Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Cho Việc Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy Theo Tiếp Cận Cdio

Bảng kết quả trên cho thấy, đánh giá của sinh viên về các môn hoc

thuôc

các

khối kiến thức đai

cương, khối kiến thứ c kỹ thuât, cơ sở ngành và chuyên ngành là

không đồng đều. Cu ̣thể:


- Đối với các môn đaị cương: đa số sinh viên cho rằng khối lương kiến thứ c là

đảm bảo, thời lượng hoc

tập giữa số tiết lý thuyết và thưc

hành là phù hơp, cách thứ c

đánh giá kết quả hoc

tập cũng phù hơp. Nhưng về phương pháp giảng day

của giảng

viên là khác nhau. Bên canh những đánh giá đảm bảo về măṭ phương pháp giảng day

của giảng viên thì vẫn còn môt

số sinh viên đánh giá phương pháp giảng day

của sinh

viên chưa phù hơp, chưa đảm bảo khối lương kiến thứ c cần cung cấp cho sinh viên.

- Đối với các môn học cơ sở kỹ thuât, cơ sở ngành và chuyên ngành: đa số sinh viên cho rằng khối lượng kiến thức chưa đảm bảo, thời lương số tiết chưa đảm bảo. Riêng về phương pháp giảng dạy và cách thứ c kiểm tra đánh, giá thì hầu như sinh viên khá hài lòng.

Như vâỵ , có thể thấy: đối với khối kiến thứ c đai cương mặc dù đảm bảo khối

lượng kiến thức, nhưng các khối kiến thức khác thì hầu hết sinh viên cho rằng thời

lượng số tiết chưa phù hơp

. Nhất là các môn hoc

về đồ án, công nghệ… Đây là những

môn hoc

thiên về thưc

hành, thưc

tập.


Căn cứ vào đánh giá của giảng viên, sinh viên và các cơ sở ̉ dung doanh

nghiệp Nhà trườ ng có sự điều chỉnh chương trình đào tao máy, đáp ứ ng nhu cầu của xã hôi.

ngành Công nghê ̣ chế tao

* Thưc

traṇ g về viêc

điều chỉnh chương trin

h ngành Công nghê ̣chế tao

má y


Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi Theo thầy/cô, việc đá nh giá , điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được thực hiện như thế nào?” (Câu hỏi 11 - Phụ lục 1). Chúng tôi thu được kết quả như sau:

100% giảng viên cho rằng: Công tác điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy thường xuyên được cập nhật những văn bản quy định chuẩn

đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện công tác điều chỉnh có sự tham gia của cán bộ quản lý, giảng viên, kỹ thuật viên, chuyên viên ngành công nghệ chế tạo máy.

84,4% giảng viên cho rằng công tác điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, trình độ của sinh viên.

51,1% giảng viên cho rằng khi điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy có bổ sung những nội dung mới vào chương trình đào tạo hàng năm.

20% giảng viên cho rằng hàng năm có khảo sát năng lực thực tế, tay nghề chuyên môn của sinh viên khi điểu chỉnh chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

6.7% giảng viên cho rằng việc khảo sát thực tế của địa phương để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện thường xuyên

Như vậy có thể thấy: hàng năm Nhà trường vẫn thực hiện chỉnh lý chương trình đào tạo. Tuy nhiên việc khảo sát thực trạng năng lực thực tế cũng như thực trạng yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực, trình độ của những kỹ sư công nghệ chế tạo máy khi ra trường còn ít. Điều này dẫn đến việc xây dựng chương trình đào tạo còn nhiều bất cập. Nhà trường cần có biện pháp khắc phục tình trạng này khi phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

2.7. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Thầy/Cô hãy cho biết, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO đã đầy đủ chưa?” (Câu hỏi 12 - Phụ lục 1) với 33 cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO


STT

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Mức độ %

Đảm

bảo

Chưa

đầy đủ


Không có

1

Giáo trình, tài liệu tham khảo

87

13

0

2

Phòng học lý thuyết

100

0

0

3

Phòng thí nghiệm cơ khí - động lực

100

0

0

4

Phòng thí nghiệm công nghệ vật liệu

98

2

0

5

Phòng thí nghiệm tin học - Công nghệ dạy học

100

0

0

6

Xưởng thực hành cơ khí

91

9

0


7

Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại

phục vụ cho quá trình dạy học


79


21


0

8

Dụng cụ học tập, thực hành của sinh viên

81

19

0

9

Hệ thống thư viện, thư viện điện tử

100

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 10

Từ bảng kết quả trên cho thấy, đa số cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy đủ cho việc phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Cụ thể:

- 100% cán bộ quản lý đảm bảo phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm cơ khí

- động lực, phòng thí nghiệm tin học - Công nghệ dạy học, và hệ thống thư viện, thư viện điện tử đầy đủ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy.

- 98% phòng thí nghiệm công nghệ vật liệu đầy đủ, và còn 2% chưa đầy đủ; và 91% ở xưởng thực hành cơ khí có đủ, và 9% chưa đầy đủ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy. Sở dĩ còn 2% chưa đầy đủ là do phòng thí nghiệm công nghệ vật liệu và xưởng thực hành cơ khí cần trang bị một số máy móc hiện đại, tuy nhiên, tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp có một số máy móc vẫn chưa cập nhật kịp thời.

- Ngoài ra còn có 87% giáo trình, tài liệu tham khảo đầy đủ (13% chưa đầy đủ); 81% dụng cụ học tập, thực hành của sinh viên đầy đủ (19% chưa đầy đủ); 79 các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học đầy đủ (21% chưa đầy đủ) cho việc phát triển chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy.

Trao đổi thêm với thầy T.A.Đ- cán bộ Viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao, chúng tôi được biết: “Hiện tại cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo khối ngành Kỹ thuật nói chung, ngành Công nghệ chế tạo máy nói riêng ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đảm bảo cho sinh viên có thể học kiến thức lý thuyết đi đôi với thực hành. Sinh viên được tiếp cận những loại máy móc, thiết bị hiện đại, có sơ hội được thực hành nghề nghiệp. Mặc dù hiện nay có một số trang thiết bị đã cũ, nhưng chúng tôi vẫn tận dụng và đưa ra hướng khắc phục, cho chính sinh viên thực hành sửa chữa… Đây cũng là một cách để chúng tôi rèn tay nghề cho các em. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lên kế hoạch mua mới một số trang thiết bị và giáo trình để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn”.

Như vậy: có thể thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đảm bảo việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt công tác phát triển chương trình đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả.

2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Theo Thầy/cô, những yếu tố sau ảnh hưởng như thế nào đến công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên?” (Câu hỏi 13 - Phụ lục 1) với 33 cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên‌

STT

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chương

trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

X

TB

1

Nhâṇ thứ c về sự cần thiết phát triển chương trình đào tạo

đại hoc̣ ngành Công nghệ chế taọ máy theo tiếp câṇ CDIO

94

2.84

1

2

Năng lực về phát triển chương trình đào taọ đaị hoc̣

ngành Công nghê ̣chế taọ máy theo tiếp câṇ CDIO

83

2.51

3

3

Các văn bản, quy định, hướng dẫn và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

89

2.69

2

4

Cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển chương trình đào

tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

75

2.27

4

Tổng


2.57


Bảng kết quả trên cho thấy: cán bộ quản lý cho rằng các yếu tố trên ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy ( X = 2.01). Trong đó yếu tố rất ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình đào tạo là nhận thức của cán bộ quản lý về sự cần thiết phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ( X = 2.84). Cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn sẽ là động lực thực hiện phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Yếu tố thứ hai rất ảnh hưởng đến phát triển chương trình đào tạo là các văn bản, quy định, hướng dẫn và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ( X = 2.69). Việc nắm bắt và thực hiện phát triển chương trình đào tạo phải đảm bảo các văn bản, quy định, hướng dẫn cũng như quy trình phát triển chương trình; đảm bảo đúng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình.

Năng lưc

về phát triển chương trình đào tao

đai

hoc

ngành Công nghê ̣chế tao

máy theo tiếp cân

CDIO ( X = 2.51), và cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển

chương trình ( X = 2.27) là hai yếu tố còn lại ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Vậy: từ sự nhận thức đúng đắn của cán bộ quản lý về các yếu tố khách quan và chủ quan khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chương trình đạt được chất lượng và hiệu quả, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

2.9. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là một trường đại học lớn đã và đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, phát huy nhân tố con người, thay đổi tư duy trong dạy học. Nhà trường đã triển khai đổi mới thành công trên nhiều lĩnh vực, từng bước đi vào ổn định và phát triển. Tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế về Giáo dục và Đào tạo của trường. Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy là một vấn đề vô cùng quan trọng mà nhà trường đang thực hiện trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Qua tìm hiểu thực trạng phát triển Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy như trên, chúng tôi nhận thấy: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Có thể kể đến một số thành tựu mà nhà trường đạt được như sau:

2.9.1. Mặt mạnh

- Về nhận thức: cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức rất rõ, muốn phát triển quá trình phát triển chương trình đào tạo, nhà trường cần phải phát triển chương trình theo mô hình phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học hiện đại ngày nay. Đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng Giáo dục và Đào tạo.

- Về công tác xây dựng và phát triển chương trình đào tạo: Nhà trường thực hiện xây dựng và phát triển chương trình đào tạo bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung, cơ sở vật chất của Nhà trường;

và có sự tham gia của tất cả các lực lượng của Hội đồng khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy, các đơn vị quản lý phòng thực hành, thí nghiệm và các đơn vị sử dụng lao động.

- Về nội dung phát triển chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của địa phương. Khi xây dựng chương trình đào tạo có sự kết hợp giữa các lực lượng về việc trao đổi, xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nội dung chương trình đào tạo đảm bảo các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và chuẩn đầu ra. Nhà trường cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo, tăng cường năng lực cho giảng viên thông qua sinh hoạt chuyên môn, các buổi hội thảo...

- Về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học: Nhà trường huy động các nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ công tác phát triển chương trình đào tạo. Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, có đủ phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện điện tử, tài liệu tham khảo và lớp học hiện đại đủ về không gian và ánh; trang bị các phòng học, phòng bộ môn theo hướng tiện ích nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy và học.

- Công tác kiểm tra, đánh giá: Để công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đạt hiệu quả, Nhà trường cũng xây dựng các tiêu chí về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Từ đó thấy được năng lực thực tế của sinh viên và có biện pháp bồi dưỡng những mặt mạnh cũng như những mặt chưa đạt kết quả cao trong quá trình học tập. Đồng thời hành kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên và định kỳ đảm bảo tính chính xác; giúp sinh viên củng cố lòng tin vào khả năng, kịp thời điều chỉnh điều chỉnh hoạt động học tập của mình, đồng thời nâng cao tính tự giác, khắc phục tính tự mãn và chủ quan của bản thân.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, khi phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên vẫn không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn gây cản trở đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển chương trình. Có thể kể đến một số hạn chế cơ bản như sau:

2.9.2. Hạn chế

- Mặc dù cơ sở vật chất khang trang, song vẫn còn một số máy móc ở phòng thực hành, thí nghiệm đã lỗi thời; chưa trang bị kịp thời trang thiết bị hiện đại phục vụ phát triển chương trình đào tạo. Kinh phí eo hẹp nên việc trang bị máy móc, cơ sở

vật chất cho các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành còn hạn chế. Bên cạnh đó giáo trình, tài liệu tham khảo của một số đầu sách còn thiếu dẫn đến việc học tập của sinh viên chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình.

- Khi xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, việc khảo sát năng lực thực tế của sinh viên khi tốt nghiệp, hoặc khảo sát tại các doanh nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên. Dẫn đến tình trạng chương trình đào tạo chưa thực sự đáp ứng mong mỏi về năng lực thực hành của các doanh nghiệp về kỹ sư công nghệ chế tạo máy.

- Chương trình đào tạo chưa được phân bố đều và thực hiện song song lý thuyết và thực hành ở các học kỳ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sinh viên học lý thuyết ở học kỳ trước, thực hành ở học kỳ sau sẽ dễ quên kiến thức. Kiến thức áp dụng không còn nóng hổi, Có học kỳ quá nặng lý thuyết, có học kỳ quá nặng thực hành... Bên cạnh đó, kỹ năng mềm của sinh viên trong chương trình chưa thực sự được chú trọng. Một số sinh viên có kiến thức, nhưng khả năng áp dụng thực tế, sự linh hoạt, mềm dẻo trong công việc chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

- Nhà trường đã tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về việc nâng cao tay nghề, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cho giảng viên; nhưng chưa được thực hiện thường xuyên. Tần số các buổi hội thảo, nâng cao tay nghề cho giảng viên còn ít. Các hình thức tổ chức Hội thảo còn hạn chế.

Như vậy, mặc dù trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy; xác định rõ mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc quản lý mục tiêu vẫn chưa thực hiện triệt để, vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Song không thể phủ nhận một điều, nhà trường đã và đang thực hiện xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đạt được những kết quả nhất định, khắc phục những tồn tại, yếu kém để phát triển chương trình đào tạo mang lại chất lượng và hiệu quả cao. Phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ chế tạo máy đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí