Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính:


+ Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về việc khống chế dư nợ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng.

+ Có đến hơn 90% các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán phát hành thêm cổ phiếu. Nguồn cung hàng hóa dồi dào đặc biệt là các đợt IPO rất lớn, do cổ phần hóa các tập đoàn như Bảo Việt, PVFC, Vietcombank.

+ Những thông tin bất lợi như tỷ lệ lạm phát trong nước cao, giá vàng tăng cao và biến động mạnh, thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm, đánh thuế thu nhập đối với những người đầu tư chứng khoán (20%) cũng tác động tâm lý nhà đầu tư.

- Thị trường chứng khoán tụt dốc sau một thời gian phát triển quá nóng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang trên đà tuột dốc. Trong năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ tăng trưởng 25%. Kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2007, thị trường chứng khoán đã sụt giảm đáng kể và kỷ lục đáy mới luôn được thiết lập.Nguyên nhân là do các ngân hàng thắt chặt cho vay tiền mua cổ phiếu, lượng cổ phiếu mới tung ra thị trường quá nhiều, đặc biệt là chứng khoán cầm cố) và những lo ngại về sự suy giảm kinh tế thế giới. Một số chuyên gia lại cho rằng, việc thị trường rơi tự do nhu hiện nay có một phần nguyên nhân từ việc NHNN rút 20.000 tỷ ra khỏi hệ thống tài chính thông qua việc phát hành tín phiếu bắt buộc cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Sự khan hiếm VNĐ trong thời gian qua cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó khăn trong viêc mua cổ phiếu.

Trong tháng 4/2008, Vn-Index chỉ tăng được 1%, khối lượng giao dịch giảm sút, trung bình chỉ đạt 21 tr USD/ ngày, chưa bằng 1/3 so với năm 2007. Nguồn vốn của các nhà đầu tư nhỏ trong thời gian gần đây đang chuyển sang vàng – một phương tiện đầu cơ tích trữ mới hiện nay. Tuy nhiên các nhà nước ngoài vẫn có dấu hiệu tích cực với thị trường. Đồng thời, nhìn chung tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty vào giai đoạn nay khá tốt, các chuyên


gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở về với giá trị thật của nó.

Thị trường bất động sản sụt giảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Năm 2007 được đánh giá là năm sôi động của nên kinh tế Việt Nam. Các thị trường trọng yếu, tập trung nhiều nguồn lực và thu hút sự chú ý của công chúng là bất động sản, vốn và tiền tệ. Nhiều dấu hiệu thể hiện sự liên thông mạnh mẽ giữa các thị trường này được ghi nhận từ thực tế vân động và các sự kiện kinh tế. Tương tác giữa thị trường bất động sản và chứng khoán gần như là mối quan tâm thường trực của cá nhân mỗi khi tiềm lực được cải thiện hoặc vào lúc cần sắp xếp lại cơ cấu tài sản nắm giữ. Đặc tính nay càng thể hiện rõ hơn khi nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến tích cực, của cải tích l của người dân nhiều hơn. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã ghi nhận việc xã hội xem bất động sản như một phương tiện lưu trữ gá trị bên cạnh vàng và ngoại tệ mạnh (phổ biến là USD). Xu hướng tăng giá bất động sản là động lực khiến thị trường này ngày một sôi động và lấn át các hình thức đầu tư và tiết kiệm truyền thống.

Sau khi thị trường chứng khoán đạt đỉnh (cụ thể là Vn – Index đạt

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam - 13

1.170.67 điểm vào ngày 12.3.2007) thì đã liên tục trồi sụt, xu hướng bất động sản trở nên rõ nét, với mức giá ngày càng cao hơn. Hoạt động kinh doanh bất động sản rất nhộn nhịp, không chỉ trong giới đầu tư, đầu cơ kinh doanh bất động sản, mà tất cả các cơ quan cung cấp tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đầu tư vốn cổ phần. Quý I năm 2007 ghi nhận mức càu bất động sản tăng vọt của những nhà đầu tư thắng lợi trên hoạt động chứng khoán. Lượng tiên mặt thu được từ các khoản đầu tư chuwgns khoán không chỉ góp phần gia tăng khối lượng giao dịch bất động sản mà còn tạo tính thanh khoản rất cao cho thị trường này. Có lẽ đó là lý do trực tiếp nhất dẫn đến cơn sốt bất động sản trong quãng thời gian còn lại của năm 2007.


Giá nhà đất trong quý II 2007 tăng chóng mặt tác động tâm lý thể hiện rõ trong hành vi vội vã tham gia thị trường bất động sản. Những người thực sự có nhu cầu sử dụng cố gắng tìm và sở hữu một món bất động sản phù hợp với nguyện vọng và khả năng tài chính trước khi giá leo thang. Một nhóm khác, chiếm từ 50-60% người mua bất động sản nhanh chân thực hiện các giao dịch đầu cơ để chờ giá lên. Sụt giảm của thị trường chứng khoán từ sau tháng 4 năm 2007 phần nào buộc công chúng điều chỉnh mức kỳ vọng lợi nhuận đầu tư và xem xét lại tiềm lực tài chính, cân nhắc một trong hai lựa chọn: bất động sản hay chứng khoán. Sang đầu quý III, giá nhà đất bình ổn hơn.

Việc thắt chặt tín dụng và tình hình lạm phát 2008 có quan hệ mật thiết tới thị trường bất động sản. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, ước tính khoảng trên 20% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó chi phí xây dựng lại tăng tới 15% đã làm một số dự án không hoàn thành đúng tiến độ. Sự chững lại của thị trường bất động sản đầu năm 2008 đã khiến cho việc giảm giá đất trong giai đoạn gần đây. Đây cũng là những lý do khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản phải bỏ cuộc, hoặc tạm ngưng các dự án để theo đuổi các hoạt động đầu tư sinh lời hơn.

Các chính sách mới để kiểm soát thị trường tài chính tiền tệ có nhiều bất ổn.

Đứng trước tình hình lạm phát tăng nhanh trong năm 2007, 2008 một loạt các biện pháp hành chính đã được sử dụng một cách dễ dãi như áp dụng trần lãi suất huy động, tín phiếu bắt buộc… gây nên tình trạng giảm thanh khoản trong các ngân hàng. Nguồn tiền vào các ngân hàng không gia tăng như dự kiến đầu năm 2008, trong tình hình đó, việc rút tiền bằng trái phiếu bắt buộc với lãi suất thấp là một hành động không đúng lúc đã tạo nên hiệu ứng tâm lý xấu đi nhiều về khả năng thanh khoản. Đặc biệt trong bối cảnh việc hoạt động ngân hàng đang khó khăn, phải cõng 20.000 tỷ đồng với lãi


suất thấp làm cho khả năng sinh lãi và khả năng tài chính của ngân hàng bị suy giảm và làm hình ảnh của các ngân hàng xấu đi trong mắt các nhà đầu tư.

Những hiệu ứng này cộng với sự hoạt động thiếu bình thường của hệ thống liên ngân hàng qua việc NHNN thực hiện cho vay năng lãi qua đấu thầu lãi sutaats lên đến 30%/ năm và hoạt động cầm chừng với tư cách người cho vay cuối cùng đã làm cho ngay trong hệ thống ngân hàng thương mại có tâm lý về một cuộc khủng hoảng khả năng thanh khoản. Điều này làm cho tâm lý “dự trữ” trên mức cần thiết xuất hiện ở những ngân hàng mạnh và cơn khát vốn của nhiều ngân hàng gia tăng.

Hiệu ứng tâm lý đóng vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Việc áp dụng lãi suất huy động trần 12% trong khi lãi suất cho vay lên đến 20% đã làm cho người gửi tiền thì không giám gửi, người đi vay phải chịu vay đắt. Vấn đề này làm giảm đi cơ chế truyền dẫn về chống lạm phát, vì rằng khi lãi suất tăng thì sự gia tăng giá trị của nguồn vốn đó phải có đến người tiết kiệm, qua đó làm tâm lý tiết kiệm gia tăng, chi tiêu giảm đi và làm cho cầu giảm đi, kiềm chế lạm phát. Song việc duy trì lãi suất tiền gửi trần đã làm cho giá trị gia tăng của nguồn vốn không đến được tay người tiết kiệm, hậu quả là nguồn vốn tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng giảm đi.

2.5.2 Nhân tố chủ quan

Trong giai đoạn này nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở ngành Dệt May (công ty dệt may Thành Công TCM, tổng công ty dệt Phong Phú, tổng công ty May Hà Nội, Tổng công ty may Việt Tiến…), doanh nghiệp trong ngành thực phẩm( như Kinh đô KDC, Tribeco TRI..) đều xác định mục tiêu cho minh là trở thành những tập đoàn đa ngành nghề, do vậy trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư vào những lĩnh vực mới, như bất động sản, đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ, trong khi đó năng lực có hạn, các nguồn lực chưa đủ đáp ứng với sự


thay đổi nhanh chóng như vậy: như nguồn nhân lực, cơ cấu hoạt động của công ty, và hệ thống thông tin bổ trợ.

Hệ thống quy trình, số liệu chưa được chuẩn hóa, chưa có sự gắn kết giữa các bộ phận tham gia hoạt động đầu tư. Ví dụ như việc khớp số liệu giữa các ban ngành bộ phận trong doanh nghiệp còn khó khăn do chưa được chuẩn hóa, quy trình đầu tư chưa thực hiện đầy đủ, không cập nhật theo quy chế đầu tư mới.

Hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường, phân tích đánh giá hoạt động chưa được thực hiện thường xuyên. Do đó việc quản lý danh mục đầu tư còn thiếu, chưa đem lại quả cao.

Tổ chức bộ máy hoạt động ở một số doanh nghiệp còn đơn giản chưa theo kịp với quy mô vốn quản lý và yêu cầu đặt ra. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư còn chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự có đầu tư đích đáng vào hoạt động ĐTTC như thiếu sự chủ động trong việc tìm kiếm các dự án đầu tư, nên chỉ tập trung phần nhiều vào tiền gửi ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, hoặc vào cổ phiếu mà chưa tìm tòi các dự án đầu tư bất động sản, hoặc các kênh đầu tư tài chính ở nước ngoài.

Quy trình nghiệp vụ đầu tư chưa được thực hiện theo một chuẩn nào, do vậy hoạt động thiếu nhanh nhạy không kịp phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường.

Tóm lại, chương II đã phân tích đánh giá toàn diện thực trạng về hoạt động đầu tư tài chính tại một số doanh nghiệp điển hình trên nhiều lĩnh vực khác nhau và rút ra những kết quả với những vấn đề cần phải giải quyết. Trên cơ sở những phân tích hạn chế và những nguyên nhân chủ quan, khách quan, chương III sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam.


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA‌

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp, chương III của khóa luận này sẽ tập trung vào hai nhóm giải pháp chính: một số kiến nghị đối với nhà nước và các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn để đầu tư tài chính.

I. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

Bên cạnh việc phát triển quy mô, doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng của hoạt động đầu tư. Nói một cách hình tượng, hiệu quả của hoạt động đầu tư giống như chỉ tiêu bằng tích của nhân tố số lượng và hệ số. Dù nhân tố số lượng – quy mô đầu tư có lớn nhưng hệ số - chất lượng đầu tư thấp thì hiệu quả vẫn kém. Do vậy nâng cao chất lượng hiệu quả đầu tư cũng cần được xem xét nghiên cứu một cách nghiêm túc chứ không đơn thuần chỉ nhằm tăng quy mô về doanh thu đầu tư. Phần sau đây sẽ đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

1. Xác định định hướng đầu tư phù hợp

Sự phát triển gần đây của thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường tài chính trong nước nói riêng đã đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả doanh nghiệp, cho dù họ hoạt động ở lĩnh vực nào đi nữa. Sự phát triển quá nóng của thị trường tài chính trong nước giai đoạn 2006- cuối 2007 đã khiến cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đi theo trào lưu đầu tư tài chính nhằm sinh lời lớn một cách nhanh chóng, tuy nhiên lại tiềm ẩn rủi ro lớn trong tương lai. Các doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn thặng dư do hoạt động phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, hoặc nguồn vốn từ hoạt động kinh doanh không hiệu quả vào đầu tư tài chính, tạo cho nguồn vốn lưu


chuyển trong nền kinh tế được hiệu quả, nâng cao mức sinh lời cho chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là, đầu tư vào lĩnh vực gì? Và đầu tư như thế nào để có hiệu quả đang là vấn đề mà ít doanh nghiệp xem xét đến trước khi thực hiện đầu tư tràn lan như hiện nay.

Do vậy, việc định hướng đầu tư tài chính là rất quan trọng. Tùy vào loại hình doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh mà hoạt động đầu tư tài chính nên đẩy mạnh theo hướng nào là an toàn và hiệu quả. Việc thua lỗ của những doanh nghiệp đầu tư tài chính trong năm 2008 không có nghĩa là đầu tư tài chính sẽ hết thời mà nó chính là bài học cho các doanh nghiệp cần phải có hướng đầu tư hợp lý và tham gia lĩnh vực nào cần phải chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó.

Trước khi thực hiện các quy trình đầu tư tài chính (theo mục 2 phần này sẽ đưa ra) thì doanh nghiệp cần xem xét, phân tích hoạt động kinh doanh chính của mình, cân đối nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính, các quan điểm về khả năng chấp nhận rủi ro, các quy chế về thuế…Sau đó từ tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp bao gồm các nhu cầu hiện tại và tương lai, và các năng lực của bản thân doanh nghiệp để làm cơ sở xác định được một cách có hệ thống các mục đích đầu tư cũng như định hướng đầu tư.

Mỗi doanh nghiệp trong từng giai đoạn phải xác định cho mình những mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài đối với hoạt động đầu tư tài chính. Các mục tiêu này phải gắn chặt với yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan ở đây là sự biến động của thị trường, nhu cầu của thị trường, ngành nghề nào sẽ cho lợi nhuận tốt trong tương lai…Yếu tố chủ quan: tình hình tài chính, cơ cấu phân bổ vốn, năng lực quản lý, năng lực nhân viên trong công ty…

Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất với số vốn ít nên tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, nhằm mở rộng phát triển doanh


nghiệp, không nên đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực khác trong khi năng lực về mọi mặt đều yếu. Hoặc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã mạnh, thặng dư vốn lớn, hoạt động đầu tư tài chính là cần thiết, tuy nhiên cần có định hướng đầu tư đúng đắn: đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, đầu tư vào những ngành nghê kinh doanh nào, có nên mở rộng sang lĩnh vực hoàn toàn mới không?

Qua diễn biến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động đầu tư còn hàm chứa nhiều rủi ro. Bài học đối với các doanh nghiệp là cần xem xét đầu tư tài chính vào các lĩnh vực gần gũi với hoạt động chính của công ty, mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác cần có sự đầu tư về mọi mặt từ khâu quản lý, nhân sự, hệ thống thông tin…để hoạt động chuyên nghiệp hạn chế rủi ro, tăng trưởng ổn định.

2. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động đầu tư tài chính:

Về mặt cơ cấu tổ chức: Để khắc phục hạn chế về cơ cấu tổ chức hoạt động và nhằm phát triển hoạt động đầu tư, cần tiếp tục duy trì việc tập trung tại Trụ sở chính, ngoài ra vẫn tiếp tục xúc tiến hoạt động thành lập công ty, phòng ban… quản lý quỹ và tư vấn đầu tư tài chính. Hoạt động của công ty, hay phòng ban này sẽ tiến hành quản lý và đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của tổng công ty, như vậy sẽ chịu trách nhiệm cũng như được hưởng quyền lợi tùy theo kết quả đầu tư.

Về mặt nhân sự: Đầu tư tài chính là hoạt động đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, do vậy chất lượng quản lý và điều hành hoạt động đầu tư của các công ty phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của các cán bộ, nhất là các cán bộ quản lý. Các doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ các cán bộ năng nổ, nhiệt tình, giỏi chuyên môn và ngoại ngũ, am hiểu các lĩnh vực kinh tế đầu tư, các luật lệ và tập quán quốc tế về hoạt động đầu tư. Mô hình tổ chức hiện tại của các doanh nghiệp phần lớn là đội ngũ trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, bởi vậy phát triển đội ngũ đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022