* Giai đoạn 2010 - 2011
Về kinh tế: Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch KTXH năm năm 2011-2015, kinh tế Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 10,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,2%, tổng mức bán lẻ tăng 23,7%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 27,1%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 13,5%; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011 dự kiến đạt 193587 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2010, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 20,6%, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2010. [1]
Về xã hội: Ước tính dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2011 là 6763,1 nghìn người tăng 2,2% so với năm 2010, trong đó dân số thành thị là 2905,4 ngàn người chiếm 43,5% tổng số dân của Hà Nội và tăng 3,2% so với năm 2010; dân số nông thôn là 3857,7 nghìn người tăng 1,5%. Trong năm 2011 Thành phố dự kiến thực hiện mức giảm tỷ suất sinh so với năm 2010 là 0,5%. [1]
Theo kết quả sơ bộ của điều tra Lao động việc làm năm 2011, số người từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010 (năm 2010: 3626,1 nghìn người); trong đó lực lượng lao động nữ chiếm 51,3%. [1]
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 4,3%. So với năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,1% (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 6,7% cao hơn nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là 3,1%). Năm 2011, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 138.800 người, đạt 101,3% kế hoạch. [1]
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm 2011 đạt 123.610 tỷ đồng, vượt 7,1% dự toán năm, tăng 14,1% so năm 2010, trong đó thu nội địa
là 108.220 tỷ đồng, vượt 6,4% dự toán, tăng 14,6%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2011 là 45.932 tỷ đồng, vượt 5,3% dự toán, tăng 10,8% so năm trước, trong đó chi thường xuyên là 23.756 tỷ đồng, vượt 6,8% dự toán, tăng 27,4%; chi xây dựng cơ bản là 18.651 tỷ đồng, vượt 6,8% dự toán, tăng 5,8%. [1]
* Giai đoạn 2011 - 2012
Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, các cấp chính quyền và sự nỗ lực của doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội năm 2012 có chuyển biến tích cực, đúng hướng.
Về kinh tế: Kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn quý III ước tăng 8,5% - cao hơn quý I và II năm 2012 (tương ứng là 7,3% và 7,9%); nhờ đó, tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 7,9%, trong đó, dịch vụ tăng 8,9%, công nghiệp - xây dựng 8%, nông - lâm - thuỷ sản giảm 0,6%. Trong điều kiện khó khăn chung, đây là mức tăng khá, tuy nhiên, thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Cơ cấu kinh tế năm 2012 chuyển dịch theo hướng tỉ trọng các ngành dịch vụ công nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 2
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Văn
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch
- Diễn Biến Lượng Khách Du Lịch Đến Hà Nội Giai Đoạn 2009 - 2013 Đv Tính: Lượt Khách (1000 Người)
- Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Trên Địa Bàn Hà Nội Giai Đoạn 2009 - 2013
- Kết Quả Thu Thập Từ Phương Pháp Bảng Hỏi Và Phân Tích, Xử Lý
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- xây dựng tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Năm 2012, cơ cấu dịch vụ là 52,6%, công nghiệp - xây dựng là 41,8% và nông nghiệp là 5,6%. [25]
Kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ. Năm 2012, Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước năm 2012 đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ước đạt khoảng 41.348,4 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2011. [1]
Với những kết quả đã đạt được, kinh tế Thủ đô có vai trò, đóng góp ngày càng lớn so với cả nước. Năm 2012, Hà Nội đã đóng góp 10,06 GDP; 9% kim ngạch xuất khẩu; 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp; 23,5% vốn đầu tư phát triển. [1]
Về xã hội: Hà Nội đã thực hiện có kết quả kiềm chế lạm phát, an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm: tuyển sinh và đào tạo gần 94 nghìn lượt người, đạt 64,3% kế hoạch; xét duyệt 1.300 dự án cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, tổ chức 63 phiên giao dịch việc làm... Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là 4,8%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 7,8%. So với năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,3%. Số lao động được giải quyết việc làm toàn Thành phố là 133 nghìn người, bằng 95% kế hoạch. [1]
Đầu tư xã hội và phát triển doanh nghiệp có nhiều kết quả tốt. Công tác quy hoạch, quản lý, xây dựng đô thị và nông thôn mới được chú trọng và có những kết quả cao trong quá trình triển khai. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ và y tế tiếp tục phát triển. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương duy trì thường xuyên; hoạt động đối ngoại được chú trọng. Bên cạnh đó, cải cách hành chính; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được tập trung chỉ đạo trên địa bàn Hà Nội. [1]
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 138.893 tỷ đồng, bằng 95% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 120.543 tỷ đồng, bằng 91,4% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương là 52.028 tỷ đồng, bằng 97,4% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên là 30.716 tỷ đồng, vượt 4% dự toán, chi xây dựng cơ bản là 19.042 tỷ đồng, bằng 95% dự toán. Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng Mười hai năm 2012 là 897.646 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm trước. [1]
* Giai đoạn 2012 – 2013
Về kinh tế: Kinh tế Hà Nội năm 2013 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42%. Cơ cấu kinh tế theo ngành của Thành phố chuyển biến khá nhanh theo hướng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. [1]
Về xã hội: Ước tính năm 2013, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 279.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn tăng 8,1%; vốn ngoài nhà nước tăng 14%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 11,3%. [1]
Vào năm này, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 128,6 nghìn người. Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 138.373 tỷ đồng, bằng 85,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 117.417 tỷ đồng, bằng 80,9% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương là 56.217 tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên là 32317 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là
22.393 tỷ đồng. [1]
* Đánh giá chung
Như vậy, có thể thấy, tình hình phát triển KTXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 đã đạt được những kết quả tốt. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững được thực hiện một cách hiệu quả. Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội đang hình thành một hình thái với chất lượng cao hơn, cơ cấu ngành chuyển biến khá nhanh
theo hướng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Để đạt được những kết quả phát triển KTXH như trên có sự đóng góp của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trong đó có ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch và tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn giúp ngành du lịch đóng góp vào kết quả phát triển KTXH như trên của thành phố Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu áp dụng để phân tích thực trạng công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu
* Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn, đã được nghiên cứu trước đó trong các báo cáo, các tài liệu khác nhau. Dữ liệu thứ cấp trong luận văn này là các dữ liệu có sẵn trong các báo cáo về phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch văn hóa nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu thứ cấp được tác giả sử dụng là phương pháp tham khảo các tài liệu uy tín, phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua các báo cáo, các tài liệu liên quan đến khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013.
Cụ thể, nguồn tài liệu để tác giả thu thập các thông tin và dữ liệu thứ cấp bao gồm:
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội các năm từ năm 2009 đến năm 2013.
- Báo cáo tổng kết hoạt động của Sở du lịch văn hóa thể thao Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013.
- Các website của Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Tổng cục du lịch, sở Du lịch Hà Nội.
- Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài về khai thác tiềm năng du lịch nói chung và khai thác tiềm năng du lịch văn hóa nói riêng.
* Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu sơ cấp
Thông tin và dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu không có sẵn và được thu thập trong quá trình thực hiện luận văn.Để thu thập được những dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu tôi đã áp dụng những phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa thông qua phiếu phỏng vấn, để từ đó có được những thông tin nhu cầu du lịch của khách nội địa cũng như sự đánh giá của họ về sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội.
- Phương pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn trắc nghiệm: Trong đề tài nghiên cứu này đối tượng phỏng vấn được chia thành hai nhóm:
(+) Nhóm thứ nhất: khách du lịch quốc tế (là khách đến từ các quốc gia khác)
(+) Nhóm thứ hai: khách du lịch nội địa (là khách du lịch mang quốc tịch Việt Nam)
(+) Nhóm thứ 3: Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa Hà Nội.
Đối với hai nhóm khách sẽ tiến hành phỏng vấn những khách đi theo tour và khách lẻ. Cụ thể đối với khách đi theo tour tôi đã sử dụng đoàn khách là các cán bộ Sở tài chính tỉnh Bình Định do công ty du lịch Yolo Travel tổ chức. Khách lẻ là những khách du lịch đi du lịch tự túc và được phỏng vấn thông qua bảng hỏi tại 3 cụm điểm du lịch văn hóa tại Hà Nội được tác giả chọn là phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn sâu:
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng các số liệu thứ cấp đánh giá thông qua phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối.
- Tiến trình phân tích trong phần mềm Excel.
Đánh dấu mã bảng hỏi, nhập câu trả lời các câu hỏi, thống kê số lượng bảng hỏi theo từng điểm, từng loại đối tượng nghiên cứu, sau đó tính toán tỉ lệ đánh giá theo từng tiêu chí.
- Phương pháp phân tích SWOT.
SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh : Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Để thực hiện phân tích SWOT cho giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch văn hóa của Hà Nội, tác giả luận văn đã đặt ra các câu hỏi về các nội dung sau:
+ Điểm mạnh: Lợi thế của Hà Nội là gì? Nguồn lực nào và nguồn tài nguyên nào có thể sử dụng? Ưu thế của Hà Nội so với các địa phương khác là gì?
+ Điểm yếu: Có thể cải thiện điều gì? Cần tránh làm gì? Điểm yếu của du lịch văn hóa Hà Nội là gì?
+ Cơ hội: Xu hướng du lịch của địa phương là gì? Những ai có thể quan tâm đến du lịch văn hóa Hà Nội?
+ Thách thức: Những trở ngại về sự cạnh tranh trong du lịch với các địa phương lân cận là gì? Điều gì khiến ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch văn hóa Hà Nội?
Ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT, ta có thể nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá về các phân tích nêu trên. Từ đó đưa ra các hành động cần làm để loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác có hiệu quả các cơ hội và tránh được các rủi ro mà thách thức mang lại.
2.4. Đánh giá hiệu quả công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013
2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa
* Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa
Nằm ở vị trí địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triển về khách khá cao: năm 2009 đón 10,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 1,05 triệu lượt, nội địa 9,2 triệu lượt; năm 2010 đón 12,3 triệu lượt khách tăng 1,2 lần so với năm 2009 trong đó 1,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2011 đón 13,9 triệu lượt khách, năm 2012 đón 15,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 50,4% so với năm 2009, trong đó khách quốc tế đạt 2,15 triệu lượt. Cũng trên đà tăng trưởng đó năm 2013 Hà Nội đón 18,3 triệu lượt khách trong đó 2,75 triệu lượt khách quốc tế.
Hà Nội là trung tâm phân phối khách chủ yếu của vùng phía Bắc, đặc biệt đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng: Khách du lịch từ Hà Nội chiếm 80-90%.
Mức gia tăng lượng khách tới Hà Nội 17,8%/năm giai đoạn 2009-2013 trong đó khách quốc tế tăng 6,09% và khách du lịch nội địa tăng 12,6%. Du lịch Hà Nội chiếm khoảng 15-16% thị phần khách trong tổng lượng khách đi lại giữa các địa phương trong toàn quốc và thị phần này không ngừng gia tăng. [28]
Điều này cho thấy, tổng lượt khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 tăng trong cả giai đoạn. Mặc dù tốc độ tăng có giảm mạnh trong hai năm gần đây, nhưng nhìn chung, sự tăng trưởng trong tồng lượt khách du lịch quốc tế đến Hà Nội là thấy rõ.