Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Thanh Hóa(Năm 2011)


hệ thống phân phối toàn cầu - GDS (Global Distribution System). Đồng thời đẩy mạnh kết hợp xúc tiến, quảng bá du lịch qua mạng Internet và các trang Web du lịch với các thông tin chỉ dẫn tiện lợi để du khách khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận tìm kiếm thông tin đồng thời đặt mua các sản phẩm, dịch vụ du lịch một cách dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng với chi phí ít nhất.

1.3.2 Ở Việt Nam‌

Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Năm 2005, du lịch Việt Nam đón được trên 3,6 triệu lượt khách quốc tế và trên 16,5 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2009 đạt 3,78 triệu lượt khách quốc tế, đặc biệt khách nội địa bất ngờ tăng nhanh, đạt 25 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch Việt Nam ước khoảng 68 đến 70 nghìn tỉ đồng.

Từ ngày 09/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam. Do đó, đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Cụ thể là, lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm.

Như vậy, xu hướng phát triển bền vững cho du lịch không chỉ của các nước có nền du lịch phát triển mạnh mà còn của toàn cầu, của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Chương 2‌ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA 2 1 Khái 1


Chương 2‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA

2.1 Khái quát tỉnh Thanh Hóa

Vị trí địa lý: Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với

các vùng trong tỉnh và đi quốc tế.

Địa hình: Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha.

- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha.

- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, bờ biển dài 102 km.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ thu, đông.

Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Kinh tế : Tại tỉnh Thanh Hóa, tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,3%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản trong GDP chiếm 23,7%, giảm 0,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,9%, tăng 0,5%; dịch vụ chiếm 34,4%, tương đương cùng kỳ. Năm 2012, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ


13,5% trở lên, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 3,1%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,4%; dịch vụ tăng 13,4%…


Nông-Lâm-Thủy sản


Công nghiệp-Xây dựng


Dịch vụ


23.70%

34.40%

41.90%


Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa(năm 2011)

Dân số - Nguồn lao động: Năm 2010 Thanh Hoá có 3,41 triệu người. Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,07 triệu người, chiếm tỷ lệ 60,0% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.

Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 2.898.311 người, chiếm 85,6%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Mường có 328.744 người, chiếm 9,4%; dân tộc Thái có 210.908 người, chiếm 6%; dân tộc Mông có 13.320 người, chiếm 0,38%; dân tộc Thổ có 9.890 người, chiếm 0,25%; dân tộc Dao có 5.077 người, chiếm, 0,14%; dân tộc Tày có 444 người; Nùng có 131 người; dân tộc Hoa có 327 người; dân tộc Khmer có 31 người; dân tộc Eđê có 68 người; dân tộc Ngái 47 người; dân tộc Gia Rai có 27 người; dân tộc Ba-na có 9 người; dân tộc Sán Chay có 16 người; dân tộc Chăm có 7 người; dân tộc Sán Dìu có 8 người; dân tộc Mnông có 11 người; dân tộc Raglai có15 người; dân tộc Mạ có 39 người; dân tộc Cờ Tu có 7 người; dân tộc Giáy có 7 người; dân tộc Khơ Mú có 607 người; dân tộc Co có 10 người; dân tộc Phù Lá có 9 người; dân tộc Si La có 5 người; dân tộc Bru - Vân kiều


có 4 người; dân tộc Tà Ôi có 2 người. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.

2.2 Tài nguyên du lịch của tỉnh Thanh Hóa‌

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng trăm di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên‌

2.2.1.1 Khái quát chung

Địa chất – địa hình: Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt.

Vùng núi và Trung du: chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15-20o, hình thành nhiều hang, động đẹp, độc đáo, có khả năng khai thác phục vụ du lịch rất lớn như: hang cá thần Cẩm Lương, động Bích Đào, động Hồ Công, động Kim Sơn…

Vùng đồng bằng: Chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Vùng ven biển: Chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ... có những vùng đất đai rộng lớn thuận


lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

Khí hậu –thủy văn

Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao. Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.

Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.

Sinh vật

Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác

50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.

Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi


tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.


2.2.1.2 Tài nguyên du lịch điển hình

Động Từ Thức – Động Bích Đào: Từ thị trấn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, theo trục đường bộ, đi về hướng đông bắc khoảng 6km, đến địa phận xã Nga Thiện, du khách sẽ gặp dãy núi Thần Đầu, hay còn có tên gọi khác là núi Thần Phù, núi Giáp Sơn. Tại dãy núi này có một thắng cảnh nổi tiếng, được các sách vở xưa, nay ca ngợi nhiều đó là động Bích Đào, hay còn gọi là động Từ Thức vì gắn với truyện cổ dân gian về cuộc tình duyên của một người trần tên là Từ Thức với nàng tiên là Gíang Kiều. Du khách sẽ được nghe kể tỉ mỉ, sinh động về câu chuyện này khi đến thăm động.

Đường vào thăm động là một lối đá mòn, từ dưới chân núi đi lên dài khoảng trăm thước, nhưng không cao, không khúc khuỷu lắm. Trước cửa động hiện còn thấy hai bài thơ chữ Hán. Một khắc trên vách đá cao và một khắc trên phiến đá hình chữ nhật, giống như tấm bia, dựng dưới nền động.

Qua cửa động, du khách đi vào động ngoài, có hình như một chiếc bát khổng lồ úp ngược. Nhiều khối thạch nhũ lớn, trăm sắc lấp lánh, được người đặt tên cho là kho bạc, kho gạo, kho muối, kho tiền…Đi sâu vào khoảng vài chục thước, du khách sẽ bước trên những thạch nhũ tạo thành hình một con rồng, nằm cuộn tròn như thật. Ở giữa có những hòn đá cuội tròn trĩnh giống quả trứng gà, nên được gọi là cảnh “Rồng ấp trứng vàng”.

Phía trên đỉnh động có nhiều thạch nhũ, hình lá cây buông xuống. Nếu lấy đùi gỗ gõ vào từng lá, thì nghe phát ra những thanh âm có cung bậc khác nhau, giống tiếng của các nhạc cụ cổ xưa như: chiêng, trống, mõ, khánh, chuông, thanh la, cồng…Vì vậy, cảnh này được gọi là “Phường bát âm”.

Hết động ngoài, không lớn lắm nhưng dài là động giữa, hình gần tròn, đường kính khoảng 35m, cao chừng 20m. Ở đây có thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, tạo thành những bức tranh, giống hình bàn cờ, đôi hài, thảm hoa,… khiến khách tham


quan như hình thấy cảnh sinh hoạt của viên huyện Từ Thức trong chuyện cổ. đặc biệt ngay trên nền động, thạch nhũ từ bao đời nhỏ giọt kết thành chuỗi, có đường nét tuyệt mĩ, tựa như hoa văn do các bàn tay nghệ nhân chạm trổ trên bia đá, hoặc trong các đình chùa, ít thấy có ở các hang động khác.

Trong động còn có một lối đi lên, gọi là “đường lên trời” và một lối sâu xuống mặt đất, gọi là “đường xuống âm phủ”. Hết động giữa là động trong có kích thước bé hơn, chỉ rộng khoảng 12m, cao chừng 8m. Đứng ngoài nhìn vào phía tận cùng, du khách sẽ thấy vách động lõm sâu giống một miếu thờ với những thạch nhũ có hình dáng ngọn nến, bài vị, hương án. Nơi đây còn có một khối đá lớn, tượng trưng cho mộ của nhân vật Từ Thức trong truyện.

Động Kim Sơn: thuộc thôn Đồng Hang, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, là một cảnh đẹp của xứ Thanh, còn ít người được biết. Với con mắt tinh tường của nhà du lịch, thì nó chẳng kém gì một số động ở các địa phương khác đã nổi tiêng xưa nay.

Kim Sơn là một trái núi, còn có tên gọi núi Biện, núi Bông, đầu cuối của dãy Hồng Lĩnh. Được bao quanh bởi một cánh đồng trũng, phía nam là con sông Mã dập dềnh uốn lượn. Để đến được động Kim Sơn, du khách có thể dùng thuyền chèo theo hướng đông nam hoặc đi bộ, đi xe, theo hướng tây bắc. Động rộng chừng 30m, hình vòm cung, do các phiến đá kết lại với nhau một cách tự nhiên. Các loại cây mọc bám vào kẽ đá như bàn tay ai dệt thành một tấm thảm nhung xanh, trông đến ngoạn mục.

Cửa động phía đông nam có khắc ba chữ Hán “Kim Sơn động”. Qua cửa động, thời tiết như đột ngột thay đổi, đang nóng bức bỗng nhiên mát rượi, giống như trời mùa hè, bước vào căn phòng có điều hòa nhiệt độ. Cửa động phía tây bắc có một bài thơ chữ Hán khắc trên vách đá cao, nhìn còn khá rõ. Nhìn lên nóc động, có khoảng cách khá cao so với mặt nước, là một cái động nhỏ lộ thiên, ánh sáng mờ mờ. Nghe người dân trong vùng kể lại rằng, trước kia trên đó có khúc gỗ lim bắc ngang, gọi là cầu tiên, tương truyền vào thế kỷ XIII, vua Trần đã ẩn nấp trong động lộ thiên và nằm nghỉ trên tấm gỗ lim đó?

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí