Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 14


+ Thành phố Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư – Chùa Bái Đính (trong ngày);

+ TP.Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động - Linh Cốc (trong ngày);

+ Thành phố Ninh Bình - Địch Lộng – Vân Long - Động Hoa Lư – Kênh Gà (3 ngày);

+ Thành phố Ninh Bình – Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương – căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu - thị xã Tam Điệp (3 ngày);

+ Tham Cốc – Bích động – Nhà thờ đá Phát Diệm – vùng biển Kim Sơn – các Làng nghệ (03 ngày);

+ Núi chùa Non Nước – Núi chùa Bái Đính – Kênh Gà – Vân Trình (đường thuỷ 02 ngày);

+ Thành phố Ninh Bình - thị xã Tam Điệp – Phòng tuyến Tam Điệp Điện Sơn (trong ngày);

+ Thành phố Ninh Bình - hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - Động Mã Tiên (02 ngày).

- 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế, gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

+ Ninh Bình – Hà Nội (nối tour du lịch 1000 năm Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội);

+ Ninh Bình – Hải Phòng - Quảng Ninh – Trung Quốc (tuyến đường QL 10);

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 14

+ Ninh Bình – Hà Nội - Lạng Sơn – Trung Quốc;

+ Ninh Bình – Lào Cai – Sa Pa – Trung Quốc;

+ Ninh Bình - Điện Biên – Trung Quốc;

+ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh;

+ Ninh Bình Tuyên Quang – Hà Giang;

+ Ninh Bình – Hà Tây – Hoà Bình


+ Ninh Bình – Thanh Hoá – Nghệ An;

+ Ninh Bình – Quảng Bình – Huế– Đà Nẵng.


d) Về đầu tư phát triển du lịch: Thực hiện phân kỳ đầu tư, tập trung đầu tư dứt điểm các hạng mục công trình chính, công trình dở dang và đầu tư mới tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm và có các cơ sở kinh doanh dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu khách tham quan.

f) Về chất lượng nguồn nhân lực: Đến năm 2015, mục tiêu của tỉnh sẽ đào tạo từ 8.000 - 15.400 lao động trực tiếp và 20.000 lao động gián tiếp hoạt động dịch vụ, du lịch.


Ninh Bình đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch khu vực đồng bằng sông Hồng, với điểm nhấn là việc đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 9/2013, tổ chức lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương (lễ hội đền Trần)... và phối hợp tham gia nhiều hoạt động khác của Năm Du lịch quốc gia 2014.


3.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị du lịch Ninh Bình


3.2.1. Tăng cường liên kết và phát triển mô hình chuỗi giá trị du lịch

Trong thực tế ngành du lịch bao gồm 4 nhóm đối tác chính: các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, các bên thụ hưởng lợi ích ở các điểm du lịch và khách du lịch. Hiệu quả tổng thể của ngành phụ thuộc vào cách thức phối hợp của các nhóm đối tác này để đạt được mục tiêu và yêu cầu cụ thể của từng nhóm. Trong mọi trường hợp cần có sự nỗ lực liên kết, phối hợp giữa các nhóm đối tác để đạt được hiệu quả cao. Du lịch Việt Nam cần đưa cách tiếp


cận mới về chuỗi giá trị du lịch trở thành hành động cụ thể thông qua sự tăng cường hợp tác giữa Chính phủ và các doanh nghiệp, hỗ trợ lập kế hoạch và cam kết giữa các bên liên quan, cải thiện đối thoại và sự phối hợp giữa các bộ ngành. Quyền lợi của người dân tại điểm du lịch cần được quan tâm chú ý và cam kết trong các chính sách phát triển bền vững.

Du lịch vẫn được đánh giá là một ngành dịch vụ lớn nhất thế giới chiếm 40% thương mại dịch vụ toàn cầu và sử dụng 1/10 lao động trên toàn thế giới, đặc biệt là tạo việc làm cho vùng sâu, vùng xa và nông thôn. “Du lịch là chìa khóa mang lại thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo.” Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững vẫn sẽ là mục tiêu phát triển của tất cả nước trên thế giới. Ứng phó với biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cũng như những dị thường về thời tiết là sự quan tâm hàng đầu trong phát triển du lịch. Cạnh tranh trong du lịch chủ yếu sẽ dựa trên tính độc đáo và sáng tạo của sản phẩm, dịch vụ, giá trị độc đáo của bản sắc văn hóa và chất lượng môi trường.

Việc liên kết phát triển du lịch giữa Ninh Bình và các địa phương sẽ giúp các bên cùng phát huy lợi thế của mình để phát triển du lịch. Các địa phương có thể sử dụng tài nguyên du lịch của nhau để cùng xây dựng sản phẩm du lịch và xúc tiến du lịch. Sự liên kết giữa các tuyến, điểm du lịch sẽ tạo sự đồng bộ trong việc thu hút khách, đồng thời tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Để làm được điều này, Ninh Bình đang tăng cường sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, vùng miền trong cả nước. Theo đó, tăng cường hoạt động xã hội hoá, đổi mới nội dung hình thức, chất lượng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng Trung ương, các doanh nghiệp du lịch v.v. để xây dựng các chương trình quảng bá, xúc tiến phù hợp. Hàng năm, có kế hoạch mời các cơ quan truyền thông, hãng lữ hành lớn đến khảo sát, đánh giá và tuyên truyền về các sản


phẩm du lịch Ninh Bình; tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá tại các trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Ninh Bình cần đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác về phát triển du lịch với các tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình và Vĩnh Phúc. Theo lãnh đạo Tổng cục Du lịch, đây chính là cơ hội để du lịch Đồng bằng sông Hồng quảng bá hình ảnh, kết nối các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng. Đồng thời, cũng là dịp để các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá lại toàn bộ tài nguyên du lịch sẵn có, từ đó lựa chọn phần hấp dẫn nhất, độc đáo nhất để quy hoạch thành điểm đến khoa học, bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch chung với vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là trung tâm du lịch Hà Nội. Việc phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch trong Năm du lịch quốc gia 2013 có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tính liên kết vùng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh việc phát triển liên kết vùng, phát triển mạnh các thị trường khách nội địa, Ninh Bình tăng cường đẩy mạnh sự liên kết phát triển du lịch với các nước trong khu vực, trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Đặc biệt, coi trọng các liên kết vùng trong phát triển du lịch bao gồm liên kết để hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông; liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du lịch (nhất là các ngoại ngữ Anh, Nga, Nhật…) và tăng cường quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đến du khách trong và ngoài nước. Mở rộng liên kết với các đối tác nước ngoài, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường.

Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, cùng với việc liên kết giữa các vùng, các địa phương trong và ngoài nước, xu thế liên kết đa phương, song phương giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch là hết sức quan trọng. Sự kết nối giữa các doanh nghiệp thể hiện trên nhiều lĩnh vực,


nhiều góc độ: liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết trong xây dựng điểm đến, xây dựng sản phẩm và quảng bá xúc tiến. Các doanh nghiệp du lịch cần đa dạng hoá sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh của khu vực; xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp để kết nối với các nguồn khách v.v.. Sự gắn bó chặt chẽ của các doanh nghiệp trong quá trình liên kết sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của thương hiệu, sản phẩm, hiệu quả kinh doanh. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố đảm bảo hình thành nên yếu tố chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch.

Thực tế cho thấy, việc tăng cường sự liên kết phát triển du lịch Ninh Bình với các vùng miền, địa phương trong và ngoài nước là hướng đi cần thiết hiện nay của Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Việc liên kết phát triển du lịch, ngoài đem lại lợi ích phát triển du lịch cho mỗi địa phương, còn tạo thêm khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan, nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch.

3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trước tiên, Ninh Bình cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch từ đó có nghiên cứu đánh giá dự báo nguồn nhân lực trong 5 năm tiếp theo. Tiếp đó xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với đặc thù tỉnh nhà. Trong quá trình xây dựng chương trình cần đặc biệt chú ý đến việc đào tạo lại lực lao động hiện có. Nguồn kinh phí trong đào tạo nên huy động từ nguồn xã hội hóa.

Song song với đó, thực trạng cho thấy nguồn nhân lực chưa qua đào tạo


đang chiếm 26% lực lượng lao động tham gia hoạt động du lịch, lực lượng này hầu hết là dân bản địa đang hoạt động tự phát. Do đó, trong năm 2015 cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn thực sự phù hợp và thiết thực sát sườn với người dân bản địa. Thời gian đào tạo, tập huấn nên vào 3 tháng rảnh rỗi trong năm (tháng 3, tháng 6, tháng 9).

3.2.3. Tăng cường quảng bá, marketing về du lịch Ninh Bình

Thương hiệu: Cần xây dựng giá trị thương hiệu rất riêng, được áp dụng nhất quán trong toàn bộ công tác tuyền thông do Sở văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện, được thiết kế chuyên nghiệp bởi một đơn vị thiết kế đồ họa. Hướng dẫn này không chỉ đề cập đến hình thức của các ấn phẩm mà còn quảng bá các thông điệp quan trọng và các hình ảnh nhận dạng du lịch Ninh Bình.

Thư viện ảnh kỹ thuật số: Cần phải có một thư viện ảnh kỹ thuật số có chất lượng cao để truyền tải các giá trị thương hiệu. Thư viện này sẽ được thiết lập trực tuyến trên website thương hiệu du lịch Việt Nam trong tương lai và miễn phí cho người sử dụng. Tối thiểu cần phải có 1000 ảnh có chất lượng cao, miễn phí bản quyền, với chuyên đề xoay quanh sản phẩm và thông điệp chính về các sản phẩm dịch vụ của du lịch Ninh Bình.

Thư viện ảnh truyền tải các giá trị thương hiệu: Cần phải có một thư viện ảnh kỹ thuật số có chất lượng cao để truyền tải các giá trị thương hiệu. Thư viện này sẽ được thiết lập trực tuyến trên website thương hiệu du lịch Việt Nam trong tương lại và miễn phí cho người sử dụng. Tối thiểu cần phải có 1000 ảnh có chất lượng cao, miễn phí bản quyền, với chuyên đề xoay quanh sản phẩm và thông điệp chính trong marketing.

Chiến lược marketing điện tử: Thực hiện phát triển chiến lược marketing điện tử như thư điện tử mạng xã hội, mạng viễn thông. Chiến lược


này sẽ xem xét cơ sở dữ liệu hiện có của Ninh Bình để phục vụ cho mục đích marketing, các kênh marketing điện tử tại Việt Nam và các thị trường mục tiêu theo chiến lược marketing. Năng lực công nghệ thông tin của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Ninh Bình cũng sẽ được xác minh lại và để xuất nhu cầu đào tạo.

Các công cụ marketing chính – website thương hiệu: Cần có sự tham gia của các chuyên gia thiết kế trang web tốt nhất hiện có tại Việt Nam trong việc xây dựng một website tiếp thị điểm đến tin cậy và có thương hiệu. Website này phải thân thiện với người sử dụng, được thiết kế chuyên nghiệp, đa ngôn ngữ và được cập nhật liên tục để cạnh tranh với các cổng thông tin điện tử du lịch tốt nhất trên thế giới. Trên website cần có các video được thực hiện bằng những tổ chức chuyên nghiệp để quảng bá bao gồm các vấn đề: sự đa dạng văn hóa và các di sản văn hóa của Việt Nam; trải nghiệm du lịch sinh thái,… Bên cạnh đó, khách du lịch có thể đặt tour (hoặc các dịch vụ du lịch) trực tiếp trên website với sự bảo trợ của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Ninh Bình.

Các chiến dịch marketing có định hướng: Các chiến dịch marketing có định hướng rõ rệt, có quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp du lịch, nhằm mang lại thông tin bổ ích từ các cơ quan chuyên nghiệp, và từ đó sẽ triển khai nghiên cứu thị trường hiện tại. Các thị trường trọng tâm được xác định sẽ dựa trên sự thành công về mặt kinh tế tại điểm đến của thị trường khách quốc tế, mức độ kết nối và phân tích thị trường.

3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước

3.3.1. Đối với Chính phủ

Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật, văn bản pháp quy, chính sách quản lý liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động du lịch theo định hướng phát triển du lịch theo hướng tạo thuận lợi cho du khách như bỏ thị thực cho một số thị trường chiến lược,… chủ trương lựa chọn Ninh


Bình như một điểm hẹn văn hóa tâm linh để thực hiện các hoạt động tôn giáo như Đại lễ Phật Đản, cầu siêu cho các nạn nhân bị tai nạn xem máy,…

3.3.2. Đối với Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là trong quy trình hoạch định chính sách và lập kế hoạch, Để thực hiện được yêu cầu này, một số đề xuất cụ thể sau có thể được xem xét:

Hình thành tổ chức tư vấn du lịch ở cấp quốc gia để hỗ trợ ngành du lịch xây dựng, triển khai các chính sách cũng như công tác quản lý phát triển ngành.

Hình thành hệ thống tổ chức quản lý điểm đến liên vùng nhằm cụ thể hóa chủ trương tăng cường liên kết, phối hợp trong công tác phát triển sản phẩm du lịch và triển khai các chiến dịch xúc tiến quảng bá du lịch cho một vùng địa lý.

Củng cố hoạt động của hiệp hội du lịch và tổ chức nghề nghiệp khác có liên quan đến du lịch để tăng cường sự gắn bó thống nhất, tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh, đồng thời đưa cách tiếp cận du lịch có trách nhiệm vào các hoạt động kinh doanh chung.

Tổng cục Du lịch cần tích cực thực hiện vai trò là đầu mối phối hợp các bên liên quan trong phát triển du lịch: phối hợp liên ngành, phối hợp liên vùng và phối hợp các đối tác phát triển, các nhà tài trợ cho du lịch Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp và toàn diện.

Hình thành và đẩy mạnh các cơ chế hỗ trợ đối thoại công- tư liên quan đến phát triển du lịch, ví dụ: tổ chức các diễn đàn, hội thảo, các cuộc tọa đàm trao đổi, thảo luận về những chủ đề có tính thời sự hoặc có tính dài hạn.

3.3.3. Đối với UBND tỉnh Ninh Bình

Cho đến nay Ninh Bình vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng và thế

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí