Cơ Sở Lưu Trú Tỉnh Ninh Bình Từ Năm 2012 Đến Năm 2014


thác vận tải thủy với tổng chiều dài 387,3 km. Mật độ sông là 27,3 km/km2. Phát triển và đổi mới chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác, do đó việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ còn rất hạn chế.

- Về vận chuyển bên trong điểm du lịch: Tính đến hết năm 2014, với khu vực Tràng An - Bái Đính đã đưa vào sử dụng hơn 200 xe điện và hàng nghìn đò đưa đón khách du lịch do vậy các địa điểm này không bị ảnh hưởng bởi tình trạng đón trả khách nhốn nháo và không còn dịch vụ xe ôm bắt khách dọc đường như thời gian trước đây.

Tóm lại, khách du lịch đến Ninh Bình chủ yếu di chuyển theo đường bộ. Năm 2014 nhìn chung chất lượng dịch vụ vận chuyển đáp ứng được các yêu cầu của khách du lịch đặc biệt không còn hiện tượng đón trả khách nhốn nháo. Phương tiện vận chuyển tại các điểm du lịch được tổ chức tốt cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

2.2.2.3. Dịch vụ tại điểm đến

a) Cơ sở lưu trú

Trong điều kiện vốn ngân sách còn khó khăn, tỉnh đang thực hiện từng bước xã hội hóa trong phát triển du lịch, tập trung nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các tuyến giao thông và khu nghỉ dưỡng. Đến nay, cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cơ bản được hình thành như sau:

Bảng 2.7: Cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình từ năm 2012 đến năm 2014



Cơ sở lưu trú


ĐVT

2012

2013

2014

Số lượng

Số lượng

2013/2012

Số lượng

2014/2013

Tổng số cơ sở lưu trú DL trong đó:

Cơ sở

235

273

116%

286

105%

+ Khách sạn từ 1-4 sao

Khách sạn

33

38

115%

42

111%

+ Tổng số phòng ngủ

Phòng

3,628

4,102

113%

4,508

110%

+ Tổng số giường ngủ

Giường

5,230

5,787

111%

7,227

125%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 10

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)


Như vậy, tính đến 31/12/2014, toàn tỉnh có 286 cơ sở lưu trú, trong đó có 42 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, tổng số phòng ngủ là 4,508 phòng, tổng số giường là 7227 giường. Cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở thành phố Ninh Bình (127 cơ sở), huyện Hoa Lư (24 cơ sở), thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn (18 cơ sở)... là những khu vực có tiềm năng và hoạt động du lịch tương đối phát triển.

Bảng 2.8: Số lượng khách lưu trú qua đêm ở Ninh Bình từ năm 2012 đến năm 2014



Thị trường

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Lượt khách đến Ninh Bình và lưu trú qua đêm

Lượt khách đến Ninh Bình


(2)/(3)

Lượt khách đến Ninh Bình và lưu trú qua đêm

Lượt khách đến Ninh Bình


(5)/6)

Lượt khách đến Ninh Bình và lưu trú qua đêm

Lượt khách đến Ninh Bình


(8)/(9)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Quốc tế

96,490

675,570

14%

132,852

521,548

25%

128,488

502,409

26%

Nội địa

312,388

3,074,430

10%

260,645

3,877,219

7%

306,395

3,799,160

8%

Cộng

408,878

3,750,000

24%

393,497

4,398,767

32%

434,883

4,301,569

34%

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng khách quốc tế lưu trú qua đêm ở Ninh Bình năm 2012 là 96,490 lượt khách (chiếm 14%), năm 2013 là 132,852

lượt khách (chiếm 25%), năm 2014 là 128,488 lượt khách (chiếm 26%) các con số này là quá bé so với công bố của Tổng cục du lịch về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có nghỉ qua đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch chiếm 95,09%.

Đối với khách nội địa, phần đông khách du lịch đi về trong ngày, tỉ lệ khách lưu trú qua đêm rất thấp hoặc không đáng kể. Số khách lưu trú qua đêm phần lớn là khách quốc tế nhưng số lượng này cũng chỉ chiếm 14% (năm 2012), 25% (năm 2013), 26% (năm 2014) tổng lượng khách đến Ninh Bình. Để đánh giá số lượng phòng có đáp ứng được nhu cầu lưu trú hay không cần


phải xem xét đến yếu tố mùa vụ trong du lịch do vậy tác giả có thống kê số lượng khách du lịch theo tháng tỉnh Ninh Bình như sau:

Bảng 2.9: Số lượng khách nội địa đến Ninh Bình theo tháng từ năm 2012 đến 2014


Năm

Tiêu chí

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

2012

Số lượt khách (nghìn) Tỉ lệ (%)

133

4%

878

23%

1,185

32%

630

17%

204

5%

137

4%

127

3%

115

3%

105

3%

91

2%

88

2%

57

2%

2013

Số lượt khách (nghìn) Tỉ lệ (%)

142

3%

874

20%

1,282

29%

653

15%

281

6%

195

4%

181

4%

171

4%

159

4%

165

4%

181

4%

114

3%

2014

Số lượt khách (nghìn) Tỉ lệ (%)

241

6%

891

21%

1,083

25%

732

17%

270

6%

182

4%

170

4%

165

4%

157

4%

154

4%

145

3%

111

3%

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

Như vậy, số lượng khách đến Ninh Bình thường rơi vào tháng 2, cao nhất vào tháng 3 và bắt đầu giảm vào tháng 4. Đây là dịp cuối năm cũ và đón năm mới theo phong tục người Việt và số khách du lịch này chủ yếu là đi về trong ngày và thường đến các địa điểm Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Cố Đô Hoa Lư do vậy số lượng khách lưu trú qua đêm là không đáng kể. Số lượng khách quốc tế lưu trú qua đêm ở Ninh Bình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Số lượng khách quốc tế lưu trú qua đêm ở Ninh Bình



Năm

Tháng (Số lượt khách)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

2012

Số khách/phòng

6,651

8,884

11,627

7,823

6,623

6,668

4,975

8,518

8,842

9,430

8,710

8,629

1.83

2.45

3.20

2.16

1.83

1.84

1.37

2.35

2.44

2.60

2.40

2.38

2013

Số khách/phòng

8,743

12,147

14,562

12,748

13,112

9,493

8,836

9,206

9,089

11,101

12,523

8,828

2.13

2.96

3.55

3.11

3.20

2.31

2.15

2.24

2.22

2.71

3.05

2.15

2014

Số khách/phòng

11,941

14,265

14,518

10,445

9,690

6,374

9,113

10,663

8,309

11,103

11,911

7,272

2.65

3.16

3.22

2.32

2.15

1.41

2.02

2.37

1.84

2.46

2.64

1.61

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

Nhìn chung, số lượng khách quốc tế đến Ninh Bình trải đều trong năm, riêng tháng 2 và tháng 3 có sự tăng trưởng hơn những tháng khác trong năm theo tác giả là do một lượng lớn khách Trung Quốc có nét tương đồng về tín


ngưỡng du xuân đầu năm. Vào thời gian cao điểm tháng 2, tháng 3 số phòng được khai thác tối đa công suất (hơn 3 khách/phòng), các thời điểm còn lại tháng 1, tháng 4, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 11 công suất phòng đạt từ 56% - 70% công suất (2 khách/phòng đến 3 khách/phòng). Các thời điểm còn lại gồm 3 tháng là tháng 6, tháng 9, tháng 12 công suất khai thác thấp (nhỏ hơn 2 khách/phòng). Như vậy, tính về số lượng, du lịch Ninh Bình đang có số lượng phòng hợp lý. Tuy nhiên, xét về chất lượng dịch vụ thì cần phải xem lại vì thực chất chỉ có chưa đến 15% số cơ sở đã được thẩm định xếp hạng.

Tóm lại, nhìn chung cơ sở lưu trú trên địa bàn còn có quy mô nhỏ, dịch vụ và chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và đa dạng bởi vì số cơ sở được thẩm định xếp hạng mới chỉ chiếm 14,3%. Nguyên nhân chính ở đây là do Ninh Bình chưa có những điểm vui chơi giải trí hay các dịch vụ vào buổi tối, ban đêm để giữ chân khách du lịch trong khi đó chỉ cần 1 giờ đồng hồ đi ô tô là du khách đã về đến Hà Nội, bởi vậy, rất khó thu hút được khách du lịch lưu trú qua đêm ở Ninh Bình.

b) Cơ sở ăn uống

Hiện chưa có con số thống nhất về hệ thống các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ du lịch. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở kinh doanh lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở các địa phương trong cả nước cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Giá cả ở đây thường cao hơn từ 2 -3 lần so với các nơi khác, nên đối tượng khách của các cơ sở này thường là người có thu nhập cao, hoặc khách đi du lịch theo tour trọn gói. Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong các khách sạn ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh và hầu như các thành phần kinh tế đều tham gia


kinh doanh dịch vụ này. Chủng loại đồ ăn - thức uống ở đây cũng phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho nhiều loại đối tượng khách du lịch khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa phương.

Về vấn đề an toàn thực phẩm và đồ uống ở các cơ sở ăn uống, từ năm 2012 đến 2014 chưa nghi nhận trường hợp nào liên quan đến mất an toàn thực phẩm. Tính đến hết 31/12/2014, có 144 cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống do Chi cục Quản lý và 928 cơ sở do tuyến huyện quản lý. Hàng năm, chi cục đã phối hợp với các ngành, địa phương chú trọng triển khai công tác đảm bảo VSATTP, trong đó tập trung vào 3 địa phương có hoạt động du lịch, lễ hội nhiều là: thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư và Gia Viễn. Qua công tác kiểm tra, ưu điểm nổi bật là các cơ sở đã chấp hành tốt các thủ tục hành chính về ATTP, đáp ứng được các điều kiện về trang thiết bị, lao động tham gia chế biến thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không có các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống có vùng nuôi trồng nguyên liệu thực phẩm riêng để chế biến như: Nhà hàng Thiên Nga, nhà hàng Hà Tú, khu du lịch sinh thái Thung Nham,

Nhà hàng Thanh Xuân…

c) Cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm


Ninh Bình là tỉnh có thế mạnh về du lịch tâm linh, văn hóa, cũng như nhiều địa phương khác, thách thức lớn nhất của du lịch Ninh Bình vẫn là chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, sản phẩm lưu niệm còn đơn điệu nhàm chán, rẻ tiền, dẫn đến nguồn doanh thu tại các điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn, không đáng kể. Đặc biệt là các dịch vụ về buổi tối và đêm, đây cũng là nguyên nhân khách du lịch chỉ đến và về Ninh Bình trong ngày và doanh thu từ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nguyên nhân ở


đây một phần là do du lịch Ninh Bình phát triển chậm hơn các tỉnh thành khác trong cả nước, do vậy mới chỉ tập trung khai thác tài nguyên hiện có, chưa có nghiên cứu cụ thể để hình thành các sản phẩm đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm của khách du lịch

2.2.2.4. Điểm tham quan

Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích khoảng 12.000ha, là tổ hợp của các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu tâm linh núi-chùa Bái Đính, Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động. Mỗi khu, điểm du lịch ở đây có những thế mạnh, sản phẩm du lịch riêng, do đó đã có sức hút rất lớn đối với khách du lịch trong thời gian qua.

Do đó, Ninh Bình luôn là lựa chọn hàng đầu của những du khách muốn hành hương trong dịp đầu năm và cuối năm. Hiện nay, hầu hết khách du lịch Ninh Bình đều tập trung đến chùa Bái Đính, Tràng An, Cố đô Hoa Lư… không chỉ đông khách vào mùa cao điểm lễ hội mà còn hút khách ở nhiều thời điểm trong năm.

Bảng 2.11: Cơ cấu khách đến các địa điểm du lịch tỉnh Ninh Bình


Năm

Tiêu chí

Bái Đính

Cố đô Hoa Lư

Tràng An

Khác

Tổng cộng


2012

Số lượt khách

2,132,524

603,200

829,400

204,876

3,770,000

Tỉ lệ (%)

57%

16%

22%

5%

100%


2013

Số lượt khách

2,639,260

615,827

791,778

351,901

4,398,767

Tỉ lệ (%)

60%

14%

18%

8%

100%


2014

Số lượt khách

2,709,988

559,204

731,267

301,110

4,301,569

Tỉ lệ (%)

63%

13%

17%

7%

100%

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

Theo bảng trên cho thấy phần lớn du khách đến chùa Bái Đính tăng đều qua các năm 2012 lần lượt là 2,132,524 lượt khách (chiếm 57% tổng lượt


khách). Năm 2013 là 2,639,260 lượt khách (chiếm 60% tổng lượt khách), năm 2014 là 2,709,988 lượt khách (chiếm 63% tổng số lượt khách). Để có được thành công ngày theo tác giả là do chủ trương xã hội hóa đã kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư cho hoạt động du lịch. Cụ thể như ở Bái Đính, tính đến hết năm 2014, doanh nghiệp Xuân Trường đã hoàn thiện, đưa vào hoạt động hệ thống đường dẫn, bến xe rộng hơn 200 ha, trang bị thêm 100 xe điện phục vụ du khách,...

Công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch được coi trọng. UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản, quy định về bảo vệ, khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch. Vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch ngày càng tốt hơn, rác thải cơ bản được thu gom và xử lý đúng nơi quy định. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn được xây dựng ở các khu, điểm du lịch như: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, khu tâm linh núi chùa Bái Đính, Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc gia Cúc Phương,... Đến nay, đã có 38 nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Tỉnh Ninh Bình được Tổng cục Du lịch đánh giá là một trong những địa phương có hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các khu, điểm du lịch tốt nhất trong cả nước.

Tóm lại, đến năm 2014, nhận thức rõ được tầm quan trọng của phát triển bền vững các điểm du lịch. Do vậy, các cấp chính quyền cũng cùng vào cuộc và có chuyển biến rõ nét đặc biệt xóa bỏ hoàn toàn nạn chèo kéo, ăn xin, tăng cường vệ sinh môi trường, an ninh trật tự. Đặc biệt là việc tuyên truyền nâng cao ý thức người dân sống trong các khu du lịch cũng như các vùng phụ cận.

2.2.2.5. Tư vấn khách du lịch

Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, ngành Du lịch đã tư vấn trực tuyến và cung cấp thông tin du lịch Ninh Bình cho du khách và các công ty lữ


hành. Quý IV - 2014 ước tính có 1.800 lượt khách xin tư vấn du lịch thông qua điện thoại và hộp thư điện tử. Đặc biệt vừa qua, UBND tỉnh vừa quyết định thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trung tâm có chức năng tham mưu về đầu mối kết nối thông tin giữa khách du lịch với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến du lịch, chính quyền các cấp và đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương nhằm đảm bảo khách du lịch được hỗ trợ về thông tin, sử dụng dịch vụ du lịch thuận tiện, có chất lượng tương xứng với nhu cầu và đảm bảo an ninh, an toàn. Các bộ phận chuyên môn của Trung tâm gồm: Trạm hỗ trợ khách du lịch tại bến thuyền khu Tam Cốc - Bích Động; Trạm hỗ trợ khách du lịch tại Trung tâm bến thuyền Tràng An; Trạm hỗ trợ khách du lịch tại khu núi chùa Bái Đính - Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư.

2.2.2.6. Quản lý nguồn nhân lực

Bảng 2.12: Số lượng lao động DL tỉnh Ninh Bình từ năm 2012 đến năm 2014


Lao động

ĐVT

2012

2013

2014

Lao động trong lĩnh vực du lịch

Người

11,000

12,000

15,500

Tổng số lao động tỉnh Ninh Bình

Người

479,366

485,694

508,221

Lao động trong lĩnh vực du lịch Ninh Bình so với tổng số lao động tỉnh Ninh Bình

%

2.29

2.47

3.05

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

Số lượng lao động tham gia hoạt động du lịch nhìn chung phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. Theo đó, đến năm 2015 có 15.900 lao động, trong đó có 5.485 lao động qua đào tạo. Hiện nay, số lượng lao động tham gia lĩnh vực này năm 2012 có 11 nghìn lao động (chiếm 2.29% lao động trong toàn tỉnh), năm 2013 có 12 nghìn lao động (chiếm 2.47% lao động trong toàn tỉnh), năm 2014 có 15,5 nghìn lao động (chiếm 3.05% lao động trong toàn tỉnh).

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí