PHỤ LỤC 4
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Công nghệ chế tạo máyMã ngành: 52510202
Ban hành kèm theo Quyết định số ………/QĐ - ĐHKTCN ngày tháng năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp về việc ban hành chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy nhằm đào tạo các Kỹ sư công nghệ chế tạo máy có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn cao, có khả năng ứng dụng và triển khai sản xuất cao. Sinh viên được cung cấp các kiến thức về các quá trình gia công, vật liệu, các chi tiết máy tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất, phân tích giá thành và quản lý chất lượng sản phẩm trong gia công cơ khí.
Khác với chương trình đào tạo Kỹ sư kỹ thuật cơ khí có mục tiêu đào tạo các cán bộ kỹ thuật vững về lý thuyết nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu về thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ khí; chương trình Công nghệ chế tạo máy đào tạo các kỹ sư công nghệ có khả năng tốt về ứng dụng và triển khai trong thực tiễn sản xuất cơ khí.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo được cấp bằng Kỹ sư công nghệ, theo Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức:
Sinh viên tốt nghiệp được cung cấp các khối kiến thức như dưới đây:
a. Các kiến thức về toán và các môn khoa học tự nhiên, kiến thức về khoa học kỹ thuật kết hợp với các kỹ năng ứng dụng kỹ thuật để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong công nghiệp chế tạo cơ khí. Kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật cần thiết để cập nhật và đáp ứng những thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo cơ khí cũng được rèn luyện trong nội dung chương trình.
b. Các kiến thức, các kinh nghiệm được đúc kết trong chế tạo cơ khí; các kiến thức kỹ thuật cần thiết như cơ học ứng dụng, máy tính trợ giúp thiết kế, các quá trình gia công cơ khí, vật liệu, dụng cụ cắt, điều hành sản xuất và tự động hóa quá trình sản xuất.
c. Các kiến thức về giao tiếp và thuyết trình, báo cáo kỹ thuật, mô phỏng, minh họa kỹ thuật trong các hoạt động tương tác cá nhân, hoạt động nhóm chuyên ngành, nhóm đa ngành.
d. Các kiến thức về trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng các kiến thức chuyên nghiệp và trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: cam kết chất lượng, hiệu quả tối đa và kịp thời trong công việc; tôn trọng sự đa dạng và nhận thức về các vấn đề quốc tế; cam kết tiếp tục phát triển các kỹ năng và ý thức chuyên nghiệp về kỹ thuật hiện đại trong suốt sự nghiệp của mình;
2. Kỹ năng:
Kỹ sư công nghệ chế tạo máy được rèn luyện các kỹ năng dưới đây:
a. Có khả năng lựa chọn và ứng dụng kiến thức, kỹ thuật, các công cụ hiện đại vào các hoạt động liên quan đến thiết bị, công nghệ chế tạo cơ khí và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan;
b. Có khả năng lựa chọn và ứng dụng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề về công nghệ chế tạo cơ khí thuộc dạng ứng dụng và triển khai các nguyên tắc, chức năng, phương pháp luận;
c. Có khả năng thiết lập và triển khai các công việc đo đạc, kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn; thiết lập và triển khai, phân tích, sử lý và ứng dụng các nghiên cứu thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của các quá trình gia công, tổ chức sản xuất cũng như của chính các sản phẩm cơ khí;
d. Có khả năng thiết kế các hệ thống, bộ phận, chi tiết cơ khí cũng như các quá trình gia công chế tạo chúng;
e. Có khả năng đảm nhận vai trò thành viên và lãnh đạo các nhóm công tác kỹ thuật một cách hiệu quả;
f. Có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề về công nghệ;
Có khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp trong cả môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có kỹ năng nhận biết, lựa chọn và khai thác các tài liệu tham khảo kỹ thuật.
3. Thái độ:
a. Hiểu biết và có trách nhiệm chấp hành đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân và người lao động;
b. Có hiểu biết vững vàng và có trách nhiệm tự bồi dưỡng kiến thức trong môi trường chuyên nghiệp;
c. Có hiểu biết và cam kết chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
d. Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị; Dám nghĩ, dám làm cái mới và biết đương đầu với khó khăn, gian khổ và rủi ro;
e. Có hiểu biết về tác động của các giải pháp kỹ thuật; khả năng nhận thức cao về ảnh hưởng của các phương pháp gia công cơ khí đến môi trường, xã hội và các vấn đề toàn cầu;
f. Có trách nhiệm trước các vấn đề về chất lượng, đáp ứng tiến độ và trách nhiệm với sự nghiệp phát triển chung.
4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư công nghệ chế tạo máy có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ sau:
- Các công việc quản lý, chỉ đạo sản xuất, gia công cơ khí, quản lý chất lượng, tư vấn, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các nhà máy cơ khí, các công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật;
- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt thiết bị máy móc, quản lý dự án;
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến cơ khí;
- Giảng dạy các học phần thuộc các ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc dạng ứng dụng, triển khai, thực nghiệm về cơ khí, thiết bị, máy móc ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học cao học và tiến sỹ;
- Thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp tư nhân.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp SV có trình độ ngoại ngữ và tin học như sau:
Trình độ ngoại ngữ: Có khả năng tìm kiếm và đọc hiểu được tài liệu, thông tin bằng tiếng Anh; sinh viên tốt nghiệp phấn đấu đạt chuẩn Tiếng Anh 410 TOEFL-ITP (Áp dụng cho các sinh viên tốt nghiệp năm 2016) và 420 TOEFL-ITP với sinh viên tốt nghiệp 2018.
Trình độ tin học: Thành thạo trong khai thác các phần mềm thông dụng, giải quyết các bài toán kỹ thuật và phục vụ công việc sau này.
Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy có thể tiếp tục học tập lên các trình độ cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, PGS…. Nhằm nâng cao khả năng bản thân và cống hiến cho xã hội.
III. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
3.1. Thời gian đào tạo và khối kiến thức
04 (bốn) năm | |
Khối kiến thức: | 123 Tín chỉ (TC) |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Với Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên
- Phạm Hồng Quang (2007), Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục - Một Số Vấn Đề Lí Luận Và Thực Tiễn.
- Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 15
- Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
3.2. Cấu trúc các khối kiến thức của chương trình giáo dục
46 tín chỉ, chiếm 37 % | |
3.2.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 77 tín chỉ, chiếm 63 % |
Trong đó:
46 tín chỉ, chiếm 37 % | |
+ Khối kiến thức cơ sở ngành | 13 tín chỉ, chiếm 10,5 % |
+ Khối kiến thức chuyên ngành | 18 tín chỉ, chiếm 15,5% |
IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ CTM
Mã số HP | Tên học phần | Số TC | Khoa, Trung tâm | TN, TH | Ghi chú | |
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | ||||||
1. Khối kiến thức bắt buộc | ||||||
BAS114 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1 | 2 | Bộ môn Lý luận chính trị | |||
2 | BAS113 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2 | 3 | |||
3 | BAS110 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | |||
4 | BAS101 | Đường lối cách mạng của ĐCSVN | 3 | |||
5 | BAS108 | Đại số tuyến tính | 3 | Khoa Khoa học cơ bản | ||
6 | BAS109 | Giải tích 1 | 4 | |||
7 | BAS206 | Giải tích 2 | 3 | |||
8 | BAS111 | Vật lý 1 | 3 | TN | ||
9 | BAS104 | Hóa đại cương | 3 | TN | ||
10 | PED107 | Văn hóa Việt | 2 | Khoa SPKT | ||
11 | PED106 | Tin học kỹ thuật | 3 | TH | ||
12 | PED202 | Giao tiếp kỹ thuật | 3 | |||
13 | Tiếng Anh | 10 | Khoa Quốc tế | |||
14 | BAS102 | Giáo dục thể chất 1 | Khoa Khoa học cơ bản | |||
15 | BAS103 | Giáo dục thể chất 2 | ||||
16 | BAS206 | Giáo dục thể chất 3 | ||||
17 | Giáo dục quốc phòng | TTGD QP | 5 tuần | |||
18 | FIM207 | Pháp luật đại cương | 2 | Khoa KTCN | ||
Tổng | 46 |
Mã số HP | Tên học phần | Số TC | Khoa, Trung tâm | TN, TH | Ghi chú | |
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | ||||||
1. Khối kiến thức cơ sở | ||||||
1.1. Khối kiến thức cơ sở kỹ thuật | ||||||
19 | PED108 | Vẽ kỹ thuật và CAD | 3 | Khoa SPKT | ||
20 | ELE205 | Kỹ thuật điện đại cương | 4 | Khoa điện | ||
21 | MEC202 | Các quá trình gia công | 3 | Khoa Cơ khí | ||
22 | MEC204 | Cơ kỹ thuật 1 | 3 | |||
23 | MEC205 | Cơ kỹ thuật 2 | 2 | |||
24 | MEC304 | Vật liệu kỹ thuật | 3 | TN | ||
25 | MEC203 | Cơ học vật liệu | 3 | TN | ||
26 | MEC421 | Thiết kế sản phẩm với CAD | 3 | TH | ||
27 | MEC316 | Chi tiết máy | 4 | |||
28 | MEC318 | Dung sai đo lường | 3 | |||
29 | MEC317 | Đồ án chi tiết máy | 1 | |||
30 | PED413 | Điều kiển thủy lực, khí nén | 3 | Khoa SPKT | TN | |
31 | WSH310 | Thực tập công nghệ 1 | 3 | TT Thực nghiệm | ||
32 | WSH311 | Thực tập công nhân 1 | 5 | |||
33 | Tự chọn cơ sở (chọn 1 trong 3 môn) | 3 | Khoa Cơ khí | |||
33-1 | MEC303 | Nguyên lý máy | 3 | |||
33-2 | MEC441 | Công nghệ Chế tạo tạo máy 1 | 3 | |||
Tổng | 46 |
Mã số HP | Tên học phần | Số TC | Khoa, Trung tâm | TN, TH | Ghi chú | |
2. Khối kiến thức ngành Công nghệ chế tạo máy | ||||||
2.1. Khối kiến thức chung của ngành (bắt buộc phải có) | ||||||
34 | PED303 | Công nghệ gia công cắt gọt | 3 | Khoa SPKT | TH | |
35 | PED414 | Điều khiển số máy công cụ | 3 | TH | ||
36 | PED203 | Công nghệ gia công không phoi | 3 | TH | ||
37 | PED415 | Đồ án công nghệ cắt gọt | 1 | |||
38 | Tự chọn kỹ thuật (chọn 1 trong 3 môn) | 3 | Khoa Cơ khí | |||
38-1 | MEC529 | Giớ i thiêụ vâṭ liêụ composite | 3 | |||
38-2 | MEC531 | Ma sá t, mòn và bôi trơn | 3 | |||
38-3 | MEC319 | Máy và dụng cụ | 4 | |||
Tổng | 13 | |||||
2.2. Khối kiến thức chuyên sâu của ngành | ||||||
39 | PED420 | TTTN ngành công nghệ CTM | 5 | Khoa SPKT | ||
40 | PED421 | ĐATN ngành công nghệ CTM | 7 | |||
41 | Tự chọn gia công chuyên sâu (chọn 1 trong 4 môn) | 3 | ||||
41-1 | PED416 | Công nghệ hàn | 3 | TH | ||
41-2 | PED417 | Gia công vật liệu phi kim | 3 | TH | ||
41-3 | PED418 | Cơ điện tử ứng dụng | 3 | TH | ||
41-4 | PED419 | Công nghệ gia công tiên tiến | 3 | TH | ||
42 | Tự chọn tổ chức sản xuất (chọn 1 trong 4 môn) | 3 | Khoa KTCN | |||
42-1 | FIM501 | Quản trị doanh nghiệp công nghiệp | 3 | |||
42-2 | FIM324 | Hệ thống quản lý sản xuất | 3 |
Mã số HP | Tên học phần | Số TC | Khoa, Trung tâm | TN, TH | Ghi chú | |
42-3 | FIM364 | Quản lý chất lượng sản phẩm | 3 | |||
42-4 | FIM317 | Kinh tế kỹ thuật | 3 | |||
Tổng | 18 | |||||
Cộng I + II | 123 |
TT | Mã số HP | Tên học phần | Số TC | TH, TN | Ghi chú |
1 | Tiếng Anh | 10 | |||
Tổng | 10 |
V. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY HỌC KỲ 1
HỌC KỲ 2
Mã số HP | Tên học phần | Số TC | TH, TN | Ghi chú | |
1 | PED108 | Vẽ Kỹ thuật và CAD | 3 | ||
2 | BAS108 | Đại số tuyến tính | 3 | ||
3 | FIM207 | Pháp luật đại cương | 2 | ||
4 | BAS114 | NNLCB của CN Mác-Lênin I | 2 | ||
5 | PED106 | Tin học kỹ thuật | 3 | TH | |
6 | BAS111 | Vật lý 1 | 3 | TN | |
7 | BAS102 | Giáo dục thể chất 1 | 0 | ||
8 | PED107 | Văn hóa Việt | 2 | ||
Tổng | 18 |
Ghi chú: Học phần “Văn hóa Việt” 2 TC sẽ được giảng dạy cho các SV nhập học từ K50 (năm học 2014-2015)