Chất Lượng Lao Động Dl Tỉnh Ninh Bình Từ Năm 2012 Đến Năm 2014


Bảng 2.13: Chất lượng lao động DL tỉnh Ninh Bình từ năm 2012 đến năm 2014



Chất lượng lao động

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Chưa qua đào tạo

3,740

34

3,360

28

4,030

26

Sơ cấp

4,400

40

4,440

37

5,580

36

Cao Đẳng, Trung cấp

2,750

25

3,960

33

5,270

34

Đại học, trên đại học

110

1

240

2

620

4

Tổng cộng

11,000

100

12,000

100

15,500

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 11

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

Như vậy, chất lượng lao động tham gia hoạt động du lịch ở Ninh Bình vẫn còn yếu kém, chưa tương đáp ứng được nhu cầu thực tiễn Cụ thể lực lượng lao động chưa qua đào tạo là 4,030 lao động bằng 73% quy hoạch (theo quy hoạch là phải có 5.485 lao động qua đào tạo), chất lượng lao động qua đào tạo có sự cải thiện nhưng tốc độ còn tăng còn rất chậm (tăng khoảng 2 - 3% mỗi năm).

Tóm lại, từ năm 2012 trở lại đây mặc dù du lịch luôn chiếm hơn 30% tổng thu toàn tỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch của Ninh Bình chưa được quan tâm đúng mức. Theo tác giả, một trong những vấn đề cấp thiết đối với Ninh Bình cần giành sự quan tâm đặc biệt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo nền tảng, lợi thế cạnh tranh du lịch.

2.2.2.7. Quản lý các sản phẩm và dịch vụ du lịch


Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương nơi tổ chức lễ hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm… Do đó, năm 2014 công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.


Công tác quản lý lễ hội đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Công an tỉnh, các ngành liên quan, chính quyền địa phương, Doanh nghiệp Xuân Trường triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh tại lễ hội và khu núi chùa Bái Đính. Về dự lễ hội, nhiều người dân, du khách đã bày tỏ sự hài lòng về công tác tổ chức và quản lý lễ hội năm nay đã có nhiều tiến bộ, dần đi vào nền nếp. Lễ hội được tổ chức trang trọng cả phần lễ và phần hội với việc kết hợp hài hòa các nghi lễ truyền thống và hiện đại, lồng ghép hoạt động tâm linh với hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú, đa dạng, tạo không khí vui tươi, sôi nổi phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái của nhân dân trong suốt thời gian mở hội. Thông qua lễ hội đã góp phần tuyên truyền, giới thiệu cho người dân và du khách về truyền thống, lịch sử của vùng đất Cố đô Hoa Lư. Qua đó đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu về vùng đất, con người Ninh Bình. Tham dự lễ hội, du khách không phải phiền hà, lo lắng về công tác an ninh trật tự khi các hoạt động mê tín dị đoan, dịch vụ văn hóa trái quy định, các vi phạm di tích, ăn xin, chèo kéo khách, trộm cắp… đã được phát hiện, giải quyết kịp thời, dần hạn chế. Bên cạnh đó, ý thức của du khách về dự lễ hội cũng có nhiều tiến bộ so với các năm trước khi hiện tượng cài tiền lẻ vào tay tượng, ném tiền xuống giếng, xả rác bừa bãi… dần được khắc phục. ấn tượng đẹp từ việc tổ chức lễ hội đầu tiên của năm 2015 trên địa bàn tỉnh không phải được xây dựng trong “ngày một, ngày hai”, mà là cả quá trình và sự nỗ lực, kiên quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương cùng các ngành liên quan trong việc đưa hoạt động lễ hội vào nền nếp, xây dựng hình ảnh đẹp cho du khách khi đến tham quan, chiêm bái các di tích, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn


minh trong hoạt động lễ hội, du lịch để mọi tổ chức, cá nhân biết, tích cực tham gia thực hiện Luật Di sản văn hóa, các quy định của Nhà nước về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Sở còn phối hợp với các đoàn thể, các địa phương có khu, điểm du lịch, lễ hội tổ chức họp dân và những người trực tiếp làm dịch vụ du lịch để tuyên truyền, vận động, phổ biến các văn bản, quy định của Nhà nước. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong thực hiện các quy định về nếp sống văn minh, nhất là những người trực tiếp tham gia làm công tác du lịch, dịch vụ như: các hướng dẫn viên, thuyết minh viên, thợ chụp ảnh, chèo đò, bán hàng… Đồng thời, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác quản lý hoạt động lễ hội, Sở đã chủ trì thành lập đoàn kiểm tra, phối hợp với các ngành, các địa phương tiến hành thanh, kiểm tra, chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện xâm phạm di tích, danh lam thắng cảnh như: mê tín dị đoan, đồng bóng, việc đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tùy tiện, các hành vi lưu hành văn hóa phẩm trái phép, ăn xin, chèo kéo khách, xe ôm, bán hàng rong, đổi tiền lẻ… để nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, năm 2014 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 13-2-2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh, cùng với nỗ lực của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương trong việc đưa hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội vào nền nếp, lực lượng công an đã vào cuộc tích cực, thực hiện quyết liệt các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự. Các đối tượng ăn xin, tâm thần tại các lễ hội, các điểm du lịch đã được đưa về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh chăm sóc theo quy định. Công tác kiểm tra về giá cả, hàng hóa, dịch vụ trong lễ hội được tăng cường. Đã ngăn chặn kịp thời các hành vi thu phí,



nâng giá tùy tiện, bán hàng giả, hàng kém chất lượng tại các khu, điểm du lịch, các lễ hội. Có sự quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm việc tổ chức các trò chơi dễ biến tướng sang đánh bạc, kinh doanh văn hóa phẩm đồi trụy. Tại các khu, điểm du lịch, lễ hội, Ban quản lý còn phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác hỗ trợ du khách, kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh. Vì vậy, tình hình an ninh trật tự, văn minh du lịch được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho du khách khi đến tham quan, chiêm bái.

2.2.2.8. Hệ thống bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin

Hệ thống bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín cả tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của tất cả huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế.

Hệ thống công nghệ thông tin : Ninh Bình là một trong những điểm du lịch đã năng động sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch, đặc biệt là công tác quảng bá xúc tiến trên Website, phát hành đĩa CD - ROM và các ấn phẩm quảng bá du lịch khác do Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Ninh Bình quản lý được xây dựng một cách khá chuyên nghiệp, cập nhập thông tin thường xuyên, phát hành rộng rãi, nhanh chóng và đã thực sự trở thành cầu nối giữa ngành du lịch Ninh Bình với các đối tượng khách du lịch, các nhà đầu tư và các tổ chức cá nhân quan tâm khác. Các doanh nghiệp du lịch cũng đã triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền giới thiệu sản phẩm của mình. Ngoài ra, những ứng dụng mới như hệ thống đặt buồng trung tâm (CRS) kết nối với các cơ sở dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương và tích hợp với các hệ thống phân phối toàn cầu (GDS), thương mại điện tử,…cũng đã được các doanh nghiệp du lịch ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.


2.2.2.9. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Quán triệt và thực hiện chủ trương phát triển du lịch của Tỉnh ủy, theo từng giai đoạn các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã từng bước xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động, dự án về phát triển du lịch; quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đối với các khu du lịch trong tỉnh, đồng thời tiến hành đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình. Tranh thủ sự quan tâm của các bộ, ngành T.Ư, đã có nhiều dự án, công trình văn hóa phục vụ phát triển du lịch được Nhà nước đầu tư trên địa bàn, như: Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành,... với tổng kinh phí dự toán trên 9 nghìn tỷ đồng.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua luôn được ngành du lịch Ninh Bình đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ, hội thảo, Internet, phát hành ấn phẩm. Trong đó chú trọng công tác cập nhật tin, bài giới thiệu tiềm năng du lịch và phản ánh hoạt động của ngành VHTTDL trên các Website của ngành; xây dựng phiên bản ngôn ngữ tiếng Nhật trên Website Du lịch Ninh Bình. Duy trì, cập nhật đầy đủ tin, bài và đăng tải Banner phản ánh các hoạt động của ngành VHTTDL, thông tin tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp và các thông tin nổi bật khác trên trang Thông tin điện tử tổng hợp Du lịch Ninh Bình, chuyên trang quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch Ninh Bình. Trung tâm Xúc tiến du lịch đã duy trì tốt hoạt động trang thông tin quảng bá Du lịch Ninh Bình trên mạng xã hội Facebook ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếp tục hoàn thành xây dựng


phiên bản ngôn ngữ tiếng Nhật trên trang Thông tin điện tử tổng hợp (Website) Du lịch Ninh Bình.

Trong 2014 đã thu hút trên 2.4 triệu lượt truy cập, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2013; Biên tập, xuất bản 7.600 ấn phẩm quảng bá du lịch; cung cấp trên 6.000 tài liệu quảng bá du lịch tại các lễ hội, hội chợ, hội thảo, các sự kiện du lịch trong và ngoài nước...

Sở đã phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức tham gia quảng bá, xúc tiến điểm đến du lịch Ninh Bình tại 7 lễ hội, hội chợ, tọa đàm quảng bá xúc tiến du lịch như: Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 với chủ đề “ấn tượng di sản thế giới tại Việt Nam”; Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2015; Hội chợ Triển lãm Du lịch - Lữ hành Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2015,… Đặc biệt, sự kiện Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đã thúc đẩy ngành du lịch Ninh Bình có sự tăng trưởng mạnh.

Ngoài ra, ngành du lịch Ninh Bình đang từng bước hoàn thiện nội dung Album ảnh điện tử (video clip) quảng bá điểm đến Di sản Văn hóa, Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An. Hoàn thành maket, biên tập nội dung tập gấp quảng bá Du lịch Ninh Bình song ngữ Việt - Anh. Phối hợp với các công ty lữ hành, phóng viên báo, đài về khảo sát xây dựng tour tuyến, sản phẩm du lịch và các bài viết quảng bá về di sản. Xây dựng kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch và lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch bền vững năm 2014. Tư vấn trực tuyến và cung cấp thông tin du lịch Ninh Bình cho 400 lượt khách và công ty lữ hành qua điện thoại và hộp thư điện tử.

Với việc tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong những tháng cuối năm, hứa hẹn sẽ đón nhiều lượt khách tham quan du lịch


đến từ trong và ngoài nước, góp phần đưa ngành du lịch Ninh Bình ngày càng phát triển.

2.2.2.10. Liên kết Nhà nước và tư nhân:

Trong điều kiện vốn ngân sách còn khó khăn, tỉnh đang thực hiện từng bước xã hội hóa trong phát triển du lịch, tập trung nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các tuyến giao thông và khu nghỉ dưỡng. Đến nay, cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cơ bản được đầu tư. Từ năm 2009 đến năm 2014, tỉnh thu hút 33 dự án đầu tư vào cơ sở vật chất du lịch với số vốn đăng ký gần 13 nghìn tỉ đồng.

Đáng kể nhất, là doanh nghiệp Xuân Trường đã tham gia đầu tư hàng nghìn tỉ vào khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính cùng với việc xây dựng khách sạn Hoa Lư Ninh Bình. Năm 2014, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư 200 tỉ trên diện tích 20.000m2 để xây dựng khách sạn hạng sang theo phóng cách Á Đông cổ điển, với nguyên vật liệu chính là các loại gỗ quý hiếm như trắc, cẩm lai, gỗ đỏ, phòng họp hội nghị cấp cao và phòng ăn uống có sức chứa 1000 khách, với thiết kế tương đồng nhà khách Tràng An, một công trình nổi tiếng khác của Ninh Bình. Doanh nghiệp Xuân Trường cũng đã được tỉnh Ninh Bình tin tưởng cho phép quản lý khu du lịch Bái Đính, khách sạn Hoa Lư. Thực tế cho thấy, dưới sự quản lý của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã được tăng lên đáng kể so với thời gian trước đó.

Không chỉ dừng ở đó, tỉnh vẫn đang thực hiện tìm kiếm, kêu gọi các nhà đầu tư vào các dự án như sau:


Bảng 2.14: Danh mục các dự án đang kêu gọi đầu tư


TT

Tên dự án

Vốn đầu tư dự kiến

Địa điểm

1

Công viên động vật hoang dã quốc gia

100 triệu USD

Thuộc 03 xã Cúc Phương, Kỳ Phú và Phú Long, huyện Nho Quan ( diện tích khoảng 2.000 ha )

Đá Hàn, Vân Long, huyện Gia Viễn (diện tích khoảng 400 ha)

2

Khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại và các dịch vụ khác.

150 - 200 triệu USD

Xã Yên Đồng, huyện Yên Mô và xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

3

Khu du lịch sinh thái tâm linh, văn hoá, khu bảo tồn thiên nhiên

100 triệu USD

Khu du lịch sinh thái hồ Yên Quang

4

Khu du lịch cao cấp nhằm phục vụ khách du lịch Quốc tế và trong nước

100 triệu USD

Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình) Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến du lịch đã liên kết các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cùng chung tay góp sức với Nhà nước làm tốt

công tác quảng bá du lịch. Kết quả, nhiều doanh nghiệp đã nhiệt tình cùng

đóng góp kinh phí để mở rộng thuê thêm dung lượng sử dụng trên trang website, đóng góp kinh phí in ấn thêm nhiều ấn phẩm du lịch, sự cộng tác của các đơn vị, doanh nghiệp làm du lịch trong việc tiếp đón các đoàn làm phim tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Đặc biệt, các doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn tỉnh luôn nhiệt tình phối hợp cùng trung tâm tham gia tuyên truyền, quảng bá tại các hội chợ du lịch tại các địa phương trên toàn quốc.

2.3. Tổ chức vận hành thị trường


2.3.1. Phương thức giao dịch

Mọi giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi diễn ra dưới hình thức: các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023