Thực Hiện Hỗ Trợ Tài Chính Theo Những Chương Trình Và Mục Tiêu Cụ Thể Thông Qua Các Tổ Chức Hỗ Trợ‌


3. Thực hiện hỗ trợ tài chính theo những chương trình và mục tiêu cụ thể thông qua các tổ chức hỗ trợ‌

Để thực hiện có hiệu qủa việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được theo các chương trình và mục tiêu cụ thể như hỗ trợ cho việc thành lập doanh nghiệp mới, hỗ trợ phát triển công nghệ, hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu… Việc hỗ trợ của Nhà nước phải được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức hỗ trợ do Nhà nước trưc tiếp thành lập hoặc các tổ chức khác được Nhà nước ủy quyền nhằm tránh tình trạng phân tán, tùy tiện và góp phần nâng hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ.

4. Thúc đẩy phát triển các loại thị trường

Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do các yếu tố kinh tế thị trường chưa được tạo lập và phát triển đồng bộ, hầu hết các loại thị trường hoặc chưa được thành lập, hoặc đang hoạt động dưới dạng sơ khai. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khả năng về tài chính nhỏ bé luôn được coi là hạn chế lớn nhất thì việc thúc đẩy phát triển các loại thị trường sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận, sử dụng các loại dịch vụ trên thị trường phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, thúc đẩy phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường vốn trung và dài hạn, thị trường dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Như vậy có thể thấy rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng trong điều kiện kinh tế thị trường và do đó, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong qua trình tồn tại và phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp phải một số khó khăn về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý… Vì vậy, để giúp cho khu vực doanh

nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển, thực hiện được vai trò to lớn của mình đối với


nền kinh tế, Nhà nước phải có sự trợ giúp, hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp.Và trong các công cụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các công cụ tài chínhcó vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam.


Chương III

Vận dụng kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho các DNVVN trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam


I. Thực trạng hỗ trợ tài chính đối với DNVVN tại Việt Nam‌

1. Khái quát về DNVVN của Việt Nam

1.1 Vai trò của các DNVVN đối với nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay số lượng các DNVVN ở nước ta rất lớn, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hiện có 92.850 doanh nghiệp của tư nhân đăng kí kinh doanh. Riêng trong ba năm (2000-2002) có 52.250 doanh nghiệp của tư nhân đăng kí kinh doanh, với tổng số tiền đăng kí với gần 80.000 tỉ VND. Trong số 52.850 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân(DNTN) chiếm 58,76%, công ty trách nhiệm hữu hạn 38,68%, công ty cổ phần chiếm 20%. Như vậy, đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ là thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Trong giai đoạn 1999- 2004, Việt Nam đó tiến hành nhiều đợt sắp xếp lại DNNN, số lượng DNNN giảm. Hiện nay, tính đến năm 2004 có khoảng trên 650 DNNN đó đã thực hiện cổ phần hoá.

Xét về cơ cấu DNVVN phân theo vùng lãnh thổ thì vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn. Nếu không tính khu vực kinh tế hộ, các nhóm và cơ sở kinh doanh thì khu vực này (năm 1996- 1997) chiếm trên 55% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đăng ký theo các Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật HTX, Luật Doanh nghiệp. Hai vùng có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn tiếp theo là Đồng bằng Sông Hồng (18,1%) và vùng Duyên hải Miền Trung (10,1%). Trên địa bàn bốn thành phố có số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 37% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ và của cả nước như: Hà Nội có 4.714 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp Nhà nuớc là 718


doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh có 9.083 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp Nhà nước là 185 doanh nghiệp), thành phố Hải Phòng có 995 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp Nhà nước là 222 doanh nghiệp).

Đối với các DNVVN được phân loại theo lao động thì ở khu vực thành thị phần lớn là các cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ở khu vực nông thôn, tuyệt đại bộ phận là các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến (chủ yếu là sơ chế) nông sản thực phẩm, một phần quan trọng các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, thương mại và các ngành nghề truyền thống.

Bảng 3.1: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo vùng lãnh thổ


Phân theo vũng lãnh thổ

1996

1998

2001

Tổng

số

Tỷ

trọng

Tổng

số

Tỷ

trọng

Tổng

số

Tỷ

trọng

Vùng núi và Trung du

1.866

5,30

2.010

5,24

3.819

5,27

Đồng bằng sông Hồng

6.096

17,36

6.613

17,24

12.563

17,33

Khu IV

2.694

7,65

2.922

7,62

5.551

7,66

Duyên hải Miền Trung

3.402

9,65

3.600

9,62

7.010

9,67

Tây Nguyên

1.098

3,12

1.191

3,10

2.263

3,12

Đông Nam Bộ

10.104

28,68

10.959

28,57

20.820

28,72

Đồng bằng sông Cửu Long

8.420

23,9

9.145

23,84

17.374

23,97

Tổng số doanh nghiệp vừa

và nhỏ

33.680

95,5%

36.530

95,23

69.400

95,73

Tổng số doanh nghiệp

35.236

100

383.360

100

72.496

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 6

Nguồn: Vụ Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo số liệu của Tổng cục thống kê về tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, DNVVN chiếm tỷ trọng rất lớn trong hầu hết các nhóm ngành nghề (đều trên 87%). Cá biệt có nhiều ngành nghề, khối DNVVN chiếm đến 99% như Thủy sản, Thương nghiệp-Dịch vụ sửa chữa, Kinh doanh tài sản - dịch vụ tư vấn, Giáo dục và đào tạo.


Bảng 3.2: Tỷ trọng Doanh nghiệp vừa và nhỏ xét theo ngành nghề năm 2005



Ngành nghề

Tổng số DN

Số DNVVN

Tỷ trọng

DNVVN trong tổng số DN

Tỷ trọng các

ngành nghề trong DNVVN

Nông nghiệp và lâm nghiệp

1.071

935

87,3%

0,9%

Thủy sản

1.358

1.353

99,6%

1,2%

Công nghiệp khai thác mỏ

1.277

1.211

94,8%

1,1%

Công nghiệp chế biến

24.018

21.841

90,9%

20,0%

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

và nước

216

192

88,9%

0,2%

Xây dựng

15.252

14.638

96,0%

13,4%

Thương nghiệp;sửa chữa xe có

động cơ, sửa chữa đồ dùng gia đình

46.847

46.644

99,6%

42,7%

Khách sạn và nhà hàng

4.730

4.679

98,9%

4,3%

Vận tải, kho bãi và thông tin liên

lạc

6.755

6.587

97,5%

6,0%

Tài chính, tín dụng

1.139

1.105

97,0%

1,0%

Hoạt động khoa học và công nghệ

24

23

95,8%

0,0%

Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư

vấn

8.674

8.600

99,1%

7,9%

Giáo dục và đào tạo

393

391

99,5%

0,4%

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

206

203

98,5%

0,2%

Văn hóa và thể thao

397

384

96,7%

0,4%

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng

đồng

595

552

92,8%

0,5%

Tổng số

112.95

2

109.338

96,8%

100%

Nguồn: Tổng cục thống kê


Trong những năm qua, DNVVN đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. DNVVN góp phần đáng kể vào GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống dân cư và đặc biệt giúp hình thành đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường, những người có đủ bản lĩnh, tự tin bước vào giai đoạn canh tranh khốc liệt của thời kỳ hậu WTO.

Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh mục tiêu cơ bản là huy động tiềm năng về vốn và giải quyết việc làm cho lao động xã hội, kinh tế tư bản tư nhân còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội. Năm 1995, khu vực tư nhân đóng góp 53,5% GDP trong đó hộ gia đình và nông dân chiếm tỷ trọng 35,95% DGP. Khối tư bản tư nhân chiếm 9,5% GDP. Mặc dù các năm 1996, 1997 có sự giảm sút nhưng năm 1998 khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng 41,1% GDP, trong đó: hộ gia đình và nông dân chiếm 33,6% GDP, khu vực tư bản tư nhân chiếm 7,47% GDP

Năm 2000, 2002, 2005, kinh tế tư nhân trong nước vẫn tiếp tục có những đóng góp lớn trong Tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế tương ứng là: 48, 62; 47,8 và 45,7%, trong đó: các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư bản tư nhân cũng có những đóng góp quan trọng và ngày càng tăng trong GDP cả nước. Như vậy, kinh tế tư nhân đã góp phần tích cực cùng với khu vực kinh tế khác (Nhà nước, tập thể và đầu tư nước ngoài) thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 7,5% /năm liên tục trong giai đoạn 2001-2005.

Bảng 3.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế (%)



Năm


Tổng số (%)

Chia ra

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Đầu tư nước

ngoài

1995

75,4

50,4

20,0

22,0

1996

87,4

42,9

21,8

22,7


1997

108,4

53,6

24,5

30,3

1998

117,1

65,0

27,8

24,3

1999

131,2

77,0

31,5

22,7

2000

151,2

89,4

34,6

22,2

2001

170,5

102,0

38,5

30,0

2002

199,1

112,2

52,1

34,8

2003

231,6

125,1

68,7

37,8

2004

275,0

147,5

84,9

42,6

2005

342,0

172,0

150,0

47,0

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005

Khu vực kinh tế tư nhân trở thành khu vực kinh tế năng động nhất và có tiềm năng phát triển lớn. Tính đến cuối năm 2004 khu vực này có giá trị sản phẩm tạo ra khoảng 42% GDP. Khu vực nhà nước mặc dù chiếm tới 75% tài sản nhà nước, 20% đầu tư xã hội, 5% đầu tư nhà nước, 70-80% tín dụng ưu đãi, 90% số lượng vốn đầu tư nước ngoài nhưng chỉ chiếm 40% GDP. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia kinh doanh nhập khẩu (31/10/2004): 13.663 doanh nghiệp trong nước (trong đó 1.757 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1.438 công ty cổ phần, 9.091 công ty TNHH, 49 HTX, 931 DNTN, 397 các doanh nghiệp khác) và 630 doanh nghiệp có vốn nước ngoài (trong đó 2.005 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 630 doanh nghiệp liên doanh, 8 doanh nghiệp khác). Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia kinh doanh xuất khẩu: 6.802 doanh nghiệp trong nước: (trong đó 1.160 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 619 công ty cổ phần, 4.007 công ty TNHH, 68 HTX, 793 DTN, 155 doanh nghiệp khác) và 1.847 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tạo việc làm, tuyển dụng lao động xã hội và tăng thu nhập dân cư

Theo báo cáo “Hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” (năm 1999)


của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có khoảng 7% triệu người chiếm 79,2 tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lưu lượng lao động của các nước. Với lượng vốn trung bình cho một số chỗ làm việc trong doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng, công ty TNHH là 45 triệu đồng, trong khi lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ là 87,5 triệu đồng. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy: kinh tế cá thể thu hút 165 lao động/1 tỷ đồng vốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút 20 lao động/1 tỷ đồng vốn trong khi doanh nghiệp nhà nước chỉ thu hút được: 11,5 lao động

/1 tỷ đồng vốn; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 1,7 lao động

/1tỷ đồng vốn.

Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với lao động của các ngành kinh tế khác cũng đang có xu lướng gia tăng áp đảo.

Biều đồ 3.4: Tỷ trọng lao động trong DNVVN so với toàn ngành



80

70

60

50

40

30

20

10

0


Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân mới trong cơ chế thị trường

Hiện nay, đội ngũ các nhà doanh nghiệp nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập trước yêu cầu, đòi hỏi mới của nền kinh tế thị trường, nhất là trước yêu cầu hội nhập. Nhờ đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ được hoạt động trong một môi trường cạnh tranh thực sự, đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực,

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí