Cơ Sở Hạ Tầng, Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch


Lâm đang được xây dựng; thăm thú núi Rồng - sông Mã và lắng nghe điệu hò “ngàn năm đẩy trăng trôi với thuyền” cảm nhận sức sống diệu kỳ của đất và người nơi đây.

Chiếu cói Nga Sơn – Thanh Hoá: Cách trung tâm huyện Nga Sơn khoảng 3 km về phía Đông Nam là một vùng cói bạt ngàn chạy dài nối liền 8 xã Nga Sơn. Điểm ưu việt nhất của cói Nga Sơn mà khó có nơi nào bì kịp là sợi cói nhỏ, dài, mềm mại và óng mượt. Chiếu được làm từ cây cói, dưới bàn tay khéo léo của người thợ dệt chiếu, xe đay Nga Sơn đã tạo ra một sản phẩm chiếu cói đẹp, phong phú về kiểu dáng, lại gọn, nhẹ, dễ gấp, nằm vừa mát vừa thoáng, giá cả vừa phải nên chiếu Nga Sơn đã có mặt khắp trong Nam ngoài Bắc.

Ngày nay thương hiệu “cói Nga Sơn” đã được nhiều quốc gia ưa chuộng với nhiều sản phẩm hấp dẫn khác: chiếu du lịch hai gấp, ba gấp, bốn gấp tiện lợi, giỏ đựng hoa quả, làn, bình hộp có nắp, đệm... kiểu dáng thanh thoát, trẻ trung.

Đến với Nga Sơn du khách hãy ghé qua vùng cói để được tận mắt chứng kiến một màu xanh bạt ngàn của cói ẩn hiện trong những xóm làng rộn rã tiếng máy dệt, máy se đay. Được tham quan quy trình làm cói, cũng như các sản phẩm cói độc đáo này. Khi về, du khách đừng quên lựa chọn một vài đôi chiếu cói Nga Sơn và các sản phẩm từ cói độc đáo cho gia đình và người thân của mình.

Thổ cẩm ở Quan Hoá: Nghề dệt thổ cẩm ở mỗi dân tộc, vùng miền có đặc trưng riêng. Đối với đồng bào dân tộc Thái ở Quan Hóa, đó là một sản phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, thể hiện tính thẩm mỹ cao và kỹ thuật tinh xảo của người phụ nữ Thái. Chỉ với một chiếc máy dệt thô sơ, người phụ nữ Thái đã làm ra được nhiều loại vải với các trang phục khác nhau rất đẹp và bắt mắt. Những hoa văn dệt trên trang phục thổ cẩm chẳng những phản ánh tay nghề, kỹ xảo tài hoa của người lao động, mà còn phản ánh khả năng nhận thức thiên nhiên, làm phong phú và đẹp thêm cuộc sống của đồng bào, đồng thời góp phần vào kho tàng truyền thống dệt và nghệ thuật trang trí của nền văn hóa dân tộc Việt.

Đến với Quan Hoá, du khách có thể mua bất kỳ một sản phẩm thổ cẩm nào làm quà như: chăn, đệm, túi sách, quần áo...


Làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) từ lâu được biết đến là một làng cổ truyền thống của dân tộc Mường. Đây là một khu vực hội tụ nhiều tinh hoa, nét đẹp của một làng truyền thống, lại là điểm cộng hưởng giữa hai nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên độc đáo của tỉnh Thanh Hóa

Làng Lương Ngọc là nơi tiếp nối giữa vùng miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Hòa Bình. Do thừa hưởng hệ thống núi đá bao quanh nên Lương Ngọc có hệ sinh thái với những hang động hoang sơ như động Cây Tăng và rừng nguyên sinh rộng trên 500ha với nhiều loại cây cổ thụ quý hiếm. Đặc biệt, suối nước trong như ngọc từ trong lòng núi Trường Sinh chảy ra quanh năm đầy ắp cá hiện nay chính là suối cá thần thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, Lương Ngọc còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng độc đáo, bao gồm hệ thống các trò chơi, trò diễn và lễ hội dân gian truyền thống gắn với truyền thuyết dựng bản lập Mường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch của Lương Ngọc còn bỏ ngỏ, mới chỉ dừng lại ở các hoạt động thăm thú hang động, suối cá và rừng nguyên sinh. Nguồn tài nguyên nhân văn có chất lượng cao như hệ thống các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội, nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, sinh hoạt văn hoá ẩm thực... vẫn chưa được khôi phục nên không có sức hút giữ chân du khách để tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao.

2.2.3 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch‌

2.2.3.1 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:

Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thủy:

- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của


tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào.

- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.

2.2.3.2 Hệ thống điện:

Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.

Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW.

2.2.3.3 Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.

Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh đã được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân.


2.2.3.4 Hệ thống cấp nước:

Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu.

2.3 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Thanh Hóa‌

2.3.1 Những ưu thế‌

Nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thiên nhiên, truyền thống lịch sử, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên và sự đa dạng của các nền văn hóa dân tộc…đã thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước và du khách tới tham quan, tìm hiểu về ngọn nguồn đời sống của con người từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ đồng trên đất tỉnh Thanh Hóa.

Với 1.535 di tích, phân bố trên hầu khắp các huyện, không chỉ hàm chứa các giá trị lịch sử mà còn phản ánh các giá trị của di sản vật thể và phi vật thể. Du khách thập phương có thể vừa chiêm bái tỏ lòng biết ơn tiền nhân, ngắm nhìn các kiệt tác về điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật, vừa được hòa mình vào các hoạt động lễ hội, trò chơi, trò diễn và các tích trò đặc sắc nơi đây. Cùng với loại hình di tich lịch sử và hành trình của du khách hướng về cội nguồn dân tộc là loại hình du lịch văn hóa tâm linh cũng diễn ra sôi động.

Thiên nhiên tỉnh Thanh với 102 km bờ biển, có nhiều bãi biển đẹp đã có sức hấp dẫn du khách, nhất là vào dịp mùa hè để về đây nghỉ dưỡng, tắm mát và thưởng thức các đặc sản của biển khơi. Cùng với biển, miền núi tỉnh Thanh có khí hậu ôn đới mát mẻ không kém gì Sa Pa, Tam Đảo. Hệ thống rừng nguyên sinh với thảm thực vật, động vật phong phú, nhiều loài được ghi trong sách đỏ. Thác, hệ thống hồ,


hang động từ rừng tới biển là những điểm đến lý tưởng về du lịch sinh 1


hang động từ rừng tới biển là những điểm đến lý tưởng về du lịch sinh thái và là điều kiện tốt cho loại hình du lịch mạo hiểm chinh phục thác ghềnh.

2.3.2 Hạn chế‌

Tiềm năng văn hóa du lịch tỉnh Thanh thời gian qua đã được đánh thức song mới chỉ khai thác và phát huy bước đầu nên còn nhiều hạn chế. Tài nguyên du lịch được khai thác ồ ạt, thiếu quy hoạch và đồng bộ dẫn đến sự hư hại, xuống cấp của nhiều điểm, khu du lịch tiềm năng.

Nhiều điểm du lịch nằm sâu trong vùng đồi núi, giao thông khó khăn nên không thể khai thác cũng như khó gìn giữ, tôn tạo. Du lịch biển là thế mạnh của ngành du lịch Thanh Hóa song chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh nên các sản phẩm chỉ mang tính mùa vụ.

Vấn đề môi trường du lịch chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt ở một số điểm du lịch nhỏ, lẻ, thiếu quan tâm đầu tư, hay những điểm du lịch tự phát thiếu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền… làm cho tính bền vững trong phát triển du lịch chưa được đảm bảo.

Tại những điểm du lịch lớn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan vẫn còn cảnh chặt chém, chèo kéo, ăn xin…làm mất mỹ quan, để lại dấu ấn không đẹp trong lòng du khách. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ du khách quay lại Thanh Hóa không cao.

Để tiềm năng du lịch trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá về lịch sử văn hóa, danh thắng và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển đòi hỏi nổ lực lâu dài của các cấp, các ngành cũng như người dân toàn tỉnh.

2.4 Thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa‌

2.4.1 Các điểm, khu, tuyến du lịch đang hoạt động‌

2.4.1.1 Các điểm, khu du lịch:

Du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn:

- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề biển - Đô thị du lịch quốc gia.


- Sản phẩm du lịch chính: Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan du lịch, hội nghị hội thảo, thể thao dưới nước...

- Du khách tham gia tour tham quan thị xã Sầm Sơn sẽ xuất phát từ cảng Hới bằng tàu thủy, qua khu sinh thái Quảng Cư đến bãi tắm Sầm Sơn và núi Trường Lệ.

Nằm cách thành phố Thanh Hóa 15 km về phía Đông và cách Hà Nội khoảng 170 km, làng Núi Sầm Sơn cùng bãi biển dưới chân núi đã là khu nghỉ mát của các quan chức người Pháp và nổi tiếng khắp Ðông Dương ngay từ thời Pháp thuộc. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn và thường xuyên về đây nghỉ dưỡng.

Thiên nhiên đã ưu ái, ban tặng cho nơi đây những điều tốt đẹp nhất với đủ biển, trời, núi non. Biển Sầm Sơn có bờ cát dài mịn màng, thoai thoải dốc, tạo nên bãi tắm rộng, lý tưởng cho mọi lứa tuổi.

Những danh lam - thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng du khách có thể ghé thăm là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài - nơi du khách có thể ngắm cả một vùng trời nước mênh mông… Mỗi di tích đều mang trong mình một truyền thuyết nửa hư nửa thực.

Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc cổ được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê (thế kỷ 17), đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sầm Sơn. Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, đó là bãi tắm Tiên, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.

Ngoài ra, nếu du khách có thể dậy sớm lúc 4 giờ sáng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh bình minh trên biển thật thơ mộng và tham gia phiên chợ hải sản họp ngay bên bờ biển râm ran tiếng nói cười của những người con vùng biển, giọng còn đậm mùi muối.

Đây là khu du lịch được hình thành sớm nhất ở Thanh Hóa, hiện nay đang là tâm điểm thu hút khách du lịch, nhất là vào mùa hè. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du


lịch tương đối phát triển, có khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tắm biển của hàng vạn khách du lịch trong ngày.

Khu du lịch tổng hợp văn hoá - sinh thái Hàm Rồng:

Là khu du lịch trung tâm giữ vị trí quan trọng của du lịch Thanh Hóa, được hình thành trên cơ sở di tích thắng cảnh Hàm Rồng.

- Tính chất: Là khu du lịch tổng hợp văn hoá - sinh thái giữ vị trí trung tâm của tỉnh.

- Sản phẩm du lịch chính: Tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng (nơi có di chỉ khảo cổ học Đông Sơn, làng cổ Đông Sơn, các di tích lịch sử chiến tranh chống Mỹ, danh lam thắng cảnh); du lịch sinh thái; vui chơi giải trí; tổ chức hội nghị, hội thảo.

Truyền thuyết nói rằng: Núi Hàm Rồng vốn là một ngọn núi tiên, chỗ ở của các vị thần thánh trên thượng giới. Nhưng quả núi này chân không gắn chặt với đáy biển, cứ bồng bềnh trên mặt nước mênh mông. Do đó, thượng đế phải sai mấy con ngao đến đội núi lên để giữ cho vững. Núi đã vững nhưng chung quanh vẫn còn là biển lớn, chưa tiện cho sự đi lại nên Thượng đế lại sai những con kình quẫy khúc làm cho nổi đất lên, tạo ra một khoảng đất bằng chung quanh núi. Biển bị lấp còn một ít chỗ không lấp hết trở thành ao.

Nơi đây còn in dấu những chiến công lẫy lừng trong quá trình dựng nước và giữ nước như năm 1382, Hồ Quý Ly đã thắng quân Chiêm Thành trong một trận kịch chiến ở đây và ghi nhiều kỳ tích trong chiến đấu và xây dựng là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Khu du lịch văn hoá lịch sử và sinh thái Lam Kinh:

- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề lịch sử - văn hóa.

- Sản phẩm du lịch chính: Nghiên cứu lịch sử, văn hóa.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

Ngọ môn: Trước Ngọ môn có hai con nghê đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí