Các Cách Tiếp Cận Và Hoạt Động Cơ Bản Của Các Tctcnt


Trung gian tài chính

- Cho vay

- Huy động vốn

- Trung gian khác (thanh toán, thẻ, bảo hiểm...)

Trung gian xã hội

- Thành lập nhóm

- Đào tạo quản lý

- Đào tạo tính liên kết

Phát triển doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

- Tiếp thị

- Đào tạo kinh doanh

Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam - 5

- Đào tạo sản xuất

- Phân tích tiểu khu vực kinh tế

Dịch vụ xã hội

- Giáo dục

- Y tế và dinh dưỡng

- Đào tạo xóa mù chữ

Tiếp cận đơn năng

Một phần “bị thiếu” – Tín dụng

Tiếp cận tổng hợp


Các dịch vụ tài chính và phi tài chính

Hình 1.2. Các cách tiếp cận và hoạt động cơ bản của các TCTCNT

Nguồn: Legerwood (1999) [165]


Theo cách tiếp cận đơn năng, TCTCNT chỉ tập trung cho các hoạt động trung gian tài chính và có thể bao gồm cả trung gian xã hội. Theo cách tiếp cận tổng hợp, TCTCNT có thể thực hiện thêm các hoạt động như phát triển doanh nghiệp và dịch vụ xã hội. Cụ thể hóa hơn, các nhóm trên bao gồm những hoạt động như sau:


- Thứ nhất, hoạt động trung gian tài chính bao gồm cung cấp các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, thanh toán. Dịch vụ trung gian tài chính không cần thiết phải có trợ cấp về lâu dài, mặc dù có thể cần hoặc không cần trợ cấp trong ngắn hạn.

- Thứ hai, hoạt động trung gian xã hội, chính là quá trình xây dựng con người và xã hội xuất phát từ yêu cầu của dịch vụ trung gian tài chính bền vững cho khu vực nông thôn. Hoạt động trung gian xã hội thường đòi hỏi phải có sự trợ cấp dài hạn hơn so với hoạt động trung gian tài chính, nhưng những trợ cấp trên cũng nên dần được xóa bỏ.

- Thứ ba, hoạt động phát triển doanh nghiệp. Đây là các dịch vụ phi tài chính nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ. Các dịch vụ này bao gồm đào tạo kinh doanh, dịch vụ tiếp thị và công nghệ, phát triển kỹ năng và phân tích tiểu khu vực kinh tế. Dịch vụ phát triển doanh nghiệp có thể cần hoặc không cần trợ cấp, tùy thuộc vào sự sẵn lòng và khả năng thanh toán của khách hàng cho những dịch vụ này.

- Thứ tư, cung cấp các dịch vụ xã hội, hoặc các dịch vụ phi tài chính tập trung vào việc cải thiện sự vững mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và đời sống dân cư nông thôn. Nhóm này bao gồm dịch vụ đào tạo về y tế, dinh dưỡng, giáo dục và văn hóa. Các dịch vụ xã hội cần sự trợ giúp của nhà nước hoặc các nhà tài trợ đang hỗ trợ các NGOs.

Mức độ mà một TCTCNT có thể thực hiện các hoạt động này tùy thuộc vào cách tiếp cận “đơn năng” hay “tổng hợp”. Thông thường, các TCTCNT chỉ thực hiện các hoạt động tài chính, nhưng một số tổ chức cũng thực hiện các hoạt động trung gian xã hội ở mức giới hạn – tức là theo phương pháp tiếp cận “đơn năng” hay “tối thiểu”. Trường phái “đơn năng” thường gắn cách tiếp cận của họ với giả thuyết rằng phần lớn các khách hàng khi sử dụng trung


gian tài chính đều có nhu cầu về tín dụng. Vì vậy, các TCTCNT xác định được lợi thế về chi phí trong việc chỉ cung cấp một loại dịch vụ cần thiết nhất cho các khách hàng, kể cả khách hàng nhỏ lẻ (như cá nhân, người nghèo) và khách hàng lớn (doanh nghiệp) trong khu vực nông thôn. Trong khi đó, trường phái “tổng hợp” dựa trên quan điểm quan tâm tới nhu cầu tổng hợp của khách hàng. Vì vậy, dịch vụ cung cấp phải bao gồm một tập hợp một số hoặc tất cả các dịch vụ trung gian tài chính và xã hội, phát triển doanh nghiệp, các dịch vụ xã hội khác. Cách tiếp cận này tạo ra lợi thế cho TCTCNT thông qua việc hiểu rõ nhu cầu khách hàng, cung cấp các dịch vụ họ cho là cần thiết nhất hoặc họ có lợi thế so sánh khi cần thiết.

Tuy nhiên, đối với TCTCNT lựa chọn cách tiếp cận tổng hợp, những vấn đề sau đây cần được lưu ý.

- Thứ nhất, các dịch vụ tài chính và phi tài chính có tính độc lập tương đối. Vì vậy, nếu không xử lý tốt, TCTCNT khi thực hiện các dịch vụ này có thể dẫn tới việc theo đuổi các mục tiêu trái ngược nhau.

- Thứ hai, khách hàng thường nhầm lẫn, khó phân biệt dịch vụ tài chính

– phải trả phí khi sử dụng, và dịch vụ xã hội – thường là cho không, khi cả hai nhóm dịch vụ này đều được một tổ chức cung cấp.

- Thứ ba, việc xác định và kiểm soát chi phí đối với mỗi loại dịch vụ là vấn đề khó khăn.

- Thứ tư, các dịch vụ phi tài chính rất ít khi đảm bảo bền vững về tài chính.

Do vậy, các NHTM rất ít khi sử dụng cách tiếp cận “tổng hợp”. Cách này thường chủ yếu do các ngân hàng phát triển, TCTCNT NGOs và các hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng nhân dân áp dụng khi có sự hỗ trợ của nhà nước hoặc của các nhà tài trợ.


1.2.2. Các hoạt động tài chính cơ bản


Hoạt động cơ bản của các TCTCNT là cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính. Nhìn chung, các hoạt động tài chính do TCTCNT thực hiện bao gồm: tín dụng, tiết kiệm, thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm vi mô. Việc lựa chọn tập trung thực hiện hoạt động nào và phương pháp cung cấp phụ thuộc vào mục tiêu của TCTCNT, nhu cầu thị trường mục tiêu và cơ cấu tổ chức của nó.

Phần sau đây sẽ mô tả ngắn gọn về các hoạt động tài chính chủ chốt này.


1.2.2.1. Hoạt động tín dụng


Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Tín dụng có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh.

Đối với TCTCNT, tín dụng thường được đồng nghĩa với cho vay, và các khoản vay này thường phục vụ cho mục đích sản xuất. Một số TCTCNT cũng thực hiện cho vay tiêu dùng như sửa chữa nhà cửa, xây dựng nhà vệ sinh…. hoặc một số lý do đặc biệt nào đó.

Việc phân tích, thẩm định khách hàng đối với các TCTCNT về nguyên lý vẫn theo các khung phân tích chung. Tuy vậy, nhưng do đặc trưng của khách hàng khu vực nông thôn như đã trình bày ở trên, một số tiêu chuẩn đánh giá khách hàng đã được điều chỉnh để phù hợp. Ví dụ, các phương pháp đánh giá hiện đại đối với phương án vay vốn của khách hàng như NPV, IRR không phù hợp với nhiều khách hàng. Nhiều doanh nghiệp nông thôn không


có hệ thống báo cáo đầy đủ khoa học như các doanh nghiệp thành thị. Cách đánh giá tài sản bảo đảm truyền thống cũng không thể ứng dụng hoàn toàn cho khách hàng nông thôn. Các nguyên tắc cấp tín dụng lành mạnh của các TCTCNT được trình bày cụ thể trong phụ lục 1.1.

Có nhiều cách phân loại khác nhau về phương thức tín dụng các TCTCNT cung cấp cho khách hàng như theo loại khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, nhóm, doanh nghiệp, tổ chức), theo thời hạn (ngắn hạn, trung và dài hạn), theo loại tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tín chấp), theo tính chất của hợp đồng (thấu chi, từng lần, hạn mức), theo phương thức cấp tín dụng.

Các phương thức tín dụng thông dụng mà TCTCNT cung cấp bao gồm: tín dụng cho cá thể, tín dụng theo nhóm tương hỗ, và tín dụng theo nhóm tương hỗ thông qua trung gian thứ ba. Phụ lục 1.2 trình bày cụ thể về đặc điểm, quy trình và các lưu ý đối với các hình thức tín dụng. Do những ưu và nhược điểm của từng phương thức tín dụng, các TCTCNT tùy thuộc điều kiện và khả năng mà áp dụng một hoặc một số phương thức.

1.2.2.2 Hoạt động huy động vốn

Các TCTCNT có thể thực hiện huy động vốn bằng nhiều cách khác ngoài như nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; vay các TCTD khác trên địa bàn hoặc trên thị trường liên ngân hàng; vay NHTW, hoặc nguồn tài trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ. Tuy vậy, do đặc trưng riêng của các TCTCNT là hoạt động khá đơn lẻ, ở các vùng khó khăn hơn nên không thuận lợi trong việc huy động từ các nguồn vay. Do vậy, tiết kiệm là hình thức chủ yếu để huy động vốn của các TCTCNT.


Huy động tiết kiệm là hoạt động của TCTD nhằm thu hút vốn của những người muốn dành riêng một khoản tiền cho những mục tiêu hay cho một nhu cầu về tài chính được dự tính trong tương lai [85]. Rất nhiều TCTCNT trên toàn thế giới đã tỏ ra rất thành công trong việc huy động tiết kiệm. Điều đó chứng minh rằng tất cả mọi khách hàng đều có khả năng tiết kiệm, kể cả các khách hàng có thu nhập thấp.

Để phát triển bền vững, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài chính của khách hàng, các TCTCNT rất cần thiết phát triển hoạt động này và nguồn vốn từ huy động tiết kiệm phải trở thành nguồn hoạt động chính của TCTCNT.

Các TCTCNT cung cấp các loại hình tiết kiệm theo nhiều cách khác nhau, như theo thời gian (tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm trung hạn, tiết kiệm dài hạn); theo đối tượng khách hàng (khách hàng cá nhân, tổ chức), theo vị trí địa lý của khách hàng. Tuy vậy, với đặc trưng khu vực nông thôn và tập trung vào các nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và khách hàng cá nhân thu nhập thấp, thông thường các TCTCNT cung cấp ba loại tiết kiệm chính là tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện, và tiền gửi có kỳ hạn cho các doanh nghiệp nhỏ

1.2.2.3. Các hoạt động tài chính khác

a. Hoạt động thanh toán

Hoạt động thanh toán của TCTCNT là việc TCTCNT trích tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả chuyển vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng. Thanh toán thường bao gồm các thể thức như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng L/C hay thẻ thanh toán.

Cần phải khẳng định rằng không phải mọi TCTCNT đều được cung cấp dịch vụ thanh toán, và cung cấp mọi thể thức thanh toán, tùy thuộc quy định của từng quốc gia. Theo luật NH và các TCTD Việt Nam,


chỉ có các ngân hàng mới được cung ứng dịch vụ thanh toán. Các dịch vụ thanh toán gắn liền với các dịch vụ huy động tiền gửi của TCTCNT. Để thực hiện thanh toán, khách hàng cần phải dùng tới tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Phí từ hoạt động thanh toán có thể gắn liền với hoạt động tiền gửi, nhưng cũng có thể tách biệt, với mục tiêu đảm bảo đủ bù đắp các chi phí liên quan tới hoạt động thanh toán như chi phí trang thiết bị và cơ sở hạ tầng khác, chi phí nhân sự, bảo hiểm. Tuy vậy, nhiều TCTCNT đang phát triển hoạt động này để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa hoạt động và thu nhập.

Cùng với quyền rút tiền mặt và quyền viết séc, dịch vụ thanh toán còn bao gồm cả việc chuyển tiền. Các khách hàng nông thôn thường cần tới dịch vụ chuyển tiền, nhất là khi xu hướng đô thị hóa khiến cho nhiều cư dân nông thôn di chuyển ra thành thị hoặc nước ngoài để sinh sống, và thường xuyên gửi tiền về nông thôn để chu cấp cho những người ở nhà. Để cung cấp dịch vụ chuyển tiền, các TCTCNT phải có một hệ thống chi nhánh hoặc các mối quan hệ đại lý rộng rãi với một hoặc nhiều ngân hàng. Đây là điều thường khó đạt được trong thực tế.

Hoạt động thanh toán của các TCTCNT vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và số lượng đơn vị tham gia thực hiện thanh toán.

b. Hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán


Một số TCTCNT cũng thực hiện cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng, bao gồm thẻ rút tiền tự động, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được các định chế tài chính hay các công ty phát hành, chủ thẻ sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Đây là những dịch vụ tiện ích cho khách


hàng, đặc biệt đối với doanh nghiệp và các cá nhân có mức sống tương đối cao ở nông thôn.

Thẻ thanh toán tạo ra nhiều lợi thế cho các TCTC và khách hàng vì chúng có thể (i) giảm thiểu chi phí hành chính và chi phí hoạt động ; (ii) giúp tổ chức hoạt động hợp lý ; (iii) bổ sung dòng tiền theo nhu cầu khách hàng khi cần thiết.

Tuy vậy, dịch vụ này còn khá mới mẻ đối với các TCTCNT. Thẻ thanh toán chỉ có thể được sử dụng khi có một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh thích hợp và nối kết với các ngân hàng thương mại cũng phát triển hoạt động thanh toán thẻ. Ví dụ, thẻ thanh toán giúp khách hàng rút tiền mặt khi cần thiết thông qua các máy rút tiền tự động. Hơn nữa, các chi phí liên quan như bảo trì hệ thống, quản trị rủi ro qua mạng, bảo mật an ninh…. rất lớn đối với các TCTCNT. Các khách hàng mục tiêu của dịch vụ thẻ thanh toán cũng là những khách hàng có mức sống cao hoặc các doanh nghiệp. Vì vậy, nếu số lượng khách hàng và số lượng giao dịch không đủ lớn để bù đắp chi phí và rủi ro, hoạt động này sẽ không phát triển tại các vùng nông thôn. Trên thế giới chỉ có một số TCTCNT cung ứng dịch vụ này, như thẻ tín dụng MasterCard của Hiệp hội phát triển doanh nghiệp nhỏ ở cộng hòa Dominica, hay thẻ tín dụng của Quỹ tín thác tăng trưởng kinh doanh ở Swaziland.

c. Hoạt động bảo hiểm vi mô


Thực chất, nhu cầu bảo hiểm vi mô ở khu vực nông thôn là rất lớn. Như đã trình bày ở trên, khu vực nông thôn chịu nhiều rủi ro, nhất là những rủi ro thời tiết, dịch bệnh. Khách hàng của các TCTCNT thường dễ bị tổn thương nếu rủi ro xảy ra. Vì vậy, nhu cầu tiềm ẩn về dịch vụ bảo hiểm là rất lớn. Bảo hiểm là một hợp đồng theo đó một

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí