Cơ Cấu Doanh Thu Từ Hoạt Động Du Lịch Với Gdp Của Quảng Ninh, Quảng Bình Và Ninh Bình Năm 2014


công ty cung cấp dịch vụ: vận chuyển, khách sạn, nhà hàng,.. sẽ báo giá bằng miệng hoặc từ các hợp đồng hợp tác dịch vụ du lịch. Các công ty sẽ căn cứ vào những thông tin đó sẽ gửi bảng hợp đồng kinh tế để đặt dịch vụ theo giá được cung cấp.

2.3.2. Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán của các tác nhân như: vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch sẽ theo quy định từng doanh nghiệp. Thông thường, khi đặt dịch vụ phải thanh toán trước 50% giá trị của dịch vụ sau khi dịch vụ được xác nhận và trước ngày thụ hưởng dịch vụ phải thanh toán số tiền còn lại của dịch vụ đã đặt. Việc thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2014, hoạt động du lịch đóng góp từ 5,5 - 6% GDP cả nước, tác giả cũng so sánh cơ cấu tổng thu ngân sách từ hoạt động du lịch của Ninh Bình, Quảng Bình và Quảng Ninh kết quả như sau:

Bảng 2.15: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch với GDP của Quảng Ninh, Quảng Bình và Ninh Bình năm 2014



Tỉnh


GDP (tỉ đồng)

Doanh thu từ du lịch

Doanh thu (tỉ đồng)

So với GDP (%)

Ninh Bình

34,577

943

2.72%

Quảng Ninh

91,260

4,510

4.94%

Quảng Bình

21,544

1,300

6.03%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 12

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội UBND tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Như vậy có thể thấy mặc dù tỉnh Ninh Bình đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước (có nêu quy hoạch tổng thể Ninh Bình đến 2010, định hướng năm 2015 và quy hoạch tổng thể Ninh Bình đến 2020, định hướng 2030). Tuy nhiên, doanh thu từ du lịch năm 2014 chỉ chiếm


2,72% GDP của tỉnh điều này cho thấy doanh thu từ du lịch còn kém xa so với mặt bằng chung khi mà doanh thu trung bình ngành du lịch đóng góp khoảng 5,5% - 6% vào GDP cả nước.

Bảng 2.16: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến 2014


TT

Chỉ tiêu

2012

2013

2013/2012

2014

2014/2013


I

Tổng cộng (lượt khách)

3,750,000

4,398,767

117%

4,301,569

98%

- Nội địa (lượt khách)

3,074,430

3,877,219

126%

3,799,160

98%

- Quốc tế (lượt khách)

675,570

521,548

77%

502,409

96%

II

Doanh thu (Tr.đồng)

780,000

897,446

115%

942,779

105%

III

Nộp ngân sách (Tr.đồng)

78,000

89,745

115%

94,278

105%

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

Căn cứ bảng trên chúng ta thấy tổng lượt khách du lịch đến Ninh Bình năm 2013 là 4,398,767 lượt khách (tăng 17% so với 2012). Tuy nhiên, du lịch Ninh Bình không giữ được đà tăng trưởng ngày khi lượt khách du lịch đến Ninh Bình năm 2014 là 4,301,569 lượt khách (bằng 98% so với năm 2013). Mặc dù vậy, doanh thu từ hoạt động du lịch vẫn tăng qua các năm điều đó chứng tỏ chất lượng dịch vụ du lịch Ninh Bình ngày càng được cải thiện.

Chi tiêu bình quân khách du lịch cho một ngày là một trong những chỉ tiêu chất lượng, phản ánh mức độ thu nhập và khả năng chi tiêu của khách du lịch. Để phát huy được hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch nhiều quốc gia đã chú trọng về chỉ tiêu này. Họ không chỉ khai thác về tăng số lượng khách mà còn tập trung vào các thị trường mà chi tiêu bình quân của một ngày khách du lịch có ở mức cao.

Tổng số tiền chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Ninh Bình năm 2012 là 74USD/ngày/khách, năm 2013 là 77.4USD/ngày/khách (tăng 0.5% so với năm 2012), năm 2014 là 82.2USD/ngày/khách (tăng 0.6% so với năm 2013). Tuy nhiên, chi tiêu bình quân này cũng chỉ bằng 97,3% bình quân của ngành du lịch cả ngước (năm 2014). Số tiền khách dành nhiều nhất là ăn


uống sau đó là mua hàng hóa và đi lại. Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách trong nước năm 2014 cũng chỉ đạt 488.600 đồng/ngày, bằng 69,4% so với bình quân chung.

Bảng 2.17: Chi tiêu bình quân 1 ngày khách quốc tế ở Ninh Bình




Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chi (USD)

2013/2012

Chi (USD)

2014/2013

Thuê phòng

12.7

10.2

80%

13.8

135%

Ăn uống

18.2

22.3

123%

22.6

101%

Đi lại

14.5

15.9

110%

16.7

105%

Thăm quan

5.9

7.6

129%

8

105%

Mua hàng hóa

12.9

14.1

109%

12.7

90%

Vui chơi giải trí

2

2

100%

2

100%

Y tế

0.6

0.5

83%

0.4

80%

Chi khác

7.2

4.8

67%

6

125%

Tổng cộng

74

77.4

105%

82.2

106%

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)


2.4. Những kết quả và hạn chế của hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình


2.4.1. Kết quả

2.4.1.1. Du lịch là ngành kinh tế rất triển vọng

Mặc dù Ninh Bình chưa đạt được kỳ vọng chiếm 5% GDP của tỉnh (theo như quy hoạch) tuy nhiên tỉnh vẫn xác định du lịch là ngành kinh tế rất triển vọng không chỉ thể hiện ở trong các nghị quyết. Kết quả thực tế cho thấy từ năm 2012 đến 2014 doanh thu từ du lịch chiếm khoảng 3% GDP của tỉnh do vậy doanh thu từ hoạt động du lịch cũng có những đóng góp đáng kể đến nền kinh tế Ninh Bình.

2.4.1.2. Du lịch góp phần nâng cao đời sống tinh thần và ổn định xã hội Không thể phủ nhận du lịch đang góp phần giải quyết 15,5 nghìn việc làm


cho người lao động (tính đến 31/12/2014). Điều này đã góp phần rõ rệt trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Hàng năm, toàn tỉnh luôn duy trì được 74 lễ hội lớn nhỏ qua đó góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về văn hóa Ninh Bình bình nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

2.4.1.3. Du lịch đã gắn với việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, môi trường Trong thời gian qua các khu di tích lịch sử đã được đầu tư cho việc

khôi phục, tôn tạo, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử. Các cấp chính quyền

đã thường xuyên cập nhật những quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành đúng những quy định bảo vệ môi trường trong kinh doanh, sử dụng tiết kiệm điện, nước, hạn chế bao bì, chất thải thải ra môi trường. Đặc biệt, các dự án đầu tư phát triển du lịch đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ du lịch có trình độ hiểu biết về môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế-xã hội, về Luật Bảo vệ Môi trường cũng như các chính sách, quy định của Nhà nước trong bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch hợp lý, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân tại các điểm du lịch, đồng thời khuyến khích họ bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp.

2.4.1.4. Du lịch góp phần nâng cao hình ảnh con người Ninh Bình

Kể từ năm 2014 trở lại đây, các cấp chính quyền xây dựng khối dân vận khối dân vận và Ban quản lý khu du lịch, ký kết chương trình phối hợp công tác vận động quần chúng thực hiện nếp sống văn minh du lịch. Qua đó xóa bỏ tình trạng chèo kéo, ăn xin,… tình hình anh ninh trật tự được cải thiện rõ nét góp phần giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước con người Ninh Bình.

2.4.1.5. Nguyên nhân của những thành công

Tính đa dạng về tài nguyên du lịch: Ninh Bình có tiềm năng du lịch đa


dạng và phong phú (các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn khoáng nước nóng… Sản phẩm DL không trùng lặp với sản phẩm DL nhiều địa phương khác trong khu vực, đặc biệt là những địa phương phụ cận như Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa. Điều này tạo cho du lịch Ninh Bình có được sức hấp dẫn DL riêng, khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm DL đang là yếu tố cản trở sự phát triển DL đang phổ biến.

Hạ tầng DL phát triển: Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục giao thông Bắc Nam được Chính Phủ quan tâm đầu tư nâng cấp nên hạ tầng DL nói riêng của Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc. Tam Cốc-Bích Động là một trong 20 khu DL chuyên đề của QG đã được sự quan tâm rất lớn của Chính Phủ hỗ trợ đầu tư phát triển CSHT DL, vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông DL của Ninh Bình khá đồng bộ và phát triển, từ quốc lộ 1A du khách có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu DL như cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cúc Phương, Vân Long, Tam Điệp.

Hình ảnh về du lịch Ninh Bình được nhiều người biết đến: với nhiều địa danh nổi tiếng như: thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động, quần thể di tích cố đô Hoa Lư, Cúc Phương vườn Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới với điển hình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, hình ảnh khu bảo tồn đất ngập nước với cảnh quan đặc sắc như “Hạ Long trên cạn”...

Ninh Bình cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km, thời gian đi bằng đường bộ từ Hà Nội đến Ninh Bình chỉ mất trên 1giờ, do vậy có thể khẳng định đây chính là cũng là mạnh của du lịch Ninh Bình.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những “điểm mạnh”, du lịch Ninh Bình cũng có những "điểm yếu" cần phải được xác định nhằm có được những giải pháp và chiến lược


khắc phục phù hợp. Qua phân tích các yếu tố có liên quan đến tình trạng hạn chế trong phát triển du lịch Ninh Bình thời gian qua có thể thấy những “điểm yếu” chủ yếu của du lịch Ninh Bình bao gồm:

Thứ nhất: hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp). Trong một thời gian, du lịch Ninh Bình tương đối phát triển và cộng vào đó là sự “bung ra” của hệ thống một số nhà khách đã “hình thành” một đội ngũ lao động tham gia hoạt động du lịch mang tính tự phát với năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm tham quan du lịch của Ninh Bình, thậm chí ở những điểm du lịch nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, v.v.

Mặc dù cũng nhận thức được “điểm yếu” này, tuy nhiên thời gian qua hoạt động quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp và tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chưa được đẩy mạnh ngang tầm với yêu cầu phát triển.

Thứ hai: hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí. Hiện nay du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với một thực tế là do thực hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch, còn nhiều bất cập nên Ninh Bình hiện đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên nói riêng và các khu vui chơi giải trí tầm cỡ. Tình trạng này càng trở nên khó khăn đối với khu vực nội đô thị xã và tại một số trọng điểm du lịch như Tam Cốc – Bích Động, Hoa Lư, Vân Long.

Đây không chỉ đơn thuần là một “điểm yếu” mà còn là thách thức đối với du lịch Ninh Bình trong quá trình phát triển tới đây với vai trò là một


“trung tâm bổ trợ” quan trọng của trung tâm du lịch du lịch Hà Nội và phụ cận.

Thứ ba: hạn chế về sản phẩm du lịch; có sự chồng chéo về sản phẩm giữa khu, điểm du lịch và có sự hạn chế trong hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều bất cập.

Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm đặc trưng của du lịch Ninh Bình được xác định trong các quy hoạch tổng thể như du lịch làng quê, du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Cúc Phương, hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quần đùi trắng; du lịch làng nghề, tham quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn, du lịch mạo hiểm tại Cúc Phương, v.v. vẫn chưa có được sự quan tâm thỏa đáng.

Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch của Ninh Bình cho đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch.

Thứ tư: ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Trong những năm trở lại đây phần lớn du khách nội địa đến chùa Bái Đính theo phong tục tập quán tín ngưỡng người Việt mà chủ yếu du khách tăng dần vào tháng 2, cao điểm tháng 3 và giảm dần vào tháng 4. Vì vậy tính mùa vụ trong


du lịch văn hóa tâm linh là rất rõ nét. Ngoài ra, Ninh Bình còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu á nhiệt đới ở khu vực phía Bắc bên cạnh những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như “mùa” lễ hội; “mùa” nghỉ hè của học sinh, sinh viên; “mùa” du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương.

Thứ năm: tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà Nội trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Ngoài ra chưa chú trọng xây dựng và hình thành được mô hình chuỗi giá trị du lịch. Với vai trò là một trọng điểm quan trọng trong trung tâm du lịch của vùng du lịch Hà Nội và phụ cận, việc liên kết giữa du lịch Ninh Bình với du lịch các địa phương trong vùng, đặc biệt với du lịch Hà Nội là rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch các địa phương trong vùng, làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Ninh Bình chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến Ninh Bình, đặc biệt từ Hà Nội cũng như các tours du lịch trong không gian du lịch Hà Nội và phụ cận chưa được hình thành một cách rõ nét; chưa tạo được hình ảnh du lịch chung của vùng, trong đó Ninh Bình là một điểm đến quan trọng.

Thứ sáu: hạn chế trong quản lý, thực hiện quy hoạch du lịch. Ninh Bình được xem là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác quy hoạch phát triển du lịch. Ngay từ năm 1995, Ninh Bình đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1996 - 2010. Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng đã tham gia thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí