Tuy nhiên, việc quản lý thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch còn có nhiều bất cập, chưa được như mong muốn. “Điểm yếu” này của du lịch Ninh Bình thể hiện ở việc “bê tông hóa” nhiều hạng mục công trình của khu du lịch quốc gia Tam Cốc-Bích Động - một trọng điểm du lịch của Ninh Bình với thế mạnh về du lịch sinh thái, nơi cảnh quan và môi trường được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhiều du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, rất thất vọng với “cách” đầu tư xây dựng những hạng mục thiếu sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở khu du lịch này.
Tình trạng hạn chế trong thực hiện quy hoạch còn thể hiện trong việc hình thành một cách thiếu cân nhắc về vị trí, về quy mô và công năng sử dụng của hệ thống cơ sở lưu trú trong không gian khu du lịch Vân Long, một khu du lịch sinh thái được đánh giá là có triển vọng nhất không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận cũng như du lịch Bắc Bộ.
Du lịch Ninh Bình phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với Hà Nội và một số địa phương như Hà Tây, Vĩnh Phúc, trong điều kiện du lịch Ninh Bình còn phát triển ở mức thấp: Song hành với những thuận lợi và cơ hội khi Ninh Bình nằm trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận là những thách thức rất lớn khi sự phát triển của du lịch Ninh Bình phải đối mặt với sự cạnh tranh của du lịch Hà Nội và một số địa phương có tiềm năng khác trong vùng như Hà Tây, Vĩnh Phúc. Sự cạnh tranh này là tất yếu đối với mọi hoạt động phát triển trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên thách thức này đối với du lịch Ninh Bình càng trở nên to lớn khi hình ảnh du lịch Ninh Bình còn mờ nhạt, sản phẩm du lịch của Ninh Bình nhìn chung còn đơn điệu, phát triển ở mức thấp và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương.
Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp: Một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Ninh Bình là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với trọng tâm là sản xuất xi măng và vật liệu đá xây dựng trên cơ sở khai thác tiềm năng tài nguyên to lớn về đá vôi. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị của Ninh Bình cũng sẽ được đầu tư mở rộng, đặc biệt là việc phát triển thành phố Ninh Bình lên đô thị loại 1, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tương xứng với vị trí của Ninh Bình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng Bắc Bộ.
Để có thể hạn chế được tác động của thách thức này, cần thiết phải có sự điều chỉnh phương án quy hoạch tổng thể, đặc biệt là về tổ chức các không gian kinh tế chức năng, phù hợp trên cơ sở những phân tích khoa học khách quan nhằm hạn chế những tác động đến môi trường du lịch của Ninh Bình.
Sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường du lịch mà trong đó tình trạng “chồng chéo” trong quản lý là một bất cập lớn. Đây là thách thức không chỉ của Ninh Bình mà còn là thách thức chung của du lịch Việt Nam. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị của Ninh Bình với sự xuống cấp của nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá, suy giảm đa dạng sinh học ở các khu tự nhiên do hoạt động khai thác không được quản lý, cảnh quan bị xâm hại do khai thác đá…Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, tuy nhiên một trong những nguyên nhân cơ bản chính là tình trạng “chồng chéo” trong quản lý tài nguyên.
Du lịch Ninh Bình phát triển trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hoá và tự nhiên: Cúc Phương - được công nhận là vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam; Vân Long được công nhận là khu bảo tồn đất ngập nước lục địa đầu tiên ở khu vực phía Bắc với việc bảo tồn loài Voọc quần đùi trắng còn tồn tại duy nhất trên thế giới; Hoa Lư, Tràng An với các di tích lịch sử văn hoá đặc biệt có giá trị cấp quốc gia và tầm thế giới. Với sự công nhận đó, nhiều địa danh ở Ninh Bình đã và đang là điểm đến du lịch nổi
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lưu Trú Tỉnh Ninh Bình Từ Năm 2012 Đến Năm 2014
- Chất Lượng Lao Động Dl Tỉnh Ninh Bình Từ Năm 2012 Đến Năm 2014
- Cơ Cấu Doanh Thu Từ Hoạt Động Du Lịch Với Gdp Của Quảng Ninh, Quảng Bình Và Ninh Bình Năm 2014
- Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 14
- Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
tiếng không chỉ của Ninh Bình mà còn của du lịch Việt Nam và khu vực thu hút ngày càng đông khách du lịch. Kết quả của sự gia tăng lượng khách đến những địa điểm này sẽ là sức ép đến cảnh quan, môi trường, đến sự tồn tại của các công trình di tích, trong khi sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch, ở địa điểm này sẽ phải tuân thủ những quy định bảo vệ có tính pháp lý theo tinh thần các Luật hiện hành của Việt Nam cũng như của quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Đây chính là một thách thức không nhỏ của du lịch Ninh Bình trước mâu thuẫn giữa cơ hội và mong muốn tăng lượng khách với nhiệm vụ bảo tồn các giá trị văn hoá, tự nhiên cho phát triển bền vững.
Nhận thức của xã hội về du lịch còn bất cập: Mặc dù thời gian qua đã có những thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tuy nhiên thực tế cho thấy nhận thức này của xã hội, đặc biệt của các nhà quản lý, còn có những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch Ninh Bình tương xứng với vị trí, vai trò. Điều này thể hiện rõ trong sự phát triển công nghiệp với việc khai thác đá làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; trong những chính sách chưa thoả đáng đối với hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt vai trò quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch Ninh Bình cũng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi thế về du lịch như Ninh Bình. Rất nhiều những giá trị đặc biệt đang hiện hữu tại Ninh Bình và nó trở thành những điểm nhấn của du lịch Ninh Bình, tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình.
Đối với du lịch, tỉnh Ninh Bình là tỉnh phát triển muộn hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước bởi vốn là tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, Ninh Bình cùng với Hà Nội và Quảng Ninh được xác định là các trung tâm du lịch cấp quốc gia ở vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. Điều này cho thấy Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Cùng với sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể trong tỉnh khá nhanh, tạo nên các chuyển biến, giúp xây dựng và phát triển "ngành công nghiệp không khói". Năm 2014, ngành du lịch Ninh Bình đón hơn 4,6 triệu lượt du khách. Điều này không chỉ có ý nghĩa do du lịch mà còn có ý nghĩa cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Những cố gắng đó thật đáng ghi nhận cho một tỉnh mới phát triển du lịch như Ninh Bình.
Tuy đạt được những thành công trên, thực tế cho thấy việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cụ thể, theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, năm 2015 tỉnh cần đạt được 4,7 triệu lượt khách (thực tế đạt 4,6 triệu lượt khách), doanh thu từ hoạt động du lịch so với GDP còn chưa bằng bình quân chung của ngành. Đặt ra rất nhiều thách thức cho tỉnh Ninh Bình đặc biệt là việc thu hút khách du lịch đến tỉnh nhà. Một trong những vấn đề cấp bách có thể giải quyết ngay ở thời điểm này đó là định hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch trên cơ sở tận dụng thế mạnh sẵn có của mỗi tổ chức qua đó sẽ tạo sức mạnh trong liên minh. Từ đó mới tăng sức cạnh tranh cả về giá cả cũng như chất lượng ,nâng cao sự hài lòng ở khách du lịch.
Như đã đề cập ở Chương 1, thực tế cho thấy việc định hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch là một tất yếu trong quá trình hội nhập. Ngay trong khu vực các nước như Thái Lan, Singapore đã rất thành công trong việc phát triển chuỗi giá trị du lịch tạo nên sức hút rất lớn với du khách trên toàn thế giới. Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng không nằm trong xu hướng tất yếu đó.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH NINH BÌNH
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
3.1.1. Định hướng quốc gia về phát triển ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình
Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TT phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể.
Theo đó, quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch.
Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Theo quy hoạch đó, đối với Ninh Bình được coi là một trong những địa bàn trọng điểm có hướng khai thác sản phẩm đặc trưng là: Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; Du lịch lễ hội, tâm linh; Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
3.1.2.1. Quan điểm phát triển
Căn cứ quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 như sau:
a. Phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, từng bước trở thành một trong những trung tâm lớn về du lịch của cả nước; có cơ sở hạ tầng phát triển, với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo thu hút ngày càng đông khách du lịch đến thăm quan và nghỉ lại dài ngày ở Ninh Bình;
b. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh, bền vững và hiệu quả, gắn với việc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân;
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Về khách du lịch: Năm 2015 đạt 3 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, khách du lịch quốc tế 1,3 triệu lượt, khách nội địa 1,7 triệu lượt khách.
b. Về thu nhập từ du lịch: Năm 2015 đạt 1.518 tỉ đồng (138 triệu USD). Trong đó, từ khách du lịch quốc tế 70 triệu USD, từ khách nội địa 68 triệu USD;
c. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Năm 2015 có 3.700 phòng lưu trú. Trong đó số phòng đủ tiêu chuẩn đón khách du lịch quốc tế (từ 3÷5 sao) 800 phòng; Đầu tư hoàn thiện một số khu vui chơi giải trí trong tỉnh.
d. Về giải quyết lao động và việc làm Năm 2015 giải quyết việc làm cho 5,900 lao động trực tiếp và 11,800 lao động gián tiếp làm việc trong ngành du lịch.
3.1.2.3. Các định hướng phát triển chủ yếu
a) Về thị trường khách du lịch.
- Khai thác mạnh thị trường khách du lịch nội địa, trong đó chú trọng thị trường các đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các tỉnh lân cận;
- Mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường truyền thống và thị trường có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Đông Bắc Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và ASEAN.
b) Về phát triển các sản phẩm du lịch: Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch với các loại hình: thăm quan danh thắng và các di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm; vui chơi giải trí, hội thảo, hội nghị, mua sắm, nghỉ cuối tuần…phù hợp với từng khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch:
- Quy hoạch thành 7 khu du lịch chính, gồm:
+ Khu Tam Cốc – Bích Động – Sinh thái Tràng An - Cố đô Hoa Lư;
+ Khu trung tâm thành phố Ninh Bình;
+ Khu Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương;
+ Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình – Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long – Chùa Địch Lộng - động Hoa Lư;
+ Khu thị xã Tam Điệp – Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn;
+ Khu hồ Yên Thắng – Yên Đồng - Động Mã Tiên;
+ Khu Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng biển Kim Sơn.
- 9 tuyến du lịch nội tỉnh, gồm:
+ TP.Ninh Bình - Tràng An - Cố đô Hoa Lư - Chùa Bái Đính (2 ngày);