Vận Dụng Linh Hoạt Cơ Sở Pháp Lý Chính Thức Và Phi Chính Thức


TCTCNT phát triển hoạt động của mình bền vững và hiệu quả. Kinh nghiệm của một số TCTCNT thành công trên thế giới là minh chứng rõ nét cho sự kết hợp này.

1.5.2.4. Vận dụng linh hoạt cơ sở pháp lý chính thức và phi chính thức

Các TCTCNT thành công đều thực hiện vận dụng linh hoạt cả cơ sở pháp lý chính thức và các quy định phi chính thức trong cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí giao dịch cho cả tổ chức và khách hàng, tăng cường quản lý rủi ro thông qua các cơ chế ràng buộc trong cộng đồng. Sự giám sát của cộng đồng qua các nhóm chịu trách nhiệm liên đới, qua các tổ chức đoàn thể giúp cho TCTCNT giám sát khách hàng tốt hơn, thông tin cập nhật và đáng tin cậy, tránh được các rủi ro do thông tin không cân xứng.

*


* *


Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bao giờ cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia đang phát triển. Thông qua phân tích vai trò của các TCTCNT đối với quá trình phát triển nông thôn, chúng ta khẳng định rằng phát triển các TCTCNT là một trong những công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Tuy vậy, các TCTCNT có những đặc trưng khác biệt cơ bản so với các TCTC thành thị do sự khác biệt về khách hàng, thị trường. Vì vậy, yêu cầu về phát triển hoạt động của các TCTCNT có sự khác biệt rõ nét so với các TCTC khác. Các TCTCNT thành công phải sử dụng cách tiếp cận tổng hợp, kết hợp giữa trung gian tài chính và trung gian xã hội. Các hoạt động của TCTCNT về lý thuyết giống như các TCTC khác, nhưng do đặc trưng khu vực nông thôn nên chỉ tập trung vào một số hoạt động cơ bản như tín dụng và huy động tiết kiệm. Các hoạt


động trung gian khác có thể được cung cấp hoặc chỉ mang tính chất thử nghiệm. Sự phát triển hoạt động của các TCTCNT được đánh giá trên hai giác độ: mức độ tiếp cận đối với khách hàng (cả về độ rộng và chiều sâu) và tính bền vững (OSS, FSS, ROA).

Trong chương 1, các vấn đề trên đã được tổng kết và trình bày theo logic, với mục tiêu chung là tổng hợp lại các vấn đề lý luận chung về các TCTCNT, hoạt động và sự phát triển hoạt động, cũng như bảy nhân tố chủ quan và bảy nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động. Bên cạnh đó, bốn bài học kinh nghệm đối với phát triển hoạt động của các TCTCNT đã được đúc kết thông qua năm mô hình TCTCNT thành công và thất bại trên thế giới. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc phân tích thực trạng phát triển hoạt động các TCTCNT Việt Nam thời gian qua, cũng như các giải pháp phát triển hoạt động các TCTCNT Việt Nam trong thời gian tới.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trước mốc lịch sử đổi mới năm 1986, khu vực tài chính nông thôn chính thức ở Việt Nam chỉ bao gồm chủ yếu là các hợp tác xã tín dụng truyền thống - thực ra là đại diện của ngân hàng nhà nước (NHNN) để cung cấp tín dụng và huy động vốn theo kế hoạch do nhà nước đề ra. Nhà nước sử dụng sự độc quyền thông qua các giao dịch tài chính qua NHNN, đơn vị tài chính duy nhất, và là người đưa ra các can thiệp tài chính ngắn hạn. Kết quả là, lãi suất thực âm, cơ chế lãi suất bị đảo ngược với tỷ lệ tiền gửi cao hơn tỷ lệ vay. Thời kỳ này được mô tả như là sự không hạn chế trong các khoản tín dụng được cấp thông qua phát hành tiền quá mức. Mức lạm phát đã tăng lên rất cao, Việt Nam đối mặt với lạm phát phi mã ở đỉnh điểm 577,4%/năm vào năm 1986, nhưng tỷ lệ thu hồi nợ lại rất thấp [21]. Trong thời kỳ này, nhà nước chỉ cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã sản xuất, hộ gia đình không được vay vốn. Khả năng và nỗ lực huy động vốn từ dân chúng hầu như bị lãng quên. Tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, đầu tư không dựa trên nguồn tiết kiệm trong nước [176]. Nguồn vốn sử dụng không hiệu quả, nợ quá hạn cao, hàng loạt hợp tác xã tín dụng lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các TCTCNT ở Việt Nam thời kỳ này hầu như không phát triển.

Làn sóng đổi mới hệ thống tài chính Việt Nam bắt đầu từ năm 1988, sau khi chính sách đổi mới được khởi xướng năm 1986. Thông qua cải


cách năm 1989, các chức năng ngân hàng thương mại (NHTM) thuộc NHNN cũ được chuyển sang cho 4 ngân hàng chuyên doanh thuộc chính phủ. Trong đó, Ngân hàng nông nghiệp– một TCTC lớn nhất trong thị trường tài chính nông thôn được tách ra từ vụ tín dụng nông nghiệp và được chỉ định cho vay chuyên trách khu vực nông nghiệp và nông thôn [176]. Cùng với nỗ lực của Chính phủ và sự trợ giúp của IMF, sự ra đời của các pháp lệnh ngân hàng và các luật lệ liên quan, các tổ chức tài chính nói chung, các TCTCNT nói riêng đã có môi trường hoạt động tương đối mở rộng. Tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm được nâng cao, tạo ra sự cạnh tranh theo định hướng thị trường giữa các TCTCNT. Điều này tạo động lực cho sự ra đời của các NHTMCP nông thôn, sự phát triển về cả lượng và chất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam AGRIBANK, cũng như sự sụp đổ của hệ thống hợp tác xã tín dụng và sự thay thế của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân bắt đầu từ năm 1993.

Vào đầu những năm 90, khi Chính phủ thiết lập chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, tài chính nông thôn được nhìn nhận như một công cụ chiến lược. Các chương trình hỗ trợ tín dụng từ Chính phủ được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng truyền thống (AGRIBANK), thông qua một thể chế cho vay chính sách được bao cấp (NH người nghèo năm 1996 và NHCSXH năm 2003), hoặc thông qua các chương trình tín dụng có định hướng. Bên cạnh đó, một số TCTCNT bán chính thức cũng thực hiện các chương trình tín dụng – tiết kiệm nhỏ từ những năm 1990.

2.1.2. Giới thiệu về các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam

Hiện tại, các nhà cung cấp tài chính nông thôn chính ở Việt Nam được chia thành ba nhóm chính như sau


Bảng 2.1 Các nhà cung cấp tài chính nông thôn ở Việt Nam


Các tổ chức chính thức

Các tổ chức bán chính thức

Phi chính thức

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH)

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu

điện Việt Nam

Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB

Các tổ chức khác cung cấp dịch

vụ tài chính cho khu vực nông thôn

Bốn TCTCNT được Chính phủ công nhận

- Quỹ tình thương TYM

- Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm CEP

- Trung tâm phát triển vì người nghèo PPC

- Quỹ hỗ trợ phát triển phụ nữ Uông Bí

57 tổ chức NGOs quốc tế cung cấp dịch vụ tài chính vi mô

Hụi, họ, các hiệp hội tín dụng tiết kiệm tự phát

Họ hàng, bạn bè, hàng xóm láng giềng

Người cho vay lãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam - 9

Nguồn: [21],[89], www.sbv.gov.vn

Sau đây là phần giới thiệu tổng quan về các TCTCNT đặc trưng của Việt Nam được nghiên cứu trong luận án, bao gồm AGRIBANK, NHCSXH, QTDND và một số TCTCNT bán chính thức.

2.1.2.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn AGRIBANK

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các TCTD Việt Nam, AGRIBANK hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam. Hiện nay, AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam tính theo cả tài sản, mạng lưới hoạt động, và số lượng khách hàng. Đến tháng 12/2007, tổng tài sản AGRIBANK đạt hơn

295.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 16.000 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt trên

242.000 tỷ đồng, với hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng


khắp trên toàn quốc và hơn 30.000 cán bộ nhân viên. AGRIBANK luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án lớn của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 12/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua AGRIBANK là 2,7 tỷ USD [66].

AGRIBANK đã hoạt động gần như theo cơ chế thị trường trong khu vực nông thôn với cơ chế tự chủ về tài chính, nhưng ngân hàng vẫn nhận được các trợ giúp từ Chính phủ hay các nhà tài trợ cho một số hoạt động cụ thể trong khu vực nông thôn như hỗ trợ kỹ thuật, phát triển ngân hàng lưu động….

2.1.2.2. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)


NHCSXH được thành lập lại trên cơ sở ngân hàng người nghèo theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài việc tập trung giải quyết nhu cầu vốn cho người nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, NHCSXH còn giúp tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của kênh cho vay chính sách đối với các ngân hàng này. NHCSXH tiếp tục đảm trách các chức năng của Ngân hàng phục vụ người nghèo và mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dân trung ương/địa phương, trở thành kênh cung cấp tín dụng nhỏ do Chính phủ trợ cấp vốn trước đây được thực hiện qua các Bộ theo các chương trình và dự án chính sách xã hội và giảm nghèo.

NHCSXH ngay từ những ngày đầu hoạt động đã định hướng tập trung tăng cường sự hợp tác có hiệu quả với các Bộ, ban, ngành, các tổ chức hội đoàn thể như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...., tạo cơ sở tiếp cận được với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên phạm vi cả


nước. Hiện tại, NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân có vốn điều lệ và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, với 64 chi nhánh cấp tỉnh, một sở giao dịch, 575 phó giám đốc NHCSXH cấp huyện và 5600 tổng số cán bộ, trung bình khoảng 70-80 người ở cấp tỉnh và 4-7 người làm việc ở cấp huyện. Đây là một sự đổi mới rất lớn nếu so với NH phục vụ người nghèo (NHNg) trước kia với bộ máy nhân sự hoàn toàn phụ thuộc vào AGRIBANK. NHCSXH dự kiến phát triển một mạng lưới gồm 500-700 chi nhánh trên khắp 64 tỉnh thành trong vài năm tới.

2.1.2.3. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Sau sự sụp đổ của các hợp tác xã tín dụng nông nghiệp đầu những năm 90, các ngân hàng thương mại không thể lấp chỗ trống trong khu vực tài chính nông thôn và cần có một hệ thống TCNT để bù vào chỗ trống này. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là nhu cầu phục hồi lòng tin của dân chúng với hệ thống tài chính nông thôn chính thức.Vì vậy, từ ‘‘hợp tác xã’’ đã được đưa ra khỏi tên của tổ chức tài chính mới thiết lập này và gọi là Quỹ Tín dụng nhân dân. Đây thực chất là các hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm cộng đồng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec, Canada [19], [20], [46].

Quá trình phát triển QTDND chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 triển khai thí điểm thành lập từ 8/1993-8/2000, thời gian đầu có 14 tỉnh thành tham gia với 179 QTDNDN và 46045 thành viên (trung bình 257 thành viên/quỹ), sau đó dựa trên kinh nghiệm phát triển của các QTDNDN hiện có đã phát triển ra 53 tỉnh thành với tổng số 959 QTDND cơ sở (2 QTDND đô thị và 957 QTDND nông thôn). Từ 2000 đến nay, hệ thống QTDND đang thực hiện chấn chỉnh tổ chức và hoạt động, tiếp tục


phát triển các QTDND mới ở những nơi có đủ điều kiện một cách an toàn, thận trọng. Hiện tại, hệ thống QTDND có 955 QTDND cơ sở và một QTDND trung ương.

QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển [6]. QTDND được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và độ tiện ích của dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã.

2.1.2.4. Các TCTCNT bán chính thức

Hầu hết các TCTCNT bán chính thức đều do các NGOs trong nước và quốc tế tài trợ, chỉ có một vài trường hợp là do một số tổ chức quần chúng thực thi học tập theo các mô hình do NGOs tài trợ từ trước. Vì vậy, trong chuyên đề này, các TCTCNT bán chính thức sẽ được gọi là các TCTCNT NGOs để tiện theo dõi.

Các hoạt động tài chính nông thôn do các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương được du nhập vào Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80, khi tiến trình đổi mới bắt đầu có hiệu quả. Mặc dù các chương trình này thường tập trung vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bình đẳng thu nhập, phương pháp thực hiện rất khác nhau. Một số dự án chỉ có mục đích duy nhất là cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, trong khi ở các dự án khác, tài chính chỉ là một hợp phần của một chương trình rộng hơn. Cũng có những chương trình chỉ coi tài chính là một công cụ xã hội nhằm hỗ trợ cho một nhóm đối tượng đặc thù trong một giai đoạn nhất định.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022