Tiêu Chuẩn Đánh Giá Sự Phát Triển Hoạt Động Của Các Tctcnt


Thu nhập hoạt động được điều chỉnh


FSS = -------------------------------------------------------- (3)

Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh

Tương tự như OSS, TCTCNT được coi là tự bền vững về tài chính nếu FSS>100%.

c. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hai nhóm chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu. Các tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời của TCTCNT trên một đồng giá trị tài sản hay vốn chủ sở hữu càng lớn. Tuy vậy, nếu tỷ lệ này lớn quá, TCTCNT có thể đang gặp rủi ro khi đầu tư vào các danh mục mạo hiểm có rủi ro cao. ROE và ROA thường được sử dụng chung để đánh giá khả năng sinh lời chung của tổ chức tài chính.

Sau đây là bảng tổng kết về các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển hoạt động của TCTCNT do Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế IFAD tổng kết và phát triển.

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển hoạt động của các TCTCNT

Tiêu

chí

Chỉ số

Tiêu chuẩn hoạt động


Mức độ tiếp cận

1. Số lượng dịch vụ và sản phẩm cung ứng


Không có tiêu chuẩn

2. Số lượng và mức tăng trưởng của khách hàng

3. Số lượng và mức tăng trưởng của dư nợ tín dụng

4. Số lượng và mức tăng trưởng của số dư tiết kiệm


5. Mức vay trung bình/GDP

> 150%: Thị phần thu nhập cao 20-150%: Thị phần bậc trung

<20%: Thị phần khách hàng nghèo

6. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

Tối đa 5%

7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

Tối đa 3%

Tính bền vững

8. Tự bền vững về hoạt động OSS

Tối thiểu 120%

9. Tự bền vững về tài chính FSS

Tối thiểu 100%

10. ROA

Tối thiểu 2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam - 7


Nguồn: IFAD (2000b) [157]


Để đánh giá một cách toàn diện sự phát triển hoạt động của TCTCNT trên cơ sở mức độ tiếp cận và tính bền vững, nghiên cứu mối quan hệ giữa hai yếu tố này là rất cần thiết. Phần 1.3.3. tiếp theo trình bày các mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa hai biến trên.


1.3.3. Mô hình về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và tính bền vững của TCTCNT

Hai vấn đề mức độ tiếp cận và tính bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tính bền vững là cơ sở để TCTCNT mở rộng tiếp cận, và khi mở rộng tiếp cận thì TCTCNT có thể đảm bảo được khả năng bền vững về tài chính do mở rộng được cơ sở khách hàng, giảm thiểu chi phí hành chính bình quân trên một khách hàng. Vì vậy, quan điểm toàn diện về sự bền vững thể chế là phải đảm bảo được cả tiếp cận và bền vững. Tuy vậy, một mô hình TCTCNT đạt được cả hai mục tiêu trên là một điều lý tưởng trong thực tế. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự đánh đổi của TCTCNT khi theo đuổi cả hai mục tiêu tăng cường tiếp cận tới người nghèo và tự bền vững về tài chính. Nếu theo đuổi mục tiêu tiếp cận quá rộng, tổng chi phí hoạt động tăng lên, TCTCNT sẽ không đạt được mức bền vững cần có. Ngược lại, để đạt độ bền vững tốt, TCTCNT phải thực hiện chọn lọc đối tượng khách hàng, vì vậy mức độ tiếp cận sẽ bị hạn chế [154], [229].

Một số mô hình kinh tế lượng đã được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và tính bền vững của các TCTCNT. Mô hình thứ nhất do Christen và Thys phát triển là mô hình hồi quy bình quân nhỏ nhất OLS với các biến như sau:


Bảng 1.3. Các biến trong mô hình OLS về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và tính bền vững của TCTCNT

Loại

biến

Tên biến

Nội dung

Lưu ý


Biến phụ thuộc


AOL


Độ sâu tiếp cận (Giá trị khoản vay

trung bình/GDP bình quân đầu người)

Tuy vậy, để giảm thiểu tác động tiêu cực của GDP bình quân đầu người quá chênh lệch so với trung vị, công thức trên có thể được thay thế bằng: [Giá trị khoản vay*(12/thời hạn vay trung bình)]/[GDP bình quân đầu

người +2]

Biến độc

lập

Type

Loại tổ chức

(biến giả, =1 nếu là tổ chức NGO, =0

nếu không phải là NGO)


Age

Thời gian hoạt động

của tổ chức

Tính từ khi thành lập đến khi chạy

mô hình



Sustainability

Sự bền vững của tổ chức

Chọn một trong các biến, phụ thuộc vào sự sẵn có của số liệu: OSS, FSS,

ROA, ROE


Client

Độ rộng của tiếp cận

Số lượng khách hàng



Competition


Mức độ cạnh tranh

Đo lường bằng mức độ tập trung thị phần của các tổ chức lớn nhất (4 tổ chức). Mức độ tập trung càng cao, mức

độ cạnh tranh càng thấp


Gender

Giới

Tỷ lệ khách hàng nữ/tổng số khách

hàng



Method


Phương pháp cung cấp tín dụng

Đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng theo phương pháp cá nhân/tổng dư nợ. Biến này được tính toán dựa vào giả định là: cho vay theo nhóm sẽ

giúp tăng cường độ sâu tiếp cận.

Nguồn: Christen, R và các cộng sự (1995); Thys, D. (2000)


Mô hình OLS đã được ứng dụng trong phân tích cho một số TCTCNT ở các nước Mỹ La tinh [177], và cho kết luận như sau về mối quan hệ giữa hai biến bền vững và tiếp cận:

- Quan hệ giữa tính bền vững và tiếp cận của TCTCNT ngược nhau nếu TCTCNT có quy mô tương đối nhỏ. Đến một mức phát triển nào đó, hai biến trên chuyển thành quan hệ đồng chiều.

- Cạnh tranh trong khu vực tài chính nông thôn tăng lên sẽ làm cho giá trị khoản vay tăng lên, và độ sâu tiếp cận giảm xuống.

- Các TCTCNT thành lập sớm hơn tập trung vào các khách hàng có thu nhập cao hơn, và các tổ chức vào thị trường sau sẽ tập trung nhiều hơn vào các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hơn.

Mô hình thứ hai được sử dụng để đo lường sự phát triển hoạt động của một TCTCNT là mô hình phân tích nhân tố. Mô hình này gồm các biến sau.

Bảng 1.4. Các biến trong mô hình phân tích nhân tố


Tên biến

Mô tả

Giá trị

Female

Tỷ lệ khách hàng là phụ nữ

Biến liên tục (%)

Grouploan

Phương pháp cho vay: Tỷ lệ khách hàng

trong nhóm

Biến liên tục (%)

Povcrit

Sử dụng chỉ tiêu nghèo đói để tập trung

cho khách hàng

Biến rời rạc

0=không, 1=có

Collateral

Yêu cầu về tài sản thế chấp

Biến rời rạc

0=không, 1=có

Loansize

Tỷ lệ giá trị khoản vay/GDP bình quân

đầu người

Biến liên tục (%)

OSS

Mức độ tự bền vững về hoạt động (=tổng

doanh thu/tổng chi phí)

Biến liên tục (%)

ROA

Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (sử dụng

thay thế trong trường hợp không có OSS)

Biến liên tục (%)

Nguồn: Luzzi, G.F & S. Weber (2006) [167]


Mô hình phân tích nhân tố cho phép chúng ta tạo ra chỉ số tổng hợp cho hai biến chủ yếu là biến mức độ tiếp cận và biến bền vững. Sau đó, kết quả điểm mà mỗi TCTCNT nhận được cho hai biến trên sẽ được dùng làm biến phụ thuộc cho mô hình kinh tế lượng. Mô hình này đã được kiểm định bằng số liệu của 45 TCTCNT điển hình trên thế giới được Viện Nghiên cứu phát triển Geneva thu thập trong suốt thời kỳ 1999-2003. Kết luận rút ra từ mô hình phân tích nhân tố này là:

- Để giảm chi phí giao dịch, các TCTCNT nên lựa chọn mở rộng quy mô tiếp cận hoặc đảm bảo bền vững trước khi mở rộng tiếp cận.

- Việc đo lường mức độ phát triển hoạt động của các TCTCNT không dễ dàng, vì bản thân từng chỉ số (sự tiếp cận hay tính bền vững) cũng có những chỉ tiêu đo lường khác nhau. Tuy vậy, việc tính toán và sử dụng trọng số cho mỗi chỉ tiêu là không cần thiết và không có ý nghĩa, mặc dù các trọng số này được tính toán dễ dàng dựa vào ma trận tương quan giữa các biến.

- Mức độ phát triển của một TCTCNT không thể đo lường bằng con số tuyệt đối, mà phải dựa vào mối quan hệ so sánh với các TCTCNT khác. Tuy vậy, sử dụng mô hình phân tích nhân tố có thể xác định được TCTCNT nào là tốt nhất trong phát triển hoạt động nến có đủ dãy số liệu cần thiết.

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN


1.4.1. Các nhân tố thuộc về tổ chức tài chính nông thôn

Có nhiều nhân tố thuộc về TCTCNT ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của tổ chức đó, tùy theo cách phân loại khác nhau. Theo tác giả, có bảy nhóm yếu tố quan trọng nhất như sau.


1.4.1.1. Nhận thức về phát triển hoạt động


Hoạt động của TCTCNT phát triển đến mức nào và theo lộ trình nào phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của ban giám đốc và toàn bộ nhân viên trong TCTCNT đó. Hoạt động là vấn đề cốt lõi của TCTCNT, quan hệ chặt chẽ và tác động trực tiếp đến khách hàng. Phát triển các hoạt động là công cụ để các TCTCNT đạt được mục tiêu và sứ mệnh đặt ra, là điều kiện sống còn để TCTCNT tồn tại và phát triển. Các TCTCNT thường có một hoặc hai mục tiêu hoạt động về kinh tế và xã hội. Từ mục tiêu cụ thể đó, TCTCNT chọn cách tiếp cận đơn năng hay tổng hợp, lựa chọn thực hiện những hoạt động cơ bản nào là chủ chốt. Phát triển hoạt động còn tạo cơ hội để TCTCNT tăng cường hiệu quả về các khía cạnh khác của tổ chức như nhân sự, cơ cấu tố chức, quy mô tài sản và tiếp cận, tiềm lực tài chính.


1.4.1.2. Sự đa dạng của danh mục các dịch vụ và phương thức cung ứng

Danh mục các dịch vụ cung ứng đa dạng tạo điều kiện cho các hoạt động của TCTCNT phát triển, đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau của từng loại khách hàng. TCTCNT có thể chọn một hoặc một số phân đoạn thị trường nhất định theo loại khách hàng hay theo khu vực, và cung cấp danh mục các loại dịch vụ khác nhau tùy thuộc nhu cầu trong từng phân đoạn. Tất nhiên, việc cung ứng những loại dịch vụ nào trong giai đoạn nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ lớn của nhu cầu, khả năng thanh toán của khách hàng, mức độ cạnh tranh của các đối thủ khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, cùng nhóm dịch vụ như cho vay, nhưng phương thức cung ứng khác nhau (cho cá nhân, theo nhóm, có bảo đảm bằng tài sản, không cần bảo đảm bằng tài sản…..) cũng trợ giúp đắc lực cho việc phát triển hoạt động của TCTCNT. Phương thức cung ứng dịch vụ có cơ hội được đa dạng hóa hơn trên nền tảng ứng dụng công nghệ của TCTCNT. Tuy vậy, mức độ đầu tư vào công nghệ


của TCTCNT nên tính tới quy mô cầu của thị trường, vì chi phí cho công nghệ tài chính thường rất đắt đỏ. Nếu TCTCNT có thị trường quy mô nhỏ, danh mục dịch vụ đơn điệu, với ít sự lựa chọn về phương thức cung ứng dịch vụ, tổ chức đó sẽ không thể đa dạng danh mục và phương thức cung ứng dịch vụ, cũng như phát triển hoạt động của mình.

1.4.1.3. Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính của TCTCNT được thể hiện thông qua các yếu tố như: mức độ an toàn vốn (quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn), khả năng huy động vốn, chất lượng tài sản, mức sinh lợi, khả năng thanh toán.

Tiềm lực tài chính quyết định đến quy mô và tính đa dạng trong việc cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tín dụng và tiết kiệm. Tiềm lực tài chính tốt giúp cho TCTCNT nâng cao uy tín, mở rộng quy mô khách hàng, tăng khách hàng tiềm năng, tăng khả năng phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng và tiết kiệm. TCTCNT còn có cơ hội mở rộng liên kết hợp tác với các tổ chức tài chính khác, với các nhà tài trợ, với các đơn vị khác, tạo đà phát triển nhanh chóng các hoạt động của tổ chức, đa dạng hóa sản phẩm và quy mô tiếp cận.

1.4.1.4. Chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển của TCTCNT là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng trong một giai đoạn nhất định của TCTCNT nhằm mục tiêu phát triển. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng phát triển hoạt động của TCTCNT. Chiến lược phát triển đúng đắn giúp TCTCNT đưa ra các kế hoạch và giải pháp cụ thể cho việc phát triển hoạt động, dựa trên nguồn nhân lực và vật lực sẵn có, cũng như tiềm năng huy động nguồn lực của tổ chức đó. Sự phát triển của bất kỳ hoạt động nào cũng đỏi hỏi phải được soạn thảo và vận hành dựa trên chiến lược phát triển chung của tổ chức.


1.4.1.5. Tính chất sở hữu và mô hình tổ chức

TCTCNT có thể thuộc sở hữu cổ phần, nhà nước, hợp tác xã hoặc sở hữu tư nhân. Tính chất sở hữu của TCTCNT ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như mục tiêu hoạt động chính của tổ chức đó (vì lợi nhuận hay vì sự phát triển xã hội là chủ yếu); nhóm khách hàng chính là ai và sứ mệnh phục vụ như thế nào. Nếu TCTCNT thuộc sở hữu của nhà nước, mục tiêu phát triển xã hội thường được ưu tiên cao nhất và tổ chức này là công cụ để nhà nước thực hiện các chính sách phát triển nông thôn của mình. Đối với TCTCNT thuộc sở hữu tư nhân hay cổ phần, tổ chức đó sẽ hoạt động theo mục tiêu do chủ sở hữu đưa ra như: vì lợi nhuận, vì các khách hàng thành viên…. Vì vậy, tính chất sở hữu quyết định việc cung cấp các dịch vụ tới mức độ nào và nhắm vào các đối tượng khách hàng nào.

Bên cạnh đó, tính chất sở hữu còn quyết định tới mô hình tổ chức của TCTCNT đó. Mô hình tổ chức là một nhân tố quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một TCTCNT có phù hợp với quy mô trình độ quản lý; phù hợp với đặc trưng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị trường hay không. Cơ cấu tổ chức của một TCTCNT thể hiện ở sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc… Do vậy, mô hình tổ chức ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả từng hoạt động cụ thể của TCTCNT, tới mức độ phát triển hoạt động của tổ chức đó.

1.4.1.6. Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển hoạt động của các TCTCNT. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc. Một TCTCNT với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Các hoạt động của TCTCNT sẽ được phát triển nhanh chóng nhằm tận dụng hết các nguồn lực của TCTCNT. Nhưng khi trình

Ngày đăng: 14/11/2022