Biện Pháp 4. Đổi Mới Hoạt Động Kiểm Tra Đánh Giá Trong Việc Thực Hiện Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy

triển chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường và địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tạo điều kiện để sinh viên được tham gia học tập và thực hành tay nghề, phát huy tính chủ động, vận dụng lý luận vào thực tiễn. Đồng thời có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, phát triển tay nghề của bản thân. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần tạo nên những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của kinh tế xã hội.

Thực hiện biện pháp này, nhà trường cũng cần thực hiện theo các hướng sau:

- Khi xây dựng, phát triển hay thực hiện chỉnh lý chương trình đào tạo hàng năm cần có sự tham gia của các Doanh nghiệp thường xuyên.

- Nhà trường kết hợp với các doanh nghiệp tiến hành khảo sát năng lực thực tế của nguồn nhân lực ở lĩnh vực cơ khí tại các doanh nghiệp nhà trường kết hợp

- Sử dụng hợp lý sự hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp cho Nhà trường trong quá trình giảng dạy và phát triển chương trình đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp.

Kết hợp với các doanh nghiệp phát triển chương trình đào tạo chính là quá trình thiết lập và hỗ trợ phát triển các mối liên kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Qua đó giúp sinh viên thấy được năng lực thực tế của mình. Bởi các doanh nghiệp kết hợp với nhà trường tham gia đánh giá chât lượng, hiệu quả công việc mà sinh viên thực hiện tại doanh nghiệp.

Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: sinh viên tham gia học tập, thực hành, thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp... Hoặc các kỹ sư, chuyên viên giỏi tại các doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo, đảm bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng của xã hội.

Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo còn tạo ra sự kết hợp giữa các đơn vị sử dụng lao động với nhà trường sẽ giúp cán bộ quản lý, giảng viên nắm được và cập nhật thường xuyên sự biến đổi phát triển của khoa học kỹ thuật.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sử dụng lao động với Nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Nhà trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng tham gia phát triển chương trình đào tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình đào tạo, qua đó Nhà trường có thể chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế đào tạo.

- Luôn giữ thông tin và mối quan hệ với sinh viên đang học và đã học tại khoa để thực hiện khảo sát, lấy kiến của sinh viên trong quá trình đào tạo nhằm phát triển chương trình đào tạo theo hướng cập nhật, bổ sung, chương trình đào tạo liên tục.

3.2.4. Biện pháp 4. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện phát triển Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới các biện pháp kiểm tra, đánh giá trong việc thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy có tác dụng to lớn trong việc quản lý quy trình phát triển chương trình đào tạo, hướng vào việc phát huy mạnh mẽ vai trò của các nhà quản lý trong công tác phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành đó, đồng thời nắm bắt được thực trạng thực hiện phát triển chương trình đào tạo đạt được như thế nào, từ đó có biện pháp phát huy những mặt mạnh đã đạt được và khắc phục những mặt còn tồn tại chưa làm được.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đổi mới các biện pháp kiểm tra, đánh giá thông qua việc tăng cường công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo mày và công tác quản lý điều hành công việc. Đổi mới các biện pháp kiểm tra đánh giá phải thực hiện linh động phù hợp với đặc điểm nhận thức, tình hình đào tạo thực tế của nhà trường. Có thể sử dụng các biện pháp như: kiểm tra đánh giá thông qua việc thực hiện quy trình, xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức mở rộng, cập nhật, phát triển chương trình đào tạo... để có được những đánh giá khách quan nhất về chất lượng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy cũng như tinh thần, trách nhiệm của các cán bộ quản lý, giảng viên tham gia thực hiện.

Tăng cường hoạt động kiểm tra trình độ chuyên môn giảng viên tham gia phát triển chương trình đào tạo.

Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đòi hỏi nhà trường phải đổi mới cả về cách quản lý chương trình, cách thức đào tạo, xây dựng chương trình cũng như đổi mới về chuẩn đầu ra, phương pháp thực hiện trong quá trình đào tạo.

Cái quan trọng của đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy chính là tư duy định hướng, gợi mở khi thực hiện kiểm tra, đánh giá từ quá trình xây dựng, chỉnh lý, cập nhật, bổ sung và phát triển chương trình đào tạo. Trong đó đặc biệt chú ý đến kiểm tra, đánh giá năng lực thực hành, rèn luyện tay nghề cho sinh viên.

Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy còn được thực hiện trong quá trình đào tạo, thông qua việc kiểm tra kết quả học tập của sinh viên. Ngoài việc kiểm tra những kiến thức học được trên lớp, Nhà trường cần có các biện pháp kiểm tra thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học tăng khả năng tư duy, phát hiện và xử lý vấn đề; tham gia thực tập thực tế theo chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp nhằm vận dụng kiến thức đã tiếp nhận ở Nhà trường vào thực tế doanh nghiệp… của sinh viên.

Như vậy: đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, cán bộ quản lý sẽ thấy được những chuyển biến tích cực, cũng như một số mặt chưa đạt được trong nội dung phát triển chương trình đào tạo như: cập nhật, bổ sung, chỉnh lý chương trình đào tạo, cơ sở vật chất đáp ứng mục tiêu đào tạo… Thông qua đó, Nhà trường sẽ có các phương pháp linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo trong công tác quản lý về mục đích, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức… phù hợp với thực tiễn phát triển của nhà trường.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý phải linh hoạt, sáng tạo trong công tác đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tình hình đào tạo thực tế của nhà trường.

- Cần thành lập ban thanh tra, kiểm tra, đánh giá phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

- Phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên trong ban thanh tra, kiểm tra, đánh giá. Mỗi người có một số quyền và trách nhiệm với công việc được giao.

- Thống nhất trong công tác chỉ đạo theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm thực hiện quản lý theo kế hoạch, mục tiêu đã định.

- Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá cho từng giai đoạn theo hướng tích cực hóa.

- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, đánh giá trong phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính mục đích.

- Đảm bảo tính hiệu quả.

- Đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác.

- Đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện trong quy trình đánh giá phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo cách tiếp cận CDIO

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đầu tư về tài chính, tăng cường quản lý tốt cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy phục vụ cho hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy nhằm tạo điều kiện tốt nhất để Nhà trường thực hiện công tác tổ chức xây dựng, phát triển chương trình đào tạo có chất lượng, nâng cao hiệu quả phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy theo chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực được đào tạo trong nhà trường, thực hiện mục đích đã đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại trang bị cho quá trình đào tạo được xem là một thành tố không thể thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Có đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại, có đủ phòng thí nghiệm, xưởng thực hành không chỉ góp phẩn giúp Nhà trường xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi mới ngày càng cao của xã hội; mà còn góp phần hỗ trợ quá trình dạy học,

giúp sinh viên biết cách khai thức tri thức, tự nghiên cứu, xây dựng phương pháp học tập phù hợp, gỗ trợ đắc lực cho bài giảng của thầy giáo, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho các sinh viên. Trong công tác giáo dục và đào tạo nói chung, ngành Công nghệ chế tạo máy nói riêng, thì đầu tư về tài chính, tăng cường quản lý tốt cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy phục vụ cho hoạt động phát triển chương trình đào tạo hiện đại có tầm quan trọng đặc biệt trong việc quản lý phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra.

Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật máy móc thực hành hiện đại phục vụ hoạt động giảng phát triển chương trình đào tạo không chỉ được thể hiện thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư và nâng cấp, xây dựng nhà xưởng; phòng thí nghiệm phục vụ quá trình học tập, đầu tư kinh phí vào công nghệ hiện đại; mà nhà trường còn cần phải đầu tư vào phòng học; thư viện cũng như sân chơi cho sinh viên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em tham gia học tập và rèn luyện đạt kết quả cao.

Đối với một số thiết bị dạy học hiện đại đòi hỏi kinh phí cao mà Nhà trường chưa đáp ứng ngay được, đó là việc Nhà trường liên kết hợp tác với các cơ sở sản xuất tại địa phương để thực hiện công tác đào tạo. Thông qua các hình thức liên kết đào tạo, tham quan, thực hành, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, sinh viên vừa được học tập, vừa làm việc thực tế, trực tiếp thực hành tay nghề; từ đó phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo, độc lập trong học tập... Doanh nghiệp cũng có nguồn nhân lực làm việc trực tiếp mà không phải mất nhiều kinh phí chi trả cho nguồn lao động.

Để đầu tư tài chính, cơ sở vật chất đúng chỗ, nhà trường cần căn cứ vào nguồn lực, vật lực của trường. Thực hiện đầu tư theo hướng phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của sự phát triển kinh tế xã hội.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị công nghệ hiện đại, tạo ra sự gắn kết trong công tác đào tạo và phát triển chương trình đào tạo. Biết khai thác tối ưu lợi thế của Nhà trường và Doanh nghiệp một cách triệt nhằm phục vu công tác đào tạo và quản lý, phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng trong trường đại học.

- Cần có các văn bản về quản lý tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế. Huy động các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội, tận dụng một cách linh động, hợp

lý nguồn vốn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường. Đặc biệt là việc nâng cấp, sửa sang và xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, dây truyền sản xuất, xưởng sản xuất…

- Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Muốn thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức về sự phát triển chương trình đào tạo. Từ đó đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phát triển chương trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, Nhà trường cần đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất thiết bị giảng dạy cho sự phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy; huy động nguồn lực cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Trong đó huy động cả về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính, giảng viên, doanh nghiệp... tham gia phát triển chương trình đào tạo. Đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường.

Trong quá trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, hàng năm Nhà trường cần thực hiện công tác chỉnh lý, bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo. Để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng lao động, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, Nhà trường cần phải liên tục đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện phát triển Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

Sau khi đã thực hiện xong công tác chỉnh lý, bổ sung, cập nhật và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy; cũng như huy động các nguồn lực để thực hiện phát triển chương trình đào tạo, thì trường Đại học Kỹ thuật Công

nghiệp Thái Nguyên cần thực hiện đổi mới phương pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường. Đồng thời tăng cường quản lý tổ chức thực hiện chương trình đào tạo một cách chặt chẽ, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu đã đề ra.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tình khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

- Thăm dò ý kiến của các nhà quản lý về cách thực hiện của những biện pháp đề xuất.

- Xác định tính hiệu quả của các biện pháp.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Việc khảo sát đã được thực hiện qua 15 cán bộ quản lý, giảng viên từ Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các trưởng phó khoa và tổ trưởng tổ chuyên môn của ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Để công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đạt được chất lượng và hiệu quả, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những yếu tố còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp đề xuất (phụ lục 3).

- Phương pháp thống kê toán học.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thăm dò 15 ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giảng viên từ Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các trưởng phó khoa và tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên với câu hỏi: “Qua nghiên cứu thực trạng phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. Xin thầy (Cô), các cán bộ quản lí

đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp sau đây bằng cách đánh dấu X vào phần mà đồng chí cho là hợp lý”.(Mẫu phiếu khảo sát tính khả thi của các biện pháp - Phụ lục 3).

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất



TT


Các biện pháp

Tính cấp thiết

Tính khả thi

Rất cần

thiết

Cần thiết

K. cần thiết

Rất khả

thi

Khả thi

K.

khả thi


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ khí về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp

cận CDIO


15

100%


0


0


15

100%


0


0


2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên

Khoa Cơ khí.


15

100%


0


0


9

60%


6

40%


0


3

Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành

Công nghệ chế tạo máy


15

100%


0


0


8

53,3%


7

46,7%


0


4

Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện phát triển Chương trình đào tạo ngành Công

nghệ chế tạo máy


15

100%


0


0


11

73,3%


4

26,7%


0


5

Tăng cường đầu tư, quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành

Công nghệ chế tạo máy


15

100%


0


0


13

86,7%


2

13,3%


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 12

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí