Biểu Đồ Trình Độ Lao Động Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa (Đơn Vị: %)


cho thấy năm 2010 số lao động trực tiếp trong toàn ngành khoảng 10.320 lao động. Như vậy, lao động trong ngành du lịch Thanh Hóa còn tương đối ít về số lượng, đặc biệt trong điều kiện phát triển du lịch như hiện nay. Nguyên nhân phải kể đến trước hết đó là sức hút lao động vào ngành du lịch rất yếu, một phần do chưa có chế độ đãi ngộ tốt cho lao động du lịch, mặt khác thu nhập của lao động du lịch còn thấp so với các ngành công nghiệp- dịch vụ khác.

Vấn đề chất lượng lao động trong các cơ sở hoạt động du lịch hiện nay cũng luôn là vấn đề đang được những người trong ngành rất quan tâm.

Chưa qua đào tạo

Sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn Cao đẳng, trung cấp

Đại học

13%

34%

26.%

27%


Hình 2.2. Biểu đồ trình độ lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa (đơn vị: %)

Có thể thấy, trong những năm qua, hầu hết lao động trong ngành du lịch Thanh Hoá phần lớn đều từ các ngành nghề khác chuyển sang nên rất thiếu kinh nghiệm và yếu tay nghề cũng như phong cách phục vụ. Số lao động được đào tạo có nghề và chuyên môn nghiệp vụ còn rất ít , nhiều cán bộ nhân viên chưa đạt chuẩn nên dẫn đến tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của du lịch, trong đó số lao động chưa qua đào tạo chiếm tới trên 34 %; lao động có trình độ sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn chiếm gần 27%, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp hơn 26%; số lao động có trình độ đại học chỉ chiếm gần 13%. Đặc biệt, là rất khan hiếm lao động có trình độ ngoại ngữ (chiếm 4%),


phần lớn lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ tương đương bằng A, chủ yếu là tiếng Anh, ngoại ngữ khác gần như rất hiếm; nguồn nhân lực du lịch được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh còn rất hạn chế. Đáng lưu ý là tại Thanh Hoá chưa có cơ sở đào tạo bậc đại học cho các chuyên ngành du lịch do Tổng cục Du lịch Việt Nam quy định. Như vậy, bức tranh về nguồn nhân lực cho du lịch ở Thanh Hoá là rất hạn chế và yếu (kể cả nguồn đào tạo khác từ tỉnh ngoài về Thanh Hóa), đòi hỏi Thanh Hoá phải có một quyết sách hợp lý đối với bài toán nhân lực cho ngành du lịch...

2.4.3 Đầu tư cho du lịch‌

2.4.3.1 Các dự án đã và đang thực hiện

Một số dự án đã được quy hoạch và triển khai, trên thực tế có thể kể đến

như :

+ Quy hoạch chi tiết khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng : Được UBND tỉnh phê

duyệt năm 2000 với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như làng cổ Đông Sơn, cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, sông Mã, động Tiên Sơn, động Long Quang, hồ Kim Quy...

+ Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa-sinh thái núi Trường Lệ (Sầm Sơn) được UBND tỉnh phê duyệt năm 2002.

+ Quy hoạch chi tiết khu du lịch Nam Sầm Sơn gồm 3 xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại thuộc huyện Quảng Xương.

+ Quy hoạch chi tiết Khu du lịch thành nhà Hồ được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004 - đây là khu di tích lịch sử nổi tiếng trong cả nước với kỹ thuật xây thành bằng đá quy mô lớn đã tồn tai tương đối nguyên vẹn qua hơn 600 năm.

+ Quy hoạch chi tiết Suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy) được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004 - điểm du lịch độc đáo với hàng vạn con cá kỳ lạ và phong cảnh thiên nhiên thơ mộng.

+ Quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Quảng Cư được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004.


+ Quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004.

+ Quy hoạch chi tiết Khu nghỉ mát Hải Hòa (Tĩnh Gia) được UBND tỉnh phê duyệt năm 2003.

2.4.3.2 Các dự án đang kêu gọi

Để trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia vào năm 2015 và hướng tới việc tổ chức thành công “Năm Du lịch quốc gia - Thanh Hoá 2015”, trong 5 năm từ 2011-2015, tỉnh Thanh Hóa sẽ dành 7.146 tỷ đồng để đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, tỉnh ưu tiên thực hiện 4 chương trình du lịch trọng tâm gồm: quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến du lịch và nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Theo đó, Thanh Hóa sẽ tiến hành quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm như:

+Di sản Văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ.

+ Di tích lịch sử Lam Kinh.

+ Suối cá Cẩm Lương.

+ Du lịch biển Hải Hòa.

+ Du lịch biển Nam Sầm Sơn.

+ Quần thể chùa Tiên – hồ Đồng Vụa (huyện Nga Sơn).

+ Một số di tích danh thắng giá trị có liên quan đến tuyến du lịch sông Mã như: núi, đền Đồng cổ; danh thắng núi Vồm; khu di tích và danh thắng Hàm Rồng...

+ Các làng nghề du lịch trình diễn: nghề đúc đồng tại xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hoá); nghề cói tại xã Nga Liên, Nga Thanh (huyện Nga Sơn); nghề dệt thổ cẩm tại xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thuỷ); bản dân tộc Thái tại Hồi Xuân (huyện Quan Hóa)...

Đồng thời quy hoạch một số loại hình dịch vụ du lịch tại thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn như khách sạn 3-5 sao, khu resort, nhà hàng, làng nghề, khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm… Bên cạnh đó, Thanh Hóa tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du lịch, với mục tiêu đến năm 2015,


toàn tỉnh sẽ có trên 650 cơ sở lưu trú du lịch, trên 22.000 phòng tiêu chuẩn trong đó có 130 khách sạn gắn từ 1-5 sao.

Ngoài ra, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tổng cục Du lịch, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hoạt động du lịch ở Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện “Chương trình hành động về du lịch Thanh Hóa-hướng tới thiên niên kỷ mới” mà UBND tỉnh đã phê duyệt tháng 1-2000, các khu, điểm du lịch quan trọng của tỉnh đã được quy hoạch và triển khai lập các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đến nay đã có 6 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch được triển khai thực hiện với tổng kinh phí phê duyệt trên 200.000 triệu đồng, hiện đã đầu tư được

61.110 triệu đồng (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 53.000 triệu đồng). Trên cơ sở đó đã thu hút được các doanh nghiệp lập và xúc tiến triển khai đầu tư các dự án kinh doanh du lịch. Từ năm 2000-2005 đã có 118 cơ sở kinh doanh lưu trú được đầu tư mới với tổng số vốn trên 800 tỷ đồng; 17 dự án đã và đang xúc tiến đầu tư kinh doanh tại các khu, điểm du lịch mới như: Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa), Hải Tiến (Hoằng Hóa), Nam Sầm Sơn... với tổng số vốn đăng ký gần 800 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng của các khu du lịch trọng điểm đã và đang được quan tâm đầu tư với 6 dự án, trong đó đã triển khai 5 dự án với tổng kinh phí là 167 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các dự án mang tầm quốc gia như: Dự án khách sạn cao cấp Vạn Chài, Dự án du lịch nghỉ dưỡng Hải Hòa, Du lịch sinh thái Hải Tiến, Dự án du lịch văn hóa Hàm Rồng... Đặc biệt trong tương lai Khu Di tích Thành Nhà Hồ và các danh thắng phụ cận trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô 15,6 ha. Bên cạnh khu trung tâm Thành Nhà Hồ còn có các tuyến danh thắng khác như đình Tam Tổng, đền nàng Bình Khương, đình Đông Môn, nhà cổ người Việt, núi Tứ Linh và các điểm dã ngoại, núi Kim Ngọ, hang Nàng, làng chài cổ, du lịch núi Đún, di tích Phủ Trịnh-Nghè Vẹt, núi Bồng và động Kim Sơn...

Du lịch Thanh Hóa đã từng bước xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình, đã tạo được một bộ phận thị trường khách hàng truyền thống nhờ có sản phẩm du lịch chuyên đề biển và đang tiếp tục khai thác thị trường khách với sản phẩm du lịch mới như: du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, công


tác quản lý Nhà nước về du lịch đã được tăng cường và ngày càng có hiệu quả. Chính vì vậy hoạt động du lịch đã dần đi vào trật tự, kỷ cương pháp luật. Chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ có chuyển biến tiến bộ. Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch được nâng lên một bước.

2.4.4 Bảo vệ môi trường du lịch‌

Những năm qua, Thanh Hóa luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng thực trạng dịch vụ du lịch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề, nổi cộm nhất là vấn đề vệ sinh môi trường, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng tại các điểm, khu du lịch và sự thiếu bền vững trong môi trường kinh doanh.

Qua tìm hiểu thực tế ở một số điểm du lịch trong tỉnh cho thấy, rác thải sinh hoạt của người dân địa phương cũng như du khách được vứt bừa bãi, không được tổ chức thu gom kịp thời, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan. Ngoài ra, người dân còn thiếu ý thức giữ gìn, bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, nhiều khách tham quan thỏa chí khám phá bằng các hành động thô bạo gây tác hại lên môi trường du lịch như ghè đá trong các hang động lấy thạch nhũ làm vật lưu niệm mang về, hay nhổ cây, bẻ cành, chọc phá chim thú trong các khu bảo tồn thiên nhiên, sờ hiện vật, leo trèo tại các khu di tích lịch sử….

Cơ sở hạ tầng tại nhiều điểm, khu du lịch bị xuống cấp trầm trọng do thiếu sự đầu tư xây dựng , hoặc có quan tâm đầu tư nhưng không đồng bộ nên việc khai thác, sử dụng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.

Văn hóa trong kinh doanh du lịch là một phần quan trọng đảm bảo tính bền vững trong môi trường du lịch nhưng có một số nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ bán hàng với giá quá đắt đỏ, chặt chém khách, hàm lượng văn hoá thể hiện trong giao tiếp với khách còn nhiều hạn chế. Ý thức văn hoá trong một bộ phận nhân dân và nhân viên phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn chưa cao, cung cách làm du lịch còn yếu, văn hoá giao tiếp ứng xử của cán bộ, nhân viên, người làm dịch vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Một số cán bộ, nhân viên,


hướng dẫn viên du lịch, người làm dịch vụ du lịch chưa am hiểu và chưa làm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách khi đến các điểm du lịch…

Để khắc phục những tồn tại đó, yêu cầu đặt ra đối với ngành du lịch Thanh Hóa là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du lịch, dịch vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong tổ chức hoạt động và phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa.

Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan đơn vị và các tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động nằm trong chương trình “Tăng cường nâng cao chất lượng du lịch Thanh Hóa ” như, làm chuyển biến căn bản về nhận thức, văn hóa ứng xử với khách du lịch; vệ sinh môi trường và các tiêu cực khác có tác động xấu đến môi trường phát triển du lịch bền vững, tổ chức triển khai tuyên truyền sâu rộng tới mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tại địa phương.

Chú trọng công tác vệ sinh môi trường trên bãi biển, đường phố và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh... Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các qui định của Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, nề nếp, kỷ cương...

Hiện nay, tại các điểm, khu du lịch đã phân công, bố trí đủ người quét dọn, thu gom rác, các thùng rác được đặt đúng nơi quy định, không còn cảnh rác thải do người dân đổ tràn ra bốc mùi tanh lợm như nhiều năm về trước, không còn cảnh xả rác tràn lan trên bãi biển làm mất vệ sinh như nhiều khu du lịch biển khác.

Mở 21 lớp tập huấn cho 2.300 đối tượng, ký cam kết đối với các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng về ý thức vệ sinh môi trường, không đổ rác thải bừa bãi.

Nhờ những hoạt động thiết thực này, môi trường du lịch cũng như ý thức của người dân trong giữ gìn cảnh quan môi trường được nâng lên rõ rệt. Mặc dù đã có những thành công lớn về mặt tuyên truyền giáo dục đối với người dân về ý thực giữ


gìn vệ sinh môi trường nhưng đây chỉ là những giải pháp tạm thời, về lâu dài Thanh Hóa vẫn cần một nhà máy xử lý rác thải có quy mô hiện đại và trên hết là ý thức giữ gìn môi trường của từng du khách. Đây cũng là vấn đề sống còn đối với du lịch tỉnh.

2.4.5 Tiếp thị và xúc tiến quảng bá du lịch‌

Lượng khách du lịch đến Thanh Hóa ngày càng tăng, kết quả đó có sự góp phần không nhỏ từ hoạt động xúc tiến, quảng bá của cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Đặc biệt, việc thành lập Trung tâm triển lãm và xúc tiến du lịch cùng các công ty du lịch, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp.

2.4.6 Khách du lịch‌

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm của tỉnh, của Tổng cục Du lịch và của các địa phương cùng với sự nỗ lực vươn lên, ngành du lịch Thanh Hóa cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Hoạt động kinh doanh du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2000-2005 đạt tốc độ phát triển cao hơn giai đoạn trước, là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước về các chỉ tiêu phát triển du lịch. Từ năm 2000 đến 2005, toàn ngành du lịch đã đón 3.810.257 lượt khách, phục vụ 7.710.898 ngày khách. Thông qua hoạt động du lịch đã có tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là những địa phương có điều kiện phát triển du lịch.


3365000

2184200

1539600

1603700

1670600

1392800

Lượt


3500000


3000000


2500000


2000000


1500000


1000000


500000


0

2006 2007 2008 2009 2010 2011


Năm


Hình 2.3. Biểu đồ lượng khách du lịch đến Thanh Hóa giai đoạn 2006-2011

Trong 5 năm (2006 -2011) du lịch Thanh Hóa đã đón được 14,060 triệu lượt khách, tăng bình quân 22%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 141.537 lượt khách, đạt 90% so với chương trình mục tiêu đề ra; phục vụ trên 20 triệu ngày khách.

Bảng 2.2. Lượng du khách đến Thanh Hóa (giai đoạn 2006-2011)

đơn vị : lượt khách


Năm

Tổng

cộng

Tỉ lệ %

Khách

quốc tế

Tỉ lệ %

Khách

nội địa

Tỉ lệ %

2006

1.392.800

100

7.900

0,57

1.384.900

99,43

2007

1.539.600

100

9.300

0,60

1.530.300

99,40

2008

1.603.700

100

10.000

0.62

1.593.700

99,38

2009

1.670.600

100

10.800

0.65

1.659.800

99,35

2010

2.184.200

100

11.600

0.53

2.172.600

99,47

2011

3.365.000

100

43.000

1.28

3.322.000

98,72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 12

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa-2012)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023