Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 8


nhân dân tiếp tục được xây dựng và hoạt động có hiệu quả.


2.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khó có nơi nào được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều thắng cảnh hữu tình như Ninh Bình. Đặc điểm về địa hình kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như hệ thống thủy văn, lớp phủ thực vật... đã tạo cho Ninh Bình tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESSCO công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và cả Đông nam Á; Vườn quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với đa dạng sinh học, nhiều loài động thực vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam; khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng - Yên Đồng - động Mã Tiên với cảnh quan đặc sắc; Vùng ven biển Kim Sơn - một bộ phận của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu… Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan… Một số tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu như:

(1) Quần thể hang động Tràng An: Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên 1.961 ha, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Với 48 hang xuyên thuỷ động, đây là quần thể hang động có một không hai ở Việt Nam.

(2) Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan): Vườn quốc


gia Cúc Phương được thành lập vào 7/7/1962, có diện tích 22.200 ha, trong đó 1/2 là núi đá vôi cao từ 300 đến 648m so với mặt biển. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Vườn có hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Đến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt.

(3) Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 2.643 ha). Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới. Vân Long là một vùng đất còn ít được khám phá với cảnh quan đặc biệt hấp dẫn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

(4) Tam Cốc: Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, vào ra mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.

(5) Động Địch Lộng: Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Động Địch Lộng còn có tên khác là động Nham Sơn. Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ khi đến thăm nơi đây - “Nam thiên đệ tam động” (Động đẹp thứ 3 trời Nam).

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 8

(6) Động Tiên: Động Tiên còn có tên gọi khác là động Móc, ở thôn


Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km. Động gồm có ba hang lớn, rộng, và cao vời vợi. Đến thăm động Tiên, du khách sẽ như lạc bước vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tự nhiên kỳ thú.

(7) Đèo Tam Điệp: Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dội đã đi vào trong thơ ca của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đèo thuộc thị xã Tam Điệp. Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chỗ núi đá hạ thấp xuống gọi là Đèo. Vì có ba đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào lịch sử, đi vào thơ văn của các thi nhân xưa và nay.

(8) Suối nước nóng Kênh Gà: Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Núi Kênh Gà trông xa như hình một con lạc đà đang đi, nơi đây có một nguồn nước suối nóng mặn, vì thế suối có tên là Kênh Gà. Nước khoáng Kênh Gà là một trong số rất ít mỏ nước khoáng lộ thiên ở nước ta có giá trị to lớn trong y học để phòng và chữa bệnh.

(9) Động Vân Trình: Động Vân Trình rộng gần 3.500m2, là một động lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Ninh Bình, sánh ngang với động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Động Vân Trình còn giữ nguyên được nét đẹp trinh nguyên, tinh khiết của đá. Du khách đến đây không cần phải tưởng tượng về chốn bồng lai tiên cảnh, mà chính hang đã là cảnh thần tiên hiện giữa cõi trần.

(10) Động Sinh Dược (thuộc thôn Xuân Trì, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn): Đây là một động xuyên thủy dài gần 2km. Du khách sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp kỳ ảo của động và không thể khám phá hết cái thế giới kỳ thú này chỉ thông qua một chuyến đi.


(11) Động Hoa Lư: Động Hoa Lư còn gọi là Thung Lau, thuộc thôn Mai Phương xã Gia Hưng huyện Gia Viễn. Đây là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Khi theo mẹ về quê, lúc đầu ở cạnh đền Sơn Thần (Gia Thủy, Nho Quan gần đó) Đinh Bộ Lĩnh đã cùng lũ trẻ chăn trâu lấy hoa lau làm cờ tập trận cờ lau tại động Hoa Lư.

(12) Hồ Đồng Chương: Một hồ nước trong nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan có tên gọi là Đồng Chương. Du khách đến đây sẽ thấy được vẻ đẹp hòa quyện của thiên nhiên và con người nơi đây, vì thế Đồng Chương được ví như “Đà Lạt” của Ninh Bình.

(13) Hồ Đồng Thái: Hồ Đồng Thái thuộc địa bàn hai xã Đông Sơn (Thị xã Tam Điệp) và Yên Đồng (huyện Yên Mô) có diện tích rộng hơn 380ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài hơn 10 km. Hồ có trữ lượng hơn 8.000.000m3 nước với không chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

(14) Núi chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia viễn): Núi Bái Đính hiện còn giữ được nét nguyên sơ của núi rừng xa xưa, cây cối tươi tốt, có nhiều cây cao to bao phủ núi non, xanh mướt một màu dịu mát. Hiện nay khu núi chùa Bái Đính được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch 390 ha. Đây là ngôi chùa nổi tiếng với nhiều kỷ lục châu Á và khu vực: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; Chuông đồng lớn nhất Việt Nam; Khu chùa rộng nhất Việt Nam; Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á; Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam; Khu chùa có Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam; Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam.

(15) Núi Dục Thúy (núi Non Nước): Núi Dục Thúy (hay còn gọi là núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thủy hữu tình ngay tại trung tâm


thành phố Ninh Bình. Núi cao khoảng gần 70m, đỉnh tương đối bằng phẳng. Thế núi như muốn nhô ra để soi trọn mình trên dòng sông Đáy, tạo thành một mái hiên hình vòm cuốn, đổ bóng che rợp một khoảng sông có chiều dài gần 50m. Núi còn có một số tên gọi khác như Băng Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Sơn Thủy, Hộ Thành Sơn, Thanh Hoa Ngoại Trấn Sơn, Trấn Hải Đài, Dục Thúy Sơn Hải Khẩu...

(16) Hệ sinh thái vùng ven biển Kim Sơn: Với 18 km đường bờ biển nơi có cửa sông đổ ra với sự hình thành cồn nổi rộng khoảng gần 1.000ha cách bờ biển khoảng 8km, thảm thực vật ngập mặn đã hình thành tạo thành nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cư quý hiếm như Cò Thìa… Đây cũng là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên có bãi tắm biển rất có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch biển của Ninh Bình.

(17) Hệ thống sông Ninh Bình: Các sông lớn ở Ninh Bình bao gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng… chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đổ ra biển. Đặc biệt cảnh quan ở ven sông Hoàng Long có sự thay đổi theo mùa (mùa nước và mùa khô), vì vậy du khách sẽ có được những cảm xúc khác nhau về cảnh quan, về những sinh hoạt truyền thống của người dân ở làng quê tiêu biểu cho đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhiều vùng cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động karst nằm trải dài dọc theo lãnh thổ của tỉnh như : Hệ thống hang động Tràng An, động Mã Tiên, động Hang Mát, động Trà Tu, động Hang Dơi, hang Bụt,.. đều là những tài nguyên du lịch có giá trị.

2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy


của cuộc sống. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bản sắc văn hóa hết sức đa dạng của nhân dân Ninh Bình và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:

(1) Nhóm các di tích lịch sử - văn hóa: Ninh Bình có 1.499 di tích, trong đó có 79 di tích cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt đó là: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động) và 235 di tích cấp tỉnh.

- Cố đô Hoa Lư: Là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng 400ha.

- Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19.

- Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Lê Đại Hành cách đền vua Đinh chừng 300m. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo.

- Chùa Bích Động (thôn Đam Khê trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư): Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên sườn núi Bích Động. Điều độc đáo là chùa được xây cất ở sườn núi cao, dựa vào thế núi. Toàn công trình chùa Bích Động bao gồm 3 ngôi chùa: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

- Đền Thái Vy (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư): Đền


thờ Trần Thái Tông, Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tôn. Đền Thái Vy được xây dựng theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Trước đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh.

- Đền Vua Đinh Tiên Hoàng (thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn): thôn Văn Bòng là quê hương của Đinh Tiên Hoàng đế, vì vậy người dân nơi đây đã lập đền thờ ông. Đền có quy mô nhỏ, tuy nhiên du khách đến thăm nơi đây như được trở về thăm quê hương của người anh hùng thế kỷ thứ X với nhiều huyền thoại về một thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh cùng với những người bạn thủa ấu thơ đã từng chăn trâu cắt cỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ... và nuôi chí lớn dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

- Chùa Địch Lộng (thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn): Địch Lộng nghĩa là tiếng sáo thổi, khi đứng ở cửa động, gió thổi vào cửa động, nghe có tiếng vi vu như tiếng sáo. Vì làng có tên là Địch Lộng nên chùa cũng được gọi theo tên làng. Chùa Địch Lộng là một cụm kiến trúc chùa và đình.

- Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn): cách Hà Nội 120 km về phía Nam, được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp. Đây là một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá. Nhà thờ Phát Diệm, một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật thiên nhiên, sự hài hòa của nghệ thuật kiến trúc á Đông và Âu Châu.

- Đền đức Thánh Nguyễn (đền Nguyễn Minh Không): tọa lạc tại xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, thờ quốc sư Nguyễn Minh Không.

(2) Nhóm các lễ hội: Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 242 lễ


hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng. Những lễ hội lớn như:

- Lễ hội đền Đinh - Lê (lễ hội Trường Yên): Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, bao gồm hai phần lễ và hội.

- Lễ hội đền Thái Vi: Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần - những người có công lớn với dân với nước.

- Lễ hội chùa Địch Lộng: Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc huyện Gia Thanh, huyện Gia Viễn.

- Lễ hội chùa Bái Đính: được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm tại thôn Sinh Dược xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Cũng như các lễ hội khác, hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.

- Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.

- Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: tổ chức vào 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn.

(3) Các làng nghề truyền thống: Những nghề truyền thống tiêu biểu ở Ninh Bình hiện nay là: Nghề chạm khắc đá (tập trung ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư); nghề thêu ren (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư); nghề làm hàng cói (ở huyện Kim Sơn, Yên Khánh); nghề mộc (tập trung nhiều ở phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình); nghề đan lát (ở Gia Viễn, Nho Quan)...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023