Nói một cách khác, thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý nghĩa thay thế qua lại lẫn nhau với thuật ngữ không chắc chắn để mô tả sự biến đổi các tỷ suất sinh lợi liên quan đến một chứng khoán hay một tài sản nào đó.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tùy thuộc và chủ thể và hoạt động của nó trong mối quan hệ tạo nên rủi ro, nhưng nhìn chung rủi ro là một sự bất trắc không mong đợi, không sinh lời, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.
Từ đó, rủi ro sẽ luôn song hành cùng tỷ suất sinh lời mà tổ chức kinh tế muốn hướng đến. Các nhà quản trị sẽ không thể loại trừ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện để kịp thời đưa ra các biện pháp chủ động xử lý. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế có sự canh tranh gay gắt, các tổ chức kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng, rủi ro không thể tránh khỏi nên việc quản trị rủi ro là một điều tất yếu để đảm bảo trong thiệt hại từ tác hại của rủi ro.
Trong quá trình tồn tại, hoạt động các ngân hàng luôn phải đối phó với rất nhiều vấn đề, mà quan trọng nhất là duy trì được thường xuyên tình trạng cân đối giữa nhu cầu và khả năng có được nguồn vốn trong mọi điều kiện để đảm bảo sự ổn định, vững chắc về tài chính cho ngân hàng và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Muốn vậy, các nhà quản trị ngân hàng không thể không tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro khi muốn tối đa hoá lợi nhuận và đưa ra được các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Trên thực tế, rủi ro ngân hàng có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng như: thanh toán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư... Vì vậy, rủi ro của ngân hàng luôn được các ngân hàng luôn tại các nước phát triển đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định.
Clara-Iulia, Zinca (2015) dựa trên các tiêu chuẩn về đánh giá rủi ro ở các tổ chức để đề xuất giải pháp quản lý rủi ro như phát triển mô hình rủi ro hiệu quả và sáng tạo, phát triển văn hóa rủi ro, tư duy lại việc phân bổ vốn, tăng chất lượng các khoản phải thu. Tác giả đề cập đến các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, từ đó phát triển tầm nhìn giảm thiểu rủi ro và tập trung các rủi ro có ý nghĩa, sử dụng công nghệ trong việc quản trị rủi ro như quy định rò vai trò, trách nhiệm, tạo ra sự phối hợp ở
mức độ cao nhất, đánh giá mức độ giảm thiểu được rủi ro và chi phí quản trị rủi ro và lợi ích từ việc quản trị rủi ro.
Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính trong đó bao gồm các Ngân hàng Thương mại được phân thành tám loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng.
Hay Steinwand (2000) cho rằng rủi ro lớn phải mà các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt như sau:
Bảng 2-1 Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt
Rủi ro hoạt động | Rủi ro chiến lược | |
Rủi ro tín dụng | Rủi ro giao dịch | Rủi ro quản trị |
Rủi ro giao dịch | Rủi ro nguồn nhân lực | Hiệu quả giám sát và cấu trúc quản trị kém |
Rủi ro danh mục | Rủi ro thông tin và công nghệ | |
Rủi ro thanh khoản | Rủi ro gian lận | |
Rủi ro thị trường | Rủi ro pháp lý và sự tuân thủ | Rủi ro danh tiếng |
Rủi ro lãi suất | Rủi ro kinh doanh bên ngoài | |
Rủi ro tỷ giá | Rủi ro sự kiện | |
Rủi ro danh mục đầu tư |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Tổng Quan Về Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Tín Dụng Và Rủi Ro Thanh Khoản Và Ảnh Hưởng Của Sự Tương Tác Này Đến Sự Ổn Định Của Ngân Hàng
- Chi Phí Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Của Top 10 Nh Năm 2017 - 2018
- Danh Sách Các Ngân Hàng Trong Mẫu Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Nguồn: Steinwand (2000) Trong số các loại rủi ro mà các tổ chức tài chính nói chung và Ngân hàng Thương mại nói riêng phải đối mặt thì bốn loại rủi ro cơ bản, thường gặp nhất đó là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá hối đoái. Trong đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản được xem như là hai loại rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định trong ngân hàng với tác động đến các hoạt động như cho vay, huy động vốn, tài trợ…. Khi thực hiện quản trị rủi ro tài chính trong Tổ chức tín dụng
thì hai loại rủi ro này được xem xét và đánh giá một cách chi tiết, cụ thể trong việc xác định các yếu tố này tác động như thế nào đến sự ổn định của Ngân hàng.
2.1.3. Rủi ro thanh khoản tác động đến sự ổn định của Ngân hàng
Rủi ro thanh khoản là rủi ro gắn liền với tính thanh khoản của Ngân hàng.
Tính thanh khoản được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) về việc đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoán tín dụng đã cam kết của ngân hàng thương mại (Basel, 2010).
Rủi ro thanh khoản gắn liền với tính thanh khoản của Ngân hàng, nên Ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản là khi ngân hàng không cung ứng đủ lượng tiền mặt cho việc thanh khoản tức thời, hoặc cung ứng với một chi phí rất cao.
Rủi ro thanh khoản gây ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Rủi ro thanh khoản làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, hoặc khả năng thanh toán của Ngân hàng mất đi.
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi người gửi tiền mất lòng tin vào Ngân hàng, hoặc có nhu cầu rút tiền mang tính chất tức thời mà Ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi Ngân hàng phải chi trả ngay lập tức một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Khi đó, Ngân hàng buộc phải huy động vốn trong tình trạng tức thời nên phải chịu một khoản lãi suất cao, hoặc tiêu cực hơn, Ngân hàng buộc bán các tài sản để thực hiện các nhu cầu của người gửi tiền, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phá sản của Ngân hàng.
Chính từ những ảnh hưởng rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến sự ổn định của Ngân hàng, những nhà quản trị rủi ro trong Ngân hàng buộc phải tìm cách hạn chế những tác động xấu nhất của loại rủi ro này. Tuy nhiên, điều tiên quyết, nhà quản trị cần nắm rò, bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản:
- Thứ nhất, tổng nguồn cung thanh khoản và tổng nhu cầu thanh khoản luôn có sự chênh lệch tại một thời điểm, do đó tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản thường xuyên xảy ra;
- Thứ hai, tính thanh khoản luôn luôn tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời. Một tài sản có tính thanh khoản càng cao, hiệu suất sinh lời của tài sản càng thấp và ngược lại, một tài sản có tính thanh khoản càng thấp thì hiệu suất sinh lời của tài sản càng cao.
Nguyên nhân dẫn đến xảy ra rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng
Rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng xảy ra khi tính thanh khoản của Ngân hàng bị tác động bởi các nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố làm suy giảm hoặc mất đi tính thanh khoản trong hệ thống hoạt động. Theo Peter S. Rose (2001), các nguyên nhân dẫn đến xảy ra rủi ro thanh khoản trong ngân hàng bao gồm nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm:
- Sự mất ổn định kinh tế vĩ mô: bị ảnh hưởng quá nhiều bởi diễn biến của nền kinh tế vĩ mô, sự thay đổi này làm cho Ngân hàng không kịp đề phòng với những hoạt đồng của người đi vay, người gửi tiền, làm cho Ngân hàng dễ bị mất thanh khoản;
- Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ người gửi tiền, định chế tài chính, tổ chức tín dụng khác và đầu tư dài hạn, do đó làm mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn, đặc biệt trong việc nguồn thu từ đầu tư dài dạn nhỏ và dài hạn, không đáp ứng các khoản tiền gửi ngắn hạn đến hạn;
- Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến người gửi tiền và người cho vay vốn. Khi lãi suất giảm, người gửi tiền sẽ rút tiền đi đầu tư nơi khác có tỷ suất sinh lợi cao hơn, người vay vốn sẽ tập trung các khoản tín dụng có lãi suất thấp nhiều hơn, dẫn đến Ngân hàng buộc phải huy động khoản tiền lớn để trả cho người gửi tiền và cho người vay vốn vay tiền;
- Nhu cầu thanh khoản, gửi tiền, rút ra của khách hàng ngày càng tăng;
- Ngân hàng làm giảm niềm tin của khách hàng dẫn đến mất sự tín nhiệm, khách hàng có thể rút tiền ồ ạt để tránh rủi ro, gây ra hậu quả cho việc thanh khoản của Ngân hàng;
- Thông tin từ các đơn vị điều hành chính sách tiền tệ yếu kém, dẫn đến Ngân hàng không thể cập nhật tình hình diễn biến thị trường để chuẩn bị cho nhu cầu của khách hàng.
Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm:
Việc thực thi chính sách quản trị rủi ro của Ban điều hành Ngân hàng là yếu tố cơ bản trong nhóm nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng, chẳng hạn như:
- Tăng trưởng tín dụng quá mức so với nguồn vốn;
- Sự bất cập cơ cấu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ (liên quan trực tiếp trong việc cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn);
- Mật độ tập trung tiền gửi cao, cấu trúc tiền gửi kém ổn định;
- Khả năng tiếp cận thị trường kém được thể hiện qua việc huy động vốn kém, hoặc huy động được với chi phí cao, hoạt động cho vay không hiệu quả;
- Việc quản trị và quản lý rủi ro thanh khoản không phù hợp, đôi khi còn kém hiệu quả như việc dự trữ của Ngân hàng không đủ bù nhu cầu chi trả, không đáp ứng được trong trường có biến cố thanh khoản xảy ra hoặc việc sở hữu các chứng khoán có tính thanh khoản thấp là một điển hình.
Rủi ro thanh khoản tác động đến sự ổn định của Ngân hàng
Với vai trò quan trọng như là một trung gian tài chính, điều phối nền kinh tế, khi gặp phải rủi ro thanh khoản, Ngân hàng sẽ gặp phải sự bất ổn trong hoạt động của mình:
- Trong hoạt động kinh doanh, khi gặp phải rủi ro thanh khoản Ngân hàng buộc phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động cao, chi phí bỏ ra cao hơn, từ đó, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động thì Ngân hàng cho vay lãi suất cao, việc này sẽ làm cho các khách hàng vay vốn sẽ hạn chế đề nghị cấp
tín dụng, điều này làm cho hoạt động của Ngân hàng bị lỗ; (Ryan N.Banerjee, HitoshiMio, 2018).
- Rủi ro thanh khoản làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền của Ngân hàng, làm cho người rút tiền mất niềm tin vào Ngân hàng, dẫn đến có thể rút tiền ồ ạt, buộc Ngân hàng phải huy động vốn hoặc bán tài sản, hậu quả lớn nhất dẫn đến nguy sơ phá sản của Ngân hàng. (Valla, N. & Saes- Escorbiac, B. & Tiesset, M., 2006).
- Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người rút tiền, việc huy động vốn khó khăn, với chi phí cao Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn khi cấp tín dụng cho người vay vốn vì lãi suất cao, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. (Valla, N. & Saes-Escorbiac, B. & Tiesset, M., 2006).
- Có một số nghiên cứu phân tích tác động của rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của ngân hàng (Wagner, 2007; Čihák và Hesse, 2010; Cornetta và cộng sự, 2011; Beck và cộng sự, 2013; Almarzoqi và cộng sự, 2015). Wagner (2007) cho rằng rủi ro thanh khoản có tác động tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng. Tài sản có tính thanh khoản cao hơn, ban đầu, cải thiện sự ổn định của ngân hàng và làm cho khủng hoảng ít tốn kém hơn. Đặc biệt, ngân hàng bắt đầu chấp nhận rủi ro để tăng lợi nhuận, điều này bù đắp cho tác động cùng chiều ban đầu và tăng sự bất ổn của ngân hàng. Cornetta và cộng sự (2011) thấy rằng các ngân hàng, với tài sản thanh khoản cao, ngân hàng sẽ gia tăng thanh khoản và giảm cho vay trong cuộc khủng hoảng tài chính. Almarzoqi và cộng sự (2015) báo cáo kết quả tương tự trong khi Cihak và Hesse (2010) phát hiện ra không có mối quan hệ nào giữa rủi ro thanh khoản và sự ổn định đối với các Ngân hàng Hồi giáo lớn hơn nhưng mối quan hệ tiêu cực đáng kể được áp dụng cho các Ngân hàng Hồi giáo nhỏ.
2.1.4. Rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của Ngân hàng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gánh chịu đối với khoản nợ do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của
mình theo cam kết (Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay.
Rủi ro tín dụng thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: (i) Giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho Ngân hàng; (ii) Tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (iii) Tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng.
Phân loại rủi ro tín dụng có nhiều cách phân loại và tiếp cận rủi ro tín dụng khác nhau, sau đây là một số cách phân loại phổ biến:
- Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro tín dụng có thể chia rủi ro tín dụng làm 2 nhóm: rủi ro đạo đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch;
- Căn cứ vào mức độ tổn thất, có thể chia rủi ro tín dụng ra làm 2 loại là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn;
- Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm: rủi ro khách hàng cá thể; rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính; rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý;
- Căn cứ phạm vi của rủi ro tín dụng, có thể phân rủi ro tín dụng thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
- Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro, chia làm ba nhóm: rủi ro trước cho vay, rủi ro trong cho vay và rủi ro sau cho vay.
- Căn cứ vào quy mô ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro khoản vay và rủi ro danh mục.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong Ngân hàng
Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Nguyên nhân từ môi trường chính trị và pháp lý;
- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế;
- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm:
- Chính sách tín dụng của ngân hàng;
- Trình độ yếu kém và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng;
- Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay;
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng;
- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của có quan quản lý chưa thực sự hiệu quả;
- Mô hình tín dụng thiết kế lỏng lẻo;
- Tập trung hóa danh mục tín dụng;
- Không thực hiện việc đánh giá hoạt động tín dụng thường xuyên.
Rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của Ngân hàng
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động của các Ngân hàng vì 80% hoạt động của Ngân hàng là cho vay, cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tại thời điểm cho vay, Ngân hàng không thể dự phóng và biết chắc chắn được trong tương lai khả năng trả nợ khách hàng như thế nào và liệu có biến cố nào xảy ra đối với đối tượng Ngân hàng đang cho vay không, nên việc mà Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng là khó tránh khỏi và điều này tác động trực tiếp đến sự ổn định của Ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: Khi ngân hàng không thu hồi được nợ do quá hạn, Ngân hàng sẽ mất đi khoản lợi nhuận phát sinh từ các hoạt động như: không thu hồi lãi vay, chi phí của nguồn huy động cho vay, chi phí trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Ngoài ra, chi phí trong việc giải quyết, xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện để thu hồi nợ làm giảm doanh số, mất giá trị của khoản cho vay làm giảm thu nhập của Ngân hàng. (Altunbas và các cộng sự, 2000)
- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Khi ngân hàng cho vay, Ngân hàng thay vì huy động tiền gửi nhỏ lẻ từ các tổ chức, cá nhân thì phải đi vay liên ngân hàng để đảm bảo được khả năng cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu của người đi vay. Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ