Đánh Giá Trình Độ Bốn Chức Danh Chuyên Môn (Văn Phòng, Tư Pháp, Tài Chính- Kế Toán, Địa Chính)


Nguồn: Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.


Theo số liệu ở trên, nhìn chung 15 tỉnh miền núi phía Bắc và 11 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có các chỉ số thấp hơn các vùng, khu vực khác, nhưng riêng trình độ về quản lý nhà nước thì bốn thành phố trực thuộc Trung ương có khá hơn và điều đáng mừng là các vùng còn lại không chênh lệch lớn. Tuy nhiên phải thấy rằng trình độ quản lý nhà nước (qua bằng cấp) còn bất cập, bốn thành phố trực thuộc trung ương cũng mới có 54,4% và các vùng còn lại mới chỉ khoảng 40% được học qua các lớp về quản lý nhà nước.

Bảng 1.3: Đánh giá trình độ bốn chức danh chuyên môn (văn phòng, tư pháp, tài chính- kế toán, địa chính)



Vùng

Trình độ văn hóa (tỷ lệ %)

Trình độ c. môn (tỷ lệ

%)

Trình độ c.trị

(tỷ lệ %)

Qua lớp QLNN

THC S

PTT H

T.cấp

ĐH

T.cấp

CC- ĐH

Tỷ lệ

%

4 T.P trực thuộc Trung ương

11,3

88,5

25,5

10,4

17,2

1,4

31,2

15 tỉnh miền núi phía Bắc

46,2

40,9

11,1

1,8

7,9

0,8

11,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay - 5


29,6


68,5


15,2


2,5


12,1


1,4


22,6

11 Tỉnh miền Trung và Tây Nguyên


33,8


56,0


13,1


2,0


7,4


2,0

18,3

17 Tỉnh Nam Bộ

30,7

67,5

13,6

1,7

10,2

0,8

12,1

14 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn cũ

Nguồn: Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.


Số liệu bảng 1.3 cho thấy, 4 chức danh chuyên môn có tỷ lệ trình độ chuyên môn và trình độ quản lý nhà nước còn rất thấp, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Qua đó cho thấy tình trạng bất cập của đội ngũ cán bộ chính quyền xã. Về trình độ năng lực còn được thể hiện qua các chỉ tiêu khác như: Độ tuổi, nguồn cán bộ, thời gian công tác ở cấp xã và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước.

Theo kết quả điều tra và khảo sát thí điểm năm 2000 ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2000, Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 18.014 cán bộ xã, phường, thị trấn ở 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả tổng hợp như sau:

- Về độ tuổi:


+ Dưới 35 tuổi chiếm 19,23%.


+ Từ 35 đến 50 tuổi chiếm 57,77%.


+ Trên 50 tuổi chiếm 23%.


- Nguồn cán bộ trước khi làm cán bộ xã, phường, thị trấn:


+ Là cán bộ, công chức,viên chức nhà nước: 8,69%.


+ Là công an, bộ đội xuất ngũ: 26,33%.


+ Đang hưởng chế độ hưu trí hoặc mất sức: 9,29%.


+ Là thương binh, bệnh binh: 3,69%.


+ Là lao động nông nghiệp và các đối tượng khác: 51,95%.

- Thời gian công tác của cán bộ xã, phường, thị trấn:


+ Từ 15 năm trở lên: 25,73%.


+ Từ 10 năm đến dưới 15 năm: 21,96 %.


+ Từ 5 năm đến dưới 10 năm:24,69%.


+ Dưới 5 năm 27,65%.


- Trình độ chuyên môn:


+ Sơ cấp: 14,44%.


+ Trung cấp: 20,96%.


+ Đại học: 8,84%.


+ Chưa qua đào tạo: 55,76%.


Đã qua chương trình quản lý hành chính nhà nước: 22,74%.


Từ những số liệu nêu trên có thể nêu ra một số nhận xét sau đây:


Một là: Số cán bộ giữ cương vị chủ chốt ở cấp xã có tuổi đời khá cao, đa số có trình độ chuyên môn - trình độ văn hóa chưa cao. Số cán bộ với tuổi đời từ 35 tuổi trở lên chiếm tới 80,77% (trong đó có tới 20,3% là cán bộ trên 50 tuổi) và số cán bộ có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở; trình độ chuyên môn sơ cấp, hoặc chưa qua đào tạo lại chủ yếu rơi vào số cán bộ này. Trước yêu cầu phải tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã, khi đặt ra vấn đề phải học để nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị thì đa số cán bộ đều lựa chọn đi học trung cấp lý luận chính trị tại chức mà chưa chú trọng học tập về quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ. Trong tổng số cán bộ được điều tra chỉ có 22,74% học qua chương trình quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là điều dễ nhận thấy khi thấy số lượng cán bộ chính quyền cấp xã trong các lớp sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị tại chức trong thời gian gần đây đột ngột gia tăng.

Hai là: Do điều kiện lịch sử để lại, có một số cán bộ chính quyền cấp xã là cán bộ hưu. Số cán bộ này, nhìn chung nếu chỉ tính đơn thuần về trình độ, năng lực thì hầu như họ đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ, nhất là về mặt bằng cấp, về bản lĩnh chính trị. Nhưng nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì còn nhiều vấn đề đặt ra. Đối với

cán bộ hưu trí, do họ có một quãng thời gian khá dài, ít nhất là khoảng từ 25 năm trở lên thoát ly khỏi địa phương cho nên có nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ sở họ khó nắm bắt được. Đây cũng chính là lý do tạo ra giữa họ và nhân dân địa phương cũng như đội ngũ cán bộ công tác tại xã luôn có một khoảng cách. Đó là chưa kể đến khoảng cách về thu nhập, về mức sống giữa họ với các cán bộ công tác ở địa phương. Thêm vào đó, cán bộ hưu quyền lợi của họ không gắn chặt vào công việc được giao. Họ không có chí tiến thủ trong công tác, nhiều khi họ coi đây như một việc làm thêm. Đồng thời, cán bộ hưu tuổi đời của họ khá là cao, ít nhất cũng từ 50 tuổi trở lên, đây là độ tuổi mà sự năng động và minh mẫn đã vượt qua đỉnh cao nên dễ bảo thủ, an phận.

Ba là: Về thời gian công tác của cán bộ xã: Theo số liệu điều tra ở trên, số cán bộ công tác từ 5 năm trở lên chiếm tới 72,38%, từ 10 năm trở lên chiếm 47,69%. Công tác lâu năm cũng có mặt tích cực là quen việc, tích lũy được kinh nghiệm, nhưng có mặt hạn chế là dễ bảo thủ, thiếu năng động và thường tư duy theo lối mòn, tự bằng lòng, tự thỏa mãn, không có ý chí vươn lên, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nói cách khác, tư duy của họ không vượt qua "lũy tre làng". Mặt hạn chế này chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, trong đó đặc biệt quan tâm đến nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực về chính trị, về quản lý kinh tế, về chuyên môn, trình độ pháp luật, quản lý nhà nước đã và đang trở thành yêu cầu bức xúc.

V.I. Lênin đã dạy:


Chú ý tìm cho ra và thử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người thực sự có tài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội lại vừa có năng lực... chỉ có những người như thế, chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân, lên những chức vụ lãnh đạo quản lý, sau khi đã thử thách họ hàng chục lần bằng cách cho họ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất [31, tr. 236-237].

V.I. Lênin cũng chỉ rõ: "... trong một chừng mực nào đó cần phải tiến hành việc phân bố lại các cán bộ lãnh đạo khi họ không thể thích ứng với điều kiện mới và nhiệm

vụ mới" [31, tr. 176] và "sự cần thiết phải thu hút rộng rãi các tài năng tổ chức mới tham gia vào sự nghiệp quản lý nhà nước" [31, tr. 177].

1.3.4. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức; khắc phục tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

Theo đánh giá chung của Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, số cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn là bộ đội xuất ngũ và cán bộ về hưu (chiếm tỷ lệ khá đông) đã được rèn luyện thử thách nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống trong sạch, giản dị, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung. Nhưng trong đó có một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cấp xã do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức: Sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí; lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý nhà nước; bán và sang nhượng đất trái phép, tham ô công quỹ, tiền của nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; của các công trình, dự án của Nhà nước đầu tư cho cơ sở; thậm chí bớt xén, chia nhau tiền đóng góp của nhân dân ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt... gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; có nơi chính quyền đối lập với dân, dân không tin vào cán bộ cơ sở, thậm chí bất bình phản ứng tập thể, gây nên những điểm nóng hết sức phức tạp.

Sự kiện phản ứng tập thể của nhân dân hơn 250 xã ở Thái Bình tháng 5/1997 cũng bắt nguồn từ sự suy thoái phẩm chất đạo đức, mà chủ yếu là quan liêu, thiếu trách nhiệm và tham nhũng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở Thái Bình.

Cán bộ chính quyền cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật trên địa bàn, tiếp xúc hàng ngày trực tiếp với nhân dân. Vì vậy, nhân dân trực tiếp quan sát thái độ, cử chỉ, hành vi, phong cách làm việc và phẩm chất đạo đức của cán bộ để đánh giá Nhà nước và chế độ. Sự thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã không những ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao mà còn gây bất bình phẫn nộ của quần chúng nhân dân, làm suy yếu chính quyền cách mạng. Hơn nữa các thế lực thù địch và bọn cơ hội sẽ ngay lập tức lợi dụng đả kích, vu khống, kích động gây bạo loạn, gây mất ổn định chính trị. Tình hình ở Tây Nguyên và một số điểm nóng khác là bằng chứng sinh

động về tính nguy hiểm của sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Như vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ, năng lực và thoái hóa biến chất - vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách.

Chương 2


Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ hiện nay


2.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ


2.1.1. Đặc điểm về địa lý


Phú Thọ là tỉnh miền núi phía bắc mới được tái lập và đi vào hoạt động từ tháng 1.1997 theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 4 năm 1999: Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.465 km2; phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông và Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi có tiềm năng về đất đai, khoáng sản, lao động. Đất đai chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp. Tính đến ngày 01-10- 2002 trong tổng số 350.634 ha đất có 89.491 ha đất nông nghiệp; 84.546 ha đất lâm nghiệp;

20.074 ha đất chuyên dùng; 6.416 ha đất ở; 150.105 ha đất chưa sử dụng.


Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi duy nhất không có đường biên giới quốc gia (kể cả đường bộ và đường biển). Nhưng Phú Thọ có vị trí địa lý quan trọng về quốc phòng. Đường quốc lộ 2 nối sáu tỉnh biên giới phía bắc với Thủ đô Hà Nội chạy ngang qua địa bàn của tỉnh với chiều dài trên 60 km. Sông Hồng, sông Đà và một số con sông khác chảy trên địa bàn tỉnh đã tạo cho Phú Thọ có một mạng lưới giao thông vô cùng thuận lợi.

Do đặc điểm trên, nên kinh tế Phú Thọ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Với hệ thống đường giao thông vô cùng thuận lợi đã tạo điều kiện cho Phú Thọ phát triển mạnh về du lịch - dịch vụ. Với đặc điểm ưu đãi của một vùng đất trung du - miền núi Phú Thọ có điều kiện phát triển tất cả các ngành nghề nhưng đây cũng lại là một hạn chế của Phú Thọ. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi hàng hóa phải có sức cạnh tranh cao, có những mặt hàng đặc sản của địa phương mới tạo được ưu thế cạnh tranh. Nhưng ở Phú Thọ hầu như chưa có một loại sản phẩm, hàng hóa nào đáp ứng được yêu cầu này. Do đó, mức thu nhập của người dân ở Phú Thọ thấp. Phú Thọ

là một tỉnh hàng năm ngân sách nhà nước phải cấp bù khoảng 50% chi ngân sách. Phú Thọ là một tỉnh miền núi nghèo mới tái lập, nội lực kinh tế yếu, kém lợi thế cạnh tranh trong đầu tư và phát triển. Mặc dù chỉ cách Thủ đô Hà Nội 80 km, thuận lợi cả đường bộ, đường sắt và đường sông, nhưng Phú Thọ hầu như không lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Là một tỉnh trung du miền núi, khi đến Phú Thọ hầu như rất khó tìm được một địa điểm bằng phẳng, mà chủ yếu là gò đồi. Có thể nói, toàn bộ diện tích đất đai của Phú Thọ là diện tích gò đồi.

2.1.2. Đặc điểm về dân cư


Phú Thọ có dân số 1.261,5 nghìn người trong đó nam: 619,173 nghìn người chiếm 49,1%; nữ có 642,327 nghìn người chiếm 50,9%; dân số sống ở khu vực thành thị 178,902 nghìn người chiếm 14,2%; dân số sống ở khu vực nông thôn là 1.082,958 nghìn người chiếm 85,5%; lực lượng lao động của Phú Thọ là trên 0,6 triệu người, hàng năm được bổ sung gần 5.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.

Đáng chú ý là dân số Phú Thọ phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, ở khu vực thành thị rất thấp, tốc độ phát triển chậm. Năm 1990 dân số khu vực nông thôn chiếm 90,71% trong khi khu vực thành thị chỉ chiếm 9,29%. Đến năm 1995 khu vực nông thôn chiếm 90,22%, khu vực thành thị chiếm 9,78%. Tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú được chia làm hai tỉnh: Tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1998 khu vực nông thôn chiếm 86%, khu vực thành thị chiếm 14%. Năm 2000 khu vực nông thôn chiếm 85,8%, khu vực thành thị chiếm 14,2% [51, tr. 29]. Như vậy, khi chưa tái lập tỉnh, tỷ trọng dân số khu vực thành thị trong vòng 5 năm (1990-1995) chỉ tăng 0,6% (tốc độ quá chậm). Sau khi tái lập tỉnh, trong vòng 3 năm (1995-1998) tỷ trọng dân số khu vực thành thị đã tăng 4,1%; trong 5 năm (1995 - 2000) tỷ trọng dân cư khu vực đô thị đã tăng 4,42%. Điều đó cho thấy, việc chia tách tỉnh cũng góp phần tác động rất lớn đến cơ cấu phân bố lao động.

Tỉnh Phú Thọ gồm 12 huyện, thành, thị (trong đó có 10 huyện; 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 1 thị xã) với 271 xã, phường, thị trấn (trong đó có 248 xã; 13 phường và 10 thị trấn). Toàn tỉnh có 214 xã, thị trấn miền núi và 50 xã đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn tỉnh, dân cư phân bố không đều. Trong khi ở khu vực thành phố (Việt Trì) mật độ dân số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022