Hệ Thống Thống Nhất Đánh Giá Các Tổ Chức Tài Chính (The Uniform Financial Institutions Rating System - Ufirs)


chỉnh MXHTN của họ tương đồng với các MXHTN của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm còn lại.Vì vậy, trong phạm vi luận án khái niệm MXHTN của các NHTM được hiểu là MXHTN dài hạn của NHTM do Fitch công bố. Vấn đề này không làm giảm ý nghĩa khoa học và mức độ khái quát của luận án.

2.1.2 Phương pháp đánh giá MXHTN các NHTM

Hiện nay, ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín nhất bao gồm: Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s đều có công bố các nguyên tắc đánh giá MXHTN các NHTM. Bên cạnh đó, Hội đồng Giám sát các tổ chức tài chính Liên Bang Mỹ (FFIEC) cũng đưa ra Hệ thống thống nhất đánh giá các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, những phương pháp đánh giá NHTM được trình bày bởi các đơn vị này mang tính chất hướng dẫn tổng quát mà không đưa ra các tiêu chí và thang đo cụ thể để đánh giá MXHTN của NHTM.

2.1.2.1 Hệ thống thống nhất đánh giá các tổ chức tài chính (The Uniform Financial Institutions Rating System - UFIRS)

Hệ thống đánh giá này được Hội đồng giám sát các tổ chức Tài chính Liên Bang Mỹ ban hành năm 1979. Hệ thống này ban đầu được áp dụng ở Mỹ, sau đó được áp dụng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới bởi sự khuyến khích của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ. Hệ thống này được biết đến trên phạm vi thế giới với tên viết tắt là CAMELS, phản ánh 6 yếu tố được đánh giá của NHTM bao gồm: mức độ đầy đủ của nguồn vốn chủ sở hữu - CAPITAL ADEQUACY, chất lượng tài sản – ASSET QUALITY, năng lực điều hành – MANAGEMENT CAPABILITY, thu nhập – EARNING, hệ số thanh khoản – LIQUIDITY RATIOS, và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường – SENSITIVITY TO MARKET (Christopolous, 2011).

Theo hệ thống đánh giá này, mỗi NHTM được xếp vào một mức xếp hạng cụ thể dựa trên sự đánh giá 6 yếu tố chủ yếu phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kể trên. Sự đánh giá này cũng xem xét quy mô, đặc điểm, tính chất phức tạp của các hoạt động và danh mục rủi ro của NHTM.

Hệ thống đánh giá này bao gồm 5 mức xếp hạng đánh giá và 5 mức độ đánh giá các yếu tố phản ánh tình hình tài chính và hoạt động của NHTM. Các mức xếp hạng và mức độ đánh giá trên được xếp thứ tự từ 1 đến 5. Mức xếp hạng 1 phản ánh mức độ đánh giá tốt nhất, thể hiện tình hình hoạt động và năng lực quản lý rủi ro tốt


nhất. Mức xếp hạng 5 phản ánh mức độ đánh giá kém nhất, thể hiện tình hình hoạt động và năng lực quản trị rủi ro ở mức kém nhất.

Các mức xếp hạng NHTM thường có quan hệ rất mật thiết với mức độ đánh giá các yếu tố phản ánh tình hình tài chính và hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, mức xếp hạng NHTM không phải là trung bình cộng của các mức độ đánh giá các yếu tố. Việc đánh giá một yếu tố dựa trên việc phân tích định tính các thành phần cấu thành nên yếu tố đó và trong mối liên hệ với các yếu tố khác. Trong quá trình xác định mức xếp hạng cho một NHTM, một số yếu tố sẽ có mức độ ảnh hưởng lớn đến mức xếp hạng hơn các yếu tố còn lại căn cứ trên điều kiện thực tế của đơn vị được đánh giá xếp hạng.

2.1.2.2 Phương pháp đánh giá MXHTN NHTM của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế

Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch thực hiện đánh giá MXHTN của NHTM qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: đánh giá MXHTN độc lập của NHTM (Viability Rating – VR) trên 5 yếu tố cơ bản: môi trường hoạt động, vị thế, năng lực quản trị điều hành, thái độ đối với rủi ro và tình hình tài chính của NHTM.

- Giai đoạn 2: đánh giá MXHTN chung của ngân hàng trên cơ sở kết hợp MXHTN của bản thân NHTM với những yếu tố hỗ trợ của chính phủ và tập đoàn mẹ đối với MXHTN của NHTM.

Quá trình này có thể tóm tắt ngắn gọn qua sơ đồ 2.1.


Sơ đồ 2.1: Khung phân tích MXHTN NHTM của Fitch



MXHTN ngắn hạn của NHTM

MXHTN của các khoản nợ dài hạn cụ thể

MXHTN của các công cụ nợ thứ cấp và hỗn hợp

MXHTN độc lập của NHTM

Các yếu tố chủ yếu để đánh giá

- Môi trường hoạt động

- Vị thế

- Năng lực quản lý

- Mức độ mạo hiểm

- Tình hình tài chính

MXHTN dài hạn của NHTM

Đánh giá mức độ hỗ trợ của Chính phủ và tập đoàn mẹ

Mức độ hỗ trợ của chính phủ

Các yếu tố chủ yếu để đánh giá

- Khả năng hỗ trợ của chính phủ

- Mức độ sẵn sàng hỗ trợ

Mức độ hỗ trợ của tập đoàn

Các yếu tố chủ yếu để đánh giá

- Khả năng hỗ trợ của tập đoàn

- Mức độ sẵn sàng hỗ trợ

Nguồn: Fitch, 2014.

Tương tự như Fitch, Standard & Poor’s cũng thực hiện đánh giá MXHTN của NHTM qua 2 bước:

- Bước 1: xác định mức độ uy tín và năng lực của bản thân NHTM (Stand Alone credit profile – SACP) trên cơ sở 6 yếu tố cơ bản: rủi ro chung và rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng của quốc gia nơi NHTM có trụ sở; vị thế NHTM; vốn tự có và thu nhập; mức độ rủi ro; cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán của NHTM.

- Bước 2: xác định MXHTN chung của NHTM trên cơ sở kết hợp mức độ uy tín và năng lực của bản thân NHTM với những sự hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn mẹ. Ở bước này, Standard & Poor’s đánh giá sự tác động của các yếu tố hỗ trợ từ chính phủ và tập đoàn mẹ đến MXHTN của NHTM thông qua việc đánh giá mối quan hệ giữa những chủ thể này.

2.2 Đặc điểm kinh tế và đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi


2.2.1 Một số đặc điểm kinh tế của các nền kinh tế phát triển

Các nền kinh tế phát triển là các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở mức độ cao và có một hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại. Có rất nhiều tiêu chí khác nhau được các tổ chức quốc tế như IMF và WB sử dụng để xác định xem một quốc gia có thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển hay không. Tuy nhiên, một số đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đó là:

Thứ nhất, các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường là các quốc gia có chỉ tiêu GNP bình quân đầu người cao. Hiện nay, một số chuyên gia kinh tế cho rằng các quốc gia có mức GNP bình quân đầu người trên mức 12,000 USD là những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các quốc gia có nền kinh tế phát triển phải có GNP bình quân đầu người trên mức 25,000 USD hay 30,000 USD (Investopedia, 2017).

Thứ hai, các quốc gia phát triển là các quốc gia trong thời kỳ hậu công nghiệp hóa. Tại các quốc gia này, lĩnh vực dịch vụ hay công nghệ tri thức tạo ra nhiều của cải xã hội hơn so với các lĩnh vực khác. Ngược lại, tại các nền kinh tế mới nổi thì lĩnh vực công nghiệp sản xuất hay nông nghiệp là những lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế (Nafziger, 2006).

Thứ ba, các quốc gia có nền kinh tế phát triển là những quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt. IMF thường dùng chỉ số mức độ phát triển con người (Human development index – HDI) để phản ánh chất lượng cuộc sống tại một quốc gia. Chỉ số này đo lường các yếu tố như: mức độ phát triển của nền giáo dục và khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của người dân tại quốc gia. Chỉ số này có giá trị từ 0 đến 1. Các nền kinh tế phát triển thường là những quốc gia có chỉ số phát triển con người trên mức 0.8 (Wikipedia, 2017).

2.2.2 Một số đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển

Trước hết, hệ thống NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về mức độ cạnh tranh. Mizaei và cộng sự (2013) sử dụng mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1999 – 2008 đã chỉ ra rằng các NHTM tại các nền kinh tế phát triển hoạt động trong môi trường cạnh tranh hơn so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. Chỉ số mức độ tập trung của các NHTM được các tác giả đo lường bằng giá trị tổng tài sản của 5 NHTM quy mô lớn nhất/tổng giá trị tài sản các NHTM


tại một quốc gia. Chỉ số này càng thấp thể hiện môi trường hoạt động của các NHTM càng mang tính chất cạnh tranh.

Mức độ tập trung

Đồ thị 2.1: Mức độ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1999 - 2008.

NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. NHTM tại các nền kinh tế phát triển

Năm


Nguồn: Mizaei và cộng sự (2013).

Đồ thị 2.1 thể hiện mức độ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi luôn vượt trội so với các nền kinh tế phát triển trong cả giai đoạn từ 1999 - 2008. Do vậy, môi trường hoạt động của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển mang tính cạnh tranh cao hơn so với các nền kinh tế mới nổi.

Mặt khác, các NHTM tại các nền kinh tế phát triển thường có mức độ đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hơn so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. Nguyen và cộng sự (2012) cho rằng các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn và cho vay. Trái lại, tại các nền kinh tế phát triển, các hoạt động dịch vụ ngân hàng đóng góp đáng kể vào trong tổng thu nhập của các NHTM. Nguyên nhân là, các NHTM tại các nền kinh tế phát triển thường có ưu thế về trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ ngân hàng hơn so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. Do đó, các NHTM tại các nền kinh tế phát triển có các dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng. Các hoạt động này đem lại nguồn thu đáng kể cho các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp tại các nền kinh tế phát triển cũng thường cao hơn so với các nền kinh tế mới


nổi. Do vậy, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng đã trở thành một hoạt động kinh doanh quan trọng của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển.

Cuối cùng, khung pháp lý chi phối hoạt động của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển cũng thường được đánh giá tốt và hoàn thiện hơn so với tại các nền kinh tế mới nổi. Theo Suarez (2001), các quy định về quản lý hoạt động ngân hàng và các chuẩn mực kế toán ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển thường chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với tại các nền kinh tế mới nổi. Mặt khác, NHTM tại các nền kinh tế phát triển luôn đi trước trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị ngân hàng như Basel. Nghiên cứu của Powell (2004) cho thấy tỷ lệ số lượng trung bình các NHTM trong 1 quốc gia tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị ngân hàng Basel 2 tại các nền kinh tế phát triển là 80% so với mức 40% tại các nền kinh tế mới nổi tại thời điểm năm 2003.

2.2.3 Một số đặc điểm kinh tế của các nền kinh tế mới nổi

Khái niệm các nền kinh tế mới nổi lần đầu tiên được sử dụng bởi Antoine W. Van Agtmael, chuyên gia kinh tế của World Bank, năm 1981 để chỉ các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa và có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ (Economy Watch, 2010). Các nền kinh tế mới nổi thường có sự khác biệt với các nền kinh tế phát triển về các yếu tố như: chỉ tiêu GNP bình quân đầu người, mức độ đóng góp của lĩnh vực dịch vụ hay công nghệ tri thức trong tổng giá trị sản phẩm của xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân như đã kể trên. Mặt khác, ta còn có thể phân biệt giữa các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển qua những đặc điểm sau:

Một là, các nền kinh tế mới nổi là những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ những nền kinh tế đóng cửa và kém phát triển thành những nền kinh tế mở cửa và phát triển. Quá trình chuyển đổi này thường được thể hiện qua sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối tại các quốc gia này và những thay đổi về chính sách quản lý kinh tế của chính phủ theo hướng tự do hóa và mở cửa nền kinh tế. Tuy vậy, các nền kinh tế mới nổi chưa có được mức độ hiệu quả của thị trường cũng như những quy định chặt chẽ về chế độ kế toán, quản lý và điều hành thị trường tài chính như tại các nền kinh tế phát triển (IMF, 2014).

Hai là, sự thiếu ổn định và dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính tại các nền kinh tế mới nổi là một đặc điểm nổi bật được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Cụ thể, theo Nilsen và Rovelli (2001) các nền kinh tế mới nổi đã chịu tác động của một chuỗi dài các cuộc khủng hoảng tài chính trong vài thập kỷ trở lại đây. Trước hết là cuộc khủng


hoảng tại Chile năm 1982, sau đó là Mexico năm 1994 - 1995, nối tiếp là cuộc khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Nam Á năm 1997 (bao gồm các quốc gia như Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Thái Lan), khủng hoảng tài chính tại Nga năm 1998 và Brazil 1999. Keffala (2015) cho rằng mỗi cuộc khủng hoảng tài chính tại các nền kinh tế mới nổi đều có những đặc điểm và nguyên nhân riêng biệt. Tuy vậy, các cuộc khủng hoảng này cùng xuất phát từ một số nguyên nhân chung như: chính sách tài chính quốc gia thiếu bền vững, hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của hệ thống NHTM không phù hợp, hoạt động giám sát các khoản vay của các NHTM yếu kém, hoạt động đầu tư không hiệu quả của chính phủ hay của các tổ chức kinh tế tại các quốc gia này.

Ba là, quá trình tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ tại các nền kinh tế mới nổi để khắc phục sự thiếu ổn định và dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính tại các quốc gia này. Trong đó, nổi trội nhất là quá trình tự do hóa tài chính của các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Châu Á trong hai thập kỷ gần đây. Ban đầu, tỷ lệ thâm nhập của các NHTM nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi rất thấp do chịu ảnh hưởng của các chính sách khắt khe trong việc cấp phép thành lập và quản lý hoạt động đối với các NHTM nước ngoài tại các quốc gia này. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á năm 1997, các nhà đầu tư trong nước không đủ sức tham gia vào việc tái cấu trúc vốn cho các NHTM tại các quốc gia này. Do vậy, chính phủ tại các nền kinh tế mới nổi đẩy mạnh việc khuyến khích các NHTM nước ngoài tham gia góp vốn vào các NHTM nội địa. Cụ thể như, trong năm 2000 chính phủ Indonesia nâng tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng liên doanh tại quốc gia này từ 85% lên 99%. Chính phủ Thái Lan nới lỏng hạn chế sở hữu nước ngoài tại các NHTM bằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm tỷ lệ vốn góp chủ yếu vào các tổ chức tài chính tại Thái Lan lên đến 10 năm. Kết quả là, cuối năm 2001, có 4 NHTM liên doanh với phần vốn góp chủ yếu là của các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Thái Lan (Montgomery, 2003). Năm 1999, chính phủ Trung Quốc cho phép mức lãi suất cho vay của các NHTM đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể lên 130% so với mức lãi suất cho vay quy định của NHTW. Bắt đầu từ năm 2002, chính phủ Trung Quốc cho phép tự do hóa lãi suất trong hoạt động cho vay và huy động của các NHTM. Từ năm 2003, các NHTM và người gởi tiền có thể tự do thương lượng lãi suất gởi ngoại tệ. Đến năm 2004, tại Trung Quốc có 204 chi nhánh


NHTM nước ngoài được cho phép thu đổi ngoại cho người dân Trung Quốc và người nước ngoài trên phạm vi toàn quốc (Fu và Heffernan, 2009). Mặt khác, theo Fang và cộng sự (2014) tại các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Âu, quá trình cải tổ hệ thống NHTM bắt đầu diễn ra mạnh mẽ sau sự tan rã của Liên Bang Xô Viết. Quá trình này được thể hiện cụ thể qua việc tư hữu hóa các NHTM thuộc sở hữu nhà nước, thiết lập khung pháp lý chặt chẽ trong lĩnh vực ngân hàng và giải quyết vấn đề nợ quá hạn của hệ thống NHTM.

Bốn là, tốc độ tăng trưởng GDP tại các nền kinh tế mới nổi thường ở mức cao hơn so với các nền kinh tế phát triển. Cụ thể, trong giai đoạn 2015 - 2016, tốc độ tăng trưởng GDP tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản đều ở dưới mức 3%/năm. Trong khi đó, tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP đều ở mức trên 4%/năm.

2.2.4 Một số đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi

Mặc dù hệ thống NHTM tại các nền kinh tế mới nổi đã có nhiều thay đổi tích cực và tiếp cận dần với sự phát triển của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển khi các chính phủ đẩy mạnh quá trình tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi vẫn còn một số điểm khác biệt quan trọng so với các NHTM tại các nền kinh tế phát triển như sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản và dư nợ cho vay của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường khá cao. Theo Mishkin (1999), tại các nền kinh tế mới nổi, các NHTM có vai trò vô cùng quan trọng và được xem là một kênh dẫn vốn chủ yếu các doanh nghiệp tại các quốc gia này. Để đạt được mục tiêu kích thích nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao, chính phủ tại các nền kinh tế mới nổi thường khuyến khích các NHTM tăng trưởng dư nợ cho vay một cách nhanh chóng. Mặt khác, quá trình tự do hóa tài chính tại các quốc gia này cũng góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng quy mô tài sản và dư nợ cho vay của các NHTM. Các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi trong một khoảng thời gian ngắn do sự hấp dẫn của tỷ suất sinh lời cao tại các thị trường này. Và kết quả là dòng vốn nước ngoài này đã tiếp sức thêm cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động cho vay và thúc đẩy những hoạt động kinh doanh mạo hiểm của các NHTM. Tuy nhiên, năng lực đánh giá rủi ro tín dụng và kiểm soát việc sử dụng vốn vay của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi không thể phát triển và đáp ứng kịp với tốc độ tăng


trưởng quá nhanh của dư nợ cho vay. Kết quả là, các NHTM phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao khi các khách hàng vay sử dụng vốn không hiệu quả và không đúng mục đích.

Thứ hai, theo Suarez (2001) nguồn vốn chủ sở hữu của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường không thật sự thể hiện tiềm lực tài chính của các NHTM như tại các nền kinh tế phát triển. Do hệ thống quản lý hoạt động NHTM còn chưa hoàn thiện và vốn chủ sở hữu của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường tập trung vào một số ít cổ đông của NHTM nên các cổ đông này dễ dàng tài trợ cho phần vốn góp của họ vào NHTM thông qua các khoản vay từ các bên liên quan.

Thứ ba, khả năng sinh lời đại diện bởi tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường cao hơn so với các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Mizaei và cộng sự (2013) với mẫu dữ liệu gồm 308 NHTM tại các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và 1621 NHTM tại các nền kinh tế phát triển trong giai đoạn 1999 – 2008 đã cho thấy tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển thường ổn định ở mức 0.5% và khá thấp khi so sánh với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi.

Đồ thị 2.2: ROAA của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển giai đoạn 1999 - 2008

NHTM tại các nền kinh tế mới nổi.

NHTM tại các nền kinh tế phát triển

Năm


Nguồn: Mizaei và cộng sự (2013).

Thứ tư, Vives (2006) cho rằng tại các nền kinh tế mới nổi, chất lượng thông tin tài chính của các NHTM thường không có độ tin cậy cao. Tại các quốc gia này, việc cung cấp thông tin tài chính của các NHTM còn rất nhiều vấn đề tồn tại nguyên nhân


chủ yếu xuất phát từ các yếu tố về thể chế. Cụ thể, các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi thường không có những quy định cụ thể để xử lý việc các NHTM cung cấp các thông tin tài chính chậm trễ hay không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, các chuẩn mực kế toán áp dụng bởi các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường không tương đồng với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chẳn hạn như quy định về phân loại và trích lập dự phòng cho hoạt động tín dụng có sự khác biệt rất lớn giữa các nền kinh tế triển và các nền kinh tế mới nổi. Bên cạnh đó, việc cung cấp các thông tin tài chính có chất lượng và tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế thường đòi hỏi các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi phải có một sự đầu tư tương đối lớn vào hệ thống quản lý và nhân sự. Điều này không được các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi quy định bắt buộc do quy mô tương đối khiêm tốn của các NHTM tại các quốc gia này. Ngoài ra, Bouvard và cộng sự (2011) cho rằng có tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa sự minh bạch và chính xác của thông tin tài chính và rủi ro thanh khoản của NHTM. Đặc biệt, tại các nền kinh tế mới nổi, khi tình hình tài chính của các NHTM đang trong tình trạng bất ổn thì việc không minh bạch trong công bố thông tin tài chính của các NHTM dễ dẫn đến sự tháo chạy đồng loạt của các nhà đầu tư và người gởi tiền ra khỏi hệ thống NHTM.

2.3 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM

Qua việc tham khảo Hệ thống thống nhất đánh giá các tổ chức tài chính của Hội đồng Giám sát các tổ chức tài chính Liên Bang Mỹ (FFIEC), các phương pháp đánh giá MXHTN của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và các nghiên cứu về MXHTN của các NHTM, tác giả thấy rằng MXHTN của NHTM bị tác động bởi các yếu tố như: mức độ rủi ro chung của nền kinh tế, mức độ rủi ro ngành ngân hàng của

quốc gia nơi NHTM có trụ sở, sự hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn mẹ và một số đặc điểm riêng của bản thân NHTM1. Bên cạnh đó, mỗi yếu tố trên lại bị tác động bởi rất nhiều các yếu tố chi tiết khác. Tuy nhiên, tác giả thấy rằng tồn tại sự không thống nhất trong các yếu tố chi tiết được sử dụng bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong việc đánh giá MXHTN của NHTM, cụ thể nhất là sự không thống nhất trong các chỉ tiêu

phản ánh tình hình tài chính của các NHTM. Mặt khác, sự khác biệt cơ bản giữa Hệ thống thống nhất đánh giá các tổ chức tài chính so với phương pháp đánh giá



1 Các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM theo phương pháp đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế được minh họa trong sơ đồ 2.2 bên dưới.


MXHTN của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm là hệ thống này không đề cập đến tác động hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn mẹ đến MXHTN của NHTM.

Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm về MXHTN của NHTM như nghiên cứu của Boyacioglu và cộng sự (2009), Matousek và Stewart (2009), Ioannidis và cộng sự (2010), Caporale và cộng sự (2012), … đều thống nhất với nhau về sự tác động của các yếu tố vĩ mô nền kinh tế nơi NHTM có trụ sở và các yếu tố đặc thù của NHTM như quy mô, chất lượng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, hiệu quả hoạt động và khả năng thanh khoản đến MXHTN của NHTM. Bên cạnh đó, Lang và So (2002), Iannotta và cộng sự (2010), Lassoued và cộng sự (2016) đã chỉ ra sự tác động của đặc điểm sở hữu đến mức độ rủi ro và MXHTN của các NHTM.

Hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn mẹ Mức độ rủi ro chung của nền kinh 2

Hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn mẹ


Mức độ rủi ro chung

của nền kinh tế




Mức độ rủi ro

ngành ngân hàng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại – nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi - 3

Quy mô và vị thế

NHTM





Chất lượng tài sản




Quy mô

vốn chủ sở hữu




Khả năng sinh lời và

hiệu quả hoạt động




Khả năng

thanh khoản




Sơ đồ 2.2: Các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM


Các yếu tố vĩ mô


Các yếu tố đặc thù của NHTM


Mức xếp hạng tín nhiệm của NHTM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ lược khảo lý thuyết.

2.3.1 Sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến MXHTN của NHTM

Hoạt động kinh doanh của các NHTM rất nhạy cảm với những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Đặc biệt, những thay đổi trong chính sách điều hành nền kinh tế của


chính phủ hay những bất ổn trong hệ thống chính trị tại một quốc gia lập tức có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro và MXHTN của các NHTM tại quốc gia này. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s đều bắt đầu việc đánh giá MXHTN của các NHTM bằng việc xem xét đánh giá mức độ rủi ro chung của nền kinh tế nơi NHTM có trụ sở.

Mặt khác, nghiên cứu thực nghiệm của Matousek và Stewart (2009), Bellotti và cộng sự (2011a, 2011b), Caporale và cộng sự (2012) đều cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố rủi ro quốc gia nơi NHTM có trụ sở đến MXHTN của bản thân NHTM. Những sự thay đổi trong chính sách điều hành nền kinh tế của chính phủ, mức độ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công, tốc độ tăng trưởng GDP hay tỷ lệ lạm phát của quốc gia là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến MXHTN của các NHTM tại quốc gia này. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu giai đoạn 2010

- 2012 đã cho thấy sự tác động mạnh mẽ của mức độ rủi ro quốc gia đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia này. Trong giai đoạn này, khi một số các quốc gia Châu Âu đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ công thì các NHTM tại các quốc gia này lập tức bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ MXHTN.

Bên cạnh đó, trong quá trình đánh giá MXHTN của NHTM, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên cũng thực hiện đánh giá rất chi tiết mức độ rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng tại quốc gia nơi NHTM có trụ sở. Theo Standard & Poor’s (2011 b), môi trường hoạt động ngành ngân hàng bao gồm các yếu tố như: hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh nghiệm và năng lực của NHTW trong việc điều hành hệ thống NHTM, mức độ đa dạng hóa các sản phẩm tài chính và mức độ cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, khả năng huy động vốn cũng như mức độ rủi ro thanh khoản của các NHTM.

Các nghiên cứu thực nghiệm của Fang và Marton (2014), Lin và Molyneux (2014) đã chứng minh rằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý hoạt động của hệ thống các NHTM và môi trường hoạt động cạnh tranh có kiểm soát của cơ quan chức năng giúp gia tăng hiệu quả hoạt động và góp phần làm giảm thiểu rủi ro hoạt động của các NHTM. Nghiên cứu của Mirzaei và cộng sự (2014) cũng đã chứng minh rằng mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ rủi ro của các NHTM.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022