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phát triển chương trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên” cũng là biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao. Có 60% cán bộ quản lý đánh giá rất khả thi; 40% khả thi khi thực hiện.

Một thực tế hiện nay dễ nhận thấy, muốn phát triển chương trình đào tạo thì cần phải có các biện pháp đào tạo, bổi dưỡng nâng cao trình độ, phát triển năng lực cho cán bộ quản lý và giảng viên. Bởi đây là nguồn lực chính quyết định đến chất lượng phát triển chương trình đào tạo. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý phải hướng đến việc đào tạo nguồn lực có kiến thức cơ bản, tiên tiến nhất phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng biến đổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- “Tăng cường đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy” là biện pháp cuối cùng được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá cao về tính khả thi. Có 53,3% ý kiến cho rằng thực hiện biện pháp này sẽ rất khả thi và 46,7% cho rằng khả thi.

Để xây dựng và phát triển được chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đáp ứng yêu cầu của xã hội, đòi hỏi khi xây dựng và phát triển chương trình phải

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 13

phù hợp với thực tế nhà trường và điều kiện sản xuất của địa phương. Sự phát triển của khoa học công nghệ không ngừng biến đổi, nên phát triển chương trình cũng phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội, khi phát triển chương trình đào tạo, Nhà trường phải có sự đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất thiết bị giảng dạy hiện đại cho sự phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

Như vậy: chúng ta thấy rằng, mặc dù mỗi biện pháp được đánh giá khác nhau về mức độ cần thiết và hiệu quả khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Song hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đánh giá rất cao về tính cần thiết và tính khả thi, không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết, không khả thi. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đi đúng hướng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu của quá trình giáo dục và đào tạo, thực hiện mục đích quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đã đề ra.

Các biện pháp đề xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm 5 biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ khí về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên Khoa Cơ khí.

- Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

- Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện phát triển Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Tăng cường đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất và nhận thấy tuy mỗi biện pháp được đánh giá khác nhau về tính cấp thiết và tính khả thi, song các biện pháp trên đều được đánh giá rất cao trong công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

1. Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy trình độ đại học đạt chuẩn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của các trường đại học khối kĩ thuật, góp phần quyết định việc thực hiện thành công sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ,bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu của đất nước trong thời kì hội nhập; với vai trò nòng cốt và đầu tàu về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của nước nhà. Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy sẽ đóng góp không nhỏ vào công cuộc nâng cao chất lượng đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy, đặc biệt nâng cao trình độ cho kĩ sư cơ khí Việt Nam, sẵn sàng làm việc đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

2. Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên rất được cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trường quan tâm đến. Tuy nhiên, để phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, hiện nay nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn được biểu hiện trên mọi mặt về phương tiện, cơ sở vật chất, công tác xây dựng, phát triển chương trình cũng như thiết lập các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo.

3. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã chú ý quan tâm đến công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Song khi thực hiện công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên còn hạn chế như: chưa chưa kịp thời trang bị các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại; chưa có sự khảo sát thường xuyên về tay nghề chuyên môn của sinh viên khi ra trường, cũng như khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của các công ty, xí nghiệp khi xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; các học phần về kỹ năng mềm chưa thực sự được chú trọng và đưa vào chương trình; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cũng chưa có sự tham gia của doanh nghiệp thường xuyên... điều đó cũng phần nào hạn chế sự phát triển

chương trình đào tạo dẫn đến tình trạng chưa thực sự đáp ứng mong mỏi về năng lực thực hành của các doanh nghiệp về kỹ sư công nghệ chế tạo máy.

4. Muốn quản lý hoạt động ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, đòi hỏi các nhà quản lý cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ khí về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.

- Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên Khoa Cơ khí.

- Biện pháp 3: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

- Biện pháp 4: Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện phát triển Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

5. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy:

- Cần có kế hoạch chiến lược và tầm nhìn cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

- Liên kết với các đơn vị sử dụng lao động ngành Công nghệ chế tạo máy cũng tham gia xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Ưu tiên đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính, con người thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

- Nhà trường cần xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Có chính sách ưu đãi và cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt ưu tiên kinh phí, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thực hành, xưởng thực tập cho công tác phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Tăng cường quản lý tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, liên kết với các doanh nghiệp tại địa phương trong công tác xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, tiến hành đào tạo song song giữa lý thuyết và thực hành, chú trọng đến bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo, chuyên đề về việc nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giảng viên khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo.

2.2. Đối với cán bộ quản lý

- Cần đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với hoạt động phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy. Áp dụng các biện pháp đồng bộ trong đó có các biện pháp mà luận văn đã đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của hoạt động phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy trong trường.

- Tăng cường phối hợp với khoa Sư phạm kỹ thuật, đặc biệt là các bộ môn Thiết kế cơ khí, Chế tạo máy, Công nghệ vật liệu để xây dựng, phát triển, hoàn thiện, và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy có hiệu quả.

- Bổ sung cán bộ quản lý chuyên môn, đặc biệt là ở các xưởng thực hành, thực tập để đảm bảo tốt việc quản lý và giám sát hoạt động phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Xây dựng kế hoạch chiến lược và tầm nhìn cho hoạt động phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy hàng năm có kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2.3. Đối với giảng viên

- Giảng viên có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của phát triển chương trình ngành ngành Công nghệ chế tạo máy đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Luôn có ý thức học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực chuyên môn cho bản thân. Đặc biệt là thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức mới trong quá trình giảng dạy, đổi mới không ngừng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.

2.4. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động tại địa phương

- Kết hợp, hỗ trợ nhà trường trong việc thực hiện xây dựng, phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức cho sinh viên tham quan nhận thức, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, các chuyên đề liên quan đến nghề nghiệp.

- Tích cực tham mưu và tham gia giảng dạy một số học phần với trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên về việc phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí