Phát Triển Hoạt Động Của Tổ Chức Tài Chính Nông Thôn


bên, (gọi là công ty bảo hiểm), bằng việc thu một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia (gọi là người được bảo hiểm) một khoản tiền , hoặc hiện vật tương đương với khoản tiền đó, khi xảy ra một sự cố đã quy định đi ngược lại quyền lợi của người được bảo hiểm [143]

Nhiều TCTCNT đã thử nghiệm việc bảo hiểm dư nợ cho vay của các khách hàng của mình. Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng đóng góp một món nhỏ và quỹ tập thể được sử dụng để trả cho món vay của một khách hàng nếu họ mất khả năng hoặc các tài sản sản xuất của họ bị phá hủy hoặc bị đánh cắp. Một số TCTCNT đã thử nghiệm các kế hoạch bảo hiểm để đề phòng thất thoát do hỏa hoạn hoặc mất trộm và để trả cho toàn bộ các sự kiện trong một chu kỳ sống, như khi sinh nở hay một thành viên trong gia đình chết. Một ví dụ điển hình là ngân hàng Grameen Bank đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm vay vốn và hoàn trả. Mỗi thành viên được yêu cầu đóng góp khoảng 1% giá trị món vay vào quỹ bảo hiểm. Trong trường hợp khách hàng chết thì quỹ này được sử dụng để hoàn trả món vay và cung cấp cho gia đình người chết một số tiền để chi phí tang lễ. Các sản phẩm bảo hiểm vi mô đã được giới thiệu và cung cấp cho các khách hàng có thu nhập thấp một số quốc gia như Indonesia, Bangladesh, Mông cổ.

Bảo hiểm vi mô là một sản phẩm mà TCTCNT có cơ hội cung cấp rộng rãi hơn trong tương lai, vì khách hàng nông thôn có nhu cầu ngày càng tăng về bảo hiểm y tế và tiền vay trong trường hợp chết hoặc mất mát tài sản.

Ngoài ra, các TCTCNT có thể thực hiện các hoạt động tài chính đa dạng khác như: mua bán ngoại tệ, bảo quản hộ tài sản, quản lý hộ ngân quỹ, bảo lãnh, cho thuê trang thiết bị, ủy thác, tư vấn, đại lý… Các TCTCNT về nguyên lý có thể cung cấp cho khách hàng của mình rất


nhiều dạng dịch vụ thông qua các hoạt động của mình. Việc quyết định thực hiện các hoạt động nào phụ thuộc vào mục tiêu của TCTCNT, nhu cầu của thị trường mục tiêu, sự tồn tại của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, sự tính toán chi phí chính xác và tính khả thi của việc chuyển giao các dịch vụ hỗ trợ. Song do đặc điểm khu vực nông thôn như ở phần trên, nhiều hoạt động tài chính hiện đại khác này thường không/chưa phù hợp với các khách hàng của các TCTCNT.

1.3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN

1.3.1. Quan niệm về sự phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính nông thôn

Theo Richard Beckhard, phát triển hoạt động một tổ chức nghĩa là “một nỗ lực để (1) lập kế hoạch, (2) mở rộng hoạt động, (3) quản lý từ cấp cao nhằm mục đích tăng cường hiệu lực và sức mạnh hoạt động của tổ chức thông qua các công cụ can thiệp vào quá trình hoạt động của tổ chức, sử dụng kiến thức khoa học về hành vi” trong các hoạt động [133]. Theo Warren Bennis, phát triển hoạt động là một quá trình phức tạp nhằm thay đổi quan điểm, niềm tin, giá trị, cấu trúc của tổ chức nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ thích ứng với công nghệ mới, thị trường mới và những thách thức mới.

Tổng kết lại, theo tác giả, phát triển hoạt động của TCTCNT là việc mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động hiện có tiềm năng; thu hẹp các hoạt động không phù hợp; phát triển các hoạt động mới phù hợp với nhu cầu khách hàng và khả năng của tổ chức, theo mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức đó.


Cơ sở để tổ chức phát triển hoạt động là nó phải được (i) bền vững về tài chính, (ii) có cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển, và (iii) có thị trường tiềm năng rộng lớn.

Sự phát triển hoạt động của các TCTCNT là điều kiện để các TCTCNT hoàn thành các vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển nông thôn. Tuy vậy, các TCTCNT đa dạng và có xu hướng phát triển hoạt động khác nhau, tùy vào mỗi quốc gia và mục tiêu của từng tổ chức. Hình 1.3. sau đây thể hiện sự khác biệt về điểm xuất phát và xu hướng phát triển hoạt động chung của một số TCTCNT đặc trưng.


Tính bền vững Non trẻ Trưởng thành


Các NHTM


Các TCTCNT NGOs

Các TCTCNT

quy mô nhỏ


Mức độ tiếp cận


Hình 1.3. Quá trình phát triển hoạt động của các TCTCNT

Nguồn: Nghiêm Hồng Sơn (2006)[196]

Các ngân hàng thương mại (NHTM) thường phát triển đa dạng hóa hoạt động theo mục tiêu bền vững hơn là tăng mức độ tiếp cận đối với khách hàng, và điểm xuất phát của họ trong thời kỳ đầu (thời kỳ non trẻ) về tính bền vững ở mức cao nhất. Rõ ràng mục tiêu đầu tiên của các NHTM phải là bền


vững về tài chính. Ngược lại, các TCTCNT quy mô nhỏ và các TCTCNT NGOs ngay từ khi thành lập đã đặt mục tiêu quan trọng nhất là tiếp cận rộng và sâu đối với khách hàng. Mặc dù mức độ tiếp cận của các TCTCNT NGOs cao hơn so với các TCTCNT quy mô nhỏ, tính bền vững của các tổ chức này nhiều khi lại là một dấu hỏi lớn. Trong thời kỳ trưởng thành, các TCTCNT quy mô nhỏ phát triển theo hướng bền vững nhanh hơn so với các TCTCNT NGOs, mặc dù không phải NGOs nào cũng định hướng coi sự bền vững là yếu tố quan trọng.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính nông thôn

Có nhiều nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động của các TCTCNT như PEARLS, CAMELS, nhóm chỉ tiêu về mức độ tiếp cận và tính bền vững. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng như quy mô và chất lượng dư nợ, quản lý tài sản và vốn đi vay, hiệu suất hoạt động và hiệu quả hoạt động. Tùy thuộc yêu cầu đánh giá, mức độ chi tiết của số liệu và nhu cầu quản lý, từng nhóm chỉ tiêu này được sử dụng. CAMELS được ứng dụng nhiều hơn cho các ngân hàng thương mại, trong khi PEARLS được sử dụng để đánh giá các TCTC vi mô nhiều hơn. Các nhóm chỉ tiêu này thường được ứng dụng trong trường hợp các TCTC có sự tương đồng trên nhiều khía cạnh về quy mô tài sản, tính chất hoạt động. Phụ lục 1.3. trình bày chi tiết hơn về các nhóm chỉ tiêu này.

Do đặc điểm của các TCTCNT được lựa chọn đánh giá trong luận án, nhóm chỉ tiêu về sự tiếp cận và tính bền vững được sử dụng để đo lường sự phát triển hoạt động của các TCTCNT. Sự phát triển hoạt động của các TCTCNT thường được đánh giá qua hai nhóm chỉ tiêu chính: mức độ tiếp cận và tính bền vững của tổ chức. Sau đây là phần mô hình hóa hai nhóm chỉ tiêu chính trên.


Mức

độ

tiếp

cận



Chỉ số tiếp cận:

Đo lường độ rộng và độ sâu trong tiếp cận khách hàng của TCTCNT



Chỉ tiêu đo lường cụ thể

* Độ rộng tiếp cận

- Số lượng dịch vụ cung ứng

- Số lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng, dư nợ tín dụng và tiết kiệm

* Độ sâu tiếp cận

- Mức vay trung bình/GDP bình quân

đầu người

- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam - 6

Tính bền vững



Chỉ số tự bền vững

Đo lường mức độ trang trải chi phí và lợi nhuận của TCTCNT



Chỉ tiêu đo lường cụ thể


- Tự bền vững về hoạt động OSS

- Tự bền vững về tài chính FSS

- ROA (lợi nhuận/tổng tài sản) hoặc ROE (lợi nhuận/vốn của chủ)


Chỉ tiêu đánh giá chính

Hình 1.4. Đánh giá sự phát triển hoạt động của các TCTCNT

Nguồn:Yaron, J. và các cộng sự (1998), Zeller,M và R.L. Meyer (2002)[223];[238]


1.3.2.1. Mức độ tiếp cận


Mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có chất lượng của TCTCNT, đặc biệt là đối với khách hàng nghèo và dễ bị tổn thương. Chỉ tiêu mức độ tiếp cận được đo lường thông qua hai giác độ: độ rộng và độ sâu của tiếp cận.


a. Độ rộng tiếp cận

Độ rộng trong tiếp cận của TCTCNT là mức độ tiếp cận đối với khách hàng trên diện rộng, được đánh giá thông qua sự đa dạng hóa trong sản phẩm dịch vụ cung ứng; số lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng, của dư nợ tín dụng và tiết kiệm. Số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng càng lớn, mức độ tăng trưởng qua các năm hoặc một thời kỳ càng tăng chứng tỏ dịch vụ của TCTCNT đa dạng.

Tương tự, nếu số lượng khách hàng tăng cả về con số tuyệt đối và tương đối (mức độ tăng trưởng), TCTCNT đó đã đạt được mức tiếp cận rộng hơn đối với khách hàng. Các giá trị tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của dư nợ tín dụng và tiết kiệm cũng cho kết luận tương tự về độ rộng trong tiếp cận của TCTCNT.

b. Độ sâu của tiếp cận

Đây là khái niệm dùng để đo lường khả năng các khách hàng khác nhau có thể tiếp cận dịch vụ của TCTCNT tới mức nào; cũng như giá trị ròng mà khách hàng nhận được. Tuy vậy, các chỉ tiêu đo lường độ sâu của tiếp cận trực tiếp thông qua sự thay đổi ròng của giá trị thu nhập và tài sản khách hàng sau khi tiếp cận được với dịch vụ tín dụng rất khó xác định. Do khách hàng của TCTCNT có những đặc trưng cơ bản như đã trình bày ở mục 1.1.1.3, mức độ tiếp cận đến các nhóm khách hàng thu nhập thấp rất quan trọng. Vì vậy, các chỉ tiêu gián tiếp đơn giản hơn được sử dụng để đo lường độ sâu của tiếp cận tới các nhóm khách hàng mục tiêu của các TCTCNT bao gồm:

- Mức vay trung bình: mức vay trung bình thấp nghĩa là nhiều khách hàng có thu nhập thấp đã được vay tại TCTCNT, vì đối với các khách hàng này nhu cầu vay vốn thường có giá trị thấp. Quy mô món vay trung bình/GDP


bình quân đầu người được coi như một chỉ tiêu dùng để so sánh độ sâu của tiếp cận đến các khách hàng của một TCTCNT trên tầm quốc tế.

Quy mô món

vay trung bình

=

Mức cho vay trung bình

* 100%

GDP bình quân đầu người

(1)


Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ mức độ tiếp cận của TCTCNT càng sâu. Đây là chỉ số được ưa thích vì tính toán đơn giản và có thể sử dụng để so sánh xuyên quốc gia. Theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ này dưới 20%, TCTCNT đã phục vụ tầng lớp khách hàng nghèo (tầng đáy). Nếu trong khoảng từ 20-150%, TCTCNT đã phục vụ các khách hàng trung bình và có mức tiếp cận rộng, và TCTCNT chỉ tập trung vào các khách hàng giầu có nếu tỷ lệ này lớn hơn 150%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ

Hai nhóm tỷ lệ này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng đối với TCTCNT. Các tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng càng cao, độ sâu tiếp cận tốt. Trong điều kiện TCTCNT mở rộng hoạt động tới nhiều nhóm khách hàng khác nhau với quy mô tăng trưởng, nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ TCTCNT đó không đạt yêu cầu về mở rộng hoạt động. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này ở mức 5% là hợp lý. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tốt hơn chất lượng tín dụng, vì đã xét tới khả năng thu hồi nợ của TCTCNT. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, và thông lệ quốc tế ở mức 3% là chấp nhận được.

1.3.2.2. Tính bền vững


Tính bền vững của một TCTCNT là khả năng tổ chức đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính có lợi nhuận và phát triển lâu dài [138], [190]. Tính bền vững được đo bằng các tỷ lệ tự bền vững và các hệ số sinh lời. Có ba mức độ bền vững là: tự bền vững về hoạt động OSS (operational self-sustainablity), tự bền vững về tài chính FSS (financial self-sustainablity),


và tự bền vững về thể chế ISS (institutional self-sustainablity) [167]. Tuy vậy, mức độ tự bền vững về thể chế không được định lượng hóa nên OSS và FSS được tập trung nghiên cứu trong luận án.


a. Tự bền vững về hoạt động (OSS)


Tỷ số tự bền vững về hoạt động OSS thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động (bao gồm cả khấu hao và dự phòng rủi ro). Các nhà tài trợ và nhà quản lý TCTCNT sử dụng chuẩn tiêu biểu này để đánh giá xem TCTCNT đã tự trang trải được các chi phí hoạt động của nó bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa.

Thu nhập hoạt động

OSS = -------------------------------

Tổng chi phí hoạt động

(2)


TCTCNT được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, tuy nhiên thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120%.


b. Tự bền vững về tài chính (FSS)


Tỷ số tự bền vững về tài chính (FSS) cũng đo lường xem mức độ thu nhập trang trải các chi phí hoạt động của một TCTCNT có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều chỉnh này nhằm làm rõ tình hình tài chính của một TCTCNT sẽ như thế nào nếu không có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên thị trường thương mại, thay vì từ nguồn viện trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các nhà tài trợ, và khi tính tới chi phí từ lạm phát. FSS được tính bằng công thức sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022