Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững Du Lịch Chương 3: Thực Trạng Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Thanh Hóa

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố (0.5 ≤ KMO ≤ 1). KMO < 0.05 là không chấp nhận được.

- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

- Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

- Kỹ thuật phân tích mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần: Để xác định sự mức độ ảnh hưởng các nhân tố của mô hình phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa.

- Hệ số tải mô hình (Model Loading): Theo Henseler và cộng sự (2012) về nguyên tắc, hệ số tải càng gần giá trị 1 càng cho thấy độ tin cậy của biến tiềm ẩn. Hệ số tải ≥ 0.7 được coi là chấp nhận được [89].

- Hệ số Composite Reliability: Hệ số này cho biết độ tin cậy của thang đo khi sử dụng với kỹ thuật PLS-SEM. Hệ số Composite Reliability biến thiên từ 0 đến 1, giá trị càng gần 1 cho thấy độ tin cậy trong mô hình PLS-SEM càng cao. Theo Höck & Ringle (2006)Trong một mô hình có tính chất khám phá, nếu hệ số này ≥ 0.6 là chấp nhận được [90]. Theo Henseler và cộng sự (2012) nếu trong trường hợp mô hình khẳng định, hệ số ≥ 0.7 là phù hợp [89].

- Hệ số Average Variance Extracted (AVE): Theo Höck & Ringle (2006) hệ số này kiểm tra độ hội tụ và phân tán của mô hình. Một mô hình tốt cần có hệ số AVE ≥ 0.5 [90].

- Chỉ số Standardized Root Mean Square Residual (SRMR): Chỉ số này cho biết mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Theo Hu & Bentler (1998), thông thường một mô hình phù hợp sẽ có giá trị SRMR nhỏ hơn 0.08 [96].

- Chỉ số Cross loading và intended loading: Đây là 2 chỉ số cho biết hệ số tải của nhân tố trong mô hình và tương quan với các nhân tố khác. Theo đó chỉ số Intended Loading của một nhân tố nên lớn hơn 0.7 và chỉ số Cross loading nên nhỏ hơn 0.3.

- Chỉ số Variance Inflation Factor (VIF): Theo (Hair et al., 2016) chỉ số cho biết khả năng xảy ra trường hợp đa cộng tuyến trong mô hình. Chỉ số VIF< 10 có thể chấp nhận được, tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy chỉ số VIF không được lớn hơn 5 [92].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

- Đo lường hệ số tổng thể xác định (R2), là một chỉ số để đo lường mức độ phù hợp với mô hình cùa dữ liệu (khả năng giải thích của mô hình). Theo Chin (1998) mô tả các giá trị R2 của 0,67, 0,33 và 0,19 trong các mô hình con đường PLS là mạnh, trung bình và yếu tương ứng [89]. Còn theo Hair và cộng sự (2011)) đề xuất giá trị R2 ở mức 0,75, 0,50 hoặc 0,25 tương ứng với mức độ mạnh, trung bình và yếu [91].

- Hệ số tác động f2: Giá trị hàm f2 thể hiện mức độ ành hưởng của cấu trúc (nhân tố) khi loại bỏ khỏi mô hình. Theo Cohen (1998)các giá trị f2 ứng với 0.02, 0.15, và 0.35, tương ứng với các trị tác động nhỏ, trung bình và lớn của biến ngoại sinh. Nếu f2 < 0.02 thì xem như không có tác động [87].

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 3

- Đánh giá giá trị phân biệt: các nhà nghiên cứu đề xuất là heterotrait – monotrait – HTMT. HTMT là trung bình của tất cả các mối tương quan của các biến quan sát của từng biến nghiên cứu với biến nghiên cứu khác. Hệ số HTMT lớn hơn 0,9 chứng tỏ hai biến nghiên cứu thiếu giá trị phân biệt, ngưỡng chấp nhận phải thấp hơn 0,85 (Dẫn theo Nguyễn Quang Anh) [3, tr.26].

- PLS Bootstrapping: Phân tích Bootstrapping được sử dụng để loại bỏ sai số chuẩn và kiểm chứng mức độ ý nghĩa của mô hình PLS ở mức ý nghĩa 5%. Ở mức độ khám phá, số lần Bootstrapping có thể ở mức 500 lần. Nhưng trong giai đoạn phân tích hoàn chỉnh, số lần Bootstrapping cần phải được tăng lên.

- Chỉ số Inner Model p-value (T-Value) và Outer Model p-value (T-Value): Giá trị T-Value lớn hơn 1,96, giá trị p-value phải nhỏ hơn 0.05.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Việc thực hiện đề tài luận án của tác giả sẽ góp phần đóng góp ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những đóng góp mới như sau:‌

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch và những kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển bền vững du lịch;

Thứ hai, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Chỉ ra các kết quả đạt được trong phát triển bền vững du lịch của Thanh Hóa, cũng như chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế

Thứ ba, xác định nhóm các nhân tố ảnh hưởng, xây dựng được mô hình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương như sau:‌

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Đến nay ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp góp phần quan trọng vào sự phát triển đối với mỗi quốc gia. Du lịch đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm, tập trung đầu tư phát triển. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển với tốc độ cao, ngành du lịch đang gặp rất nhiều vấn đề phát sinh và một số hệ lụy từ việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch, không tính toán hết các rủi ro đối với môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa... khiến cho việc phát triển du lịch tại nhiều địa phương, quốc gia không mang tính ổn định, sự phát triển du lịch thiếu bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức đã có những nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch và đã có những đóng nhất định cho sự phát triển của ngành.‌‌‌

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch luôn là ngành, lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế. Song, phát triển du lịch với mục đích thuần kinh tế tuy đem đến nhiều lợi ích trước mắt, nhưng ngày càng bộc lộ những hạn chế, bất cập về lâu dài, nguy cơ làm suy kiệt tài nguyên du lịch, giảm tính đa dạng và đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, tác động xấu đến các nền văn hóa bản địa, đến cộng đồng địa phương, hậu quả của những tác động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực trở lại đến chính sự phát triển du lịch trong dài hạn. Từ thực tế này, đã xuất hiện nhu cầu nghiên cứu về các loại hình du lịch mới, những cách thức phát triển du lịch mới, quan tâm hơn đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch, đến môi trường sinh thái, đến trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, cân đối hơn giữa các yếu tố trước mắt và lâu dài trong quá trình phát triển. Lý thuyết về phát triển bền vững du lịch dần được hình thành và bổ sung, hoàn chỉnh. Dưới đây là tổng quan những công trình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay.

1.1. Công trình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Công trình liên quan tới du lịch bền vững

Công trình nghiên cứu: “Sustainable tourism as a Development Option” (Du lịch bền vững một sự lựa chọn phát triển) của tác giả Steck và cộng sự (1999) [104]. Công trình đã nêu lên cách thức hoạt động của du lịch, những điều kiện cần thiết của hoạt động du lịch từ thực tiễn, hoạt động du lịch và những mối quan hệ trong du‌‌‌

lịch, dự báo tình hình phát triển du lịch trong thời gian tới. Tác giả nhận định phát triển bền vững du lịch cần phát triển từng bước. Bước 1: Phân tích các khả năng trong du lịch (Các bên liên quan trong hoạt động du lịch, tiềm năng, các điều kiện cơ bản phát triển du lịch). Bước 2: Thiết kế chiến lược phát triển du lịch (Những loại hình du lịch, khách du lịch, địa điểm nào để bắt đầu). Bước 3: Xã định vai trò và trách nhiệm (Các bên liên quan, ai, làm thế nào, với ai). Bước 4: Sự tham gia của cộng đồng. Bước 5: Đảm bảo tính bền vững bằng các chỉ số để đánh giá và theo dõi. Quan điểm của công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững là: đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện nay tập trung tại các khu vực chủ yếu, cần phải bảo vệ tài nguyên và tăng cường cơ hội phát triển cho tương lai. Phát triển du lịch bền vững là dẫn đến quản lý tất cả các nguồn lực để có thể được đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và môi trường trong khi duy trì tính toàn vẹn văn hóa, các quá trình sinh thái thiết yếu, đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ sự sống.

Công trình nghiên cứu:“Project development for sustainable touris” (Dự án phát triển bền vững du lịch) của tác giả Gutierres, E. và cộng sự (2006) [90]. Công trình tập trung vào những nội dung chính như sau: (1) Khái niệm dự án du lịch bền vững; (2) Phát triển các dự án du lịch bền vững; (3) Nhiệm vụ các bên liên quan; (4) Thách thức và cơ hội trong khu vực dự án du lịch; (5) Phân tích chuối giá trị; (6) Mô tả quản lý dự án cấu trúc và dự toán chi phí dự án; (7) Các hoạt động chính, kế hoạch giám sát và mốc thời gian dự án; (8) Ý tưởng về một dự án phát triển bền vững du lịch . Đề tài của tác giả nghiên cứu các vấn đề xoay quanh việc phát triển các dự án du lịch theo hướng bền vững với đầy đủ nội dung cơ bản của một dư án.

Luận án tiến sĩ Triết học: “Sustainable Tourism Development Managenment In Central AFRICA: A case study of the tourism industry in Cameroon” (Quản lý phát triển bền vững du lịch ở trung tâm châu Á: Một nghiên cứu trưởng hợp của ngành du lịch tại Cameroon) của tác giả ALBERT (2010) tại trường Đại học Nottingham [82]. Luận án với những nội dung chính như sau: (1) xác định và phác thảo tiềm năng tăng trưởng của ngành du lịch tại Cameroon là một phương tiện để cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương; (2) xem xét các mâu thuẫn và thách thức đối với sự phát triển của một ngành công nghiệp du lịch bền vững ở Cameroon; (3) xác định các khái niệm du lịch bền vững được áp dụng thành công trong bao xa các quốc gia khác có thể được điều chỉnh và sử dụng để phát triển và quản lý các tiềm năng du lịch của Cameroon nói riêng và các tiểu vùng nói chung.

Luận án đã nêu lên một số nguyên tắc phát triển bền vững du lịch như: (1) Bảo tồn và sử dụng tài nguyên tối ưu bền vững; (2) Liên kết; (3) Tích hợp du lịch bền vững vào phát triển bền vững; (4) Sự tham gia của các bên liên quan (Sự tham gia của công chúng); (5) Giáo dục và giám sát; (6) Sự tôn trọng của cộng đồng chủ nhà.

Bài viết: “Sustainable Development through Sustainable Tourism – A conceptual note” (Phát triển bền vững thông qua du lịch – Ghi chú về một khái niệm) của tác giả Bulin & Călăretu (2012) [84]. Công trình chỉ ra rằng một sự phát triển bền vững bao gồm một số yêu cầu tối thiểu, như thay đổi kích thước tăng trưởng (phân phối nguồn lực công bằng hơn, tăng khía cạnh chất lượng của sản xuất), xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng dân số có kiểm soát, bảo tồn tài nguyênthiên nhiên, định hướng lại công nghệ, hợp tác trong quá trình ra quyết định cấp địa phương,khu vực, quốc gia và quốc tế. Một hệ thống du lịch bền vững dựa trên ba trụ cột quan trọng: (1) Tiềm năng địa lý - trụ cột tự nhiên; (2) Trụ cột địa phương - cộng đồng địa phương; (3) Trụ cột khách du lịch, nhà điều hành tour du lịch, các loại bên liên quan khác. Cuối cùng tác giả đã tổng kết rằng: “Phát triển bền vững du lịch hay phát triển du lịch bền vững là một quá trình dựa trên kiến thức, tính ổn định theo thời gian, quy hoạch và sự tham gia của tất cả các bên liên quan.”

Công trình nghiên cứu:“Sustainable tourism: a comprehensive literature review on frameworks and applications” (Du lịch bền vững một tài liệu toàn diện) của nhóm tác giả Zolfani và cộng sự (2015) công bố trên tạp chí Economic Research-Ekonomska Istraživanja [111]. Công trình nghiên cứu về Du lịch bền vững, để phác thảo và xác định qua các công trình nghiên cứu, bài báo trên một số tạp chí chuyên ngành. Công trình đã tổng hợp tổng cộng: 132 bài báo từ 47 tạp chí về tính bền vững và du lịch, được xuất bản từ năm 1999 đến 2013. Do đó, các xu hướng gần đây trong bền vững nghiên cứu phát triển và du lịch đã được nắm bắt, dựa trên các nghiên cứu được công bố qua gần 15 năm qua. Nhóm tác giả đã tổng hợp và phân loại thành 14 loại lĩnh vực chủ đề có liên quan tới các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững, được đặt tên như sau: (1) Mô hình; (2) Phát triển bền vững du lịch ; (3) Nghiên cứu thị trường và kinh tế; (4) hoạch định chính sách; (5) Cơ sở hạ tầng (6) Mô hình hóa và lập kế hoạch; (7) Du lịch nông thôn; (8) Môi trường và khủng hoảng quản lý; (9) hệ sinh thái và du lịch sinh thái; (10) Biến đổi khí hậu; (11) Sinh thái học); (12) Văn hóa và di sản (13) Con người quản lý tài nguyên (14) Tiết kiệm năng lượng và vật liệu. Bài viết này đã trình bày một đánh

giá rộng rãi các tài liệu về du lịch bền vững định nghĩa và ứng dụng. Với mục đích này, mỗi bài viết được phân loại các lĩnh vực ứng dụng dựa trên một sơ đồ phân loại phát triển. Hơn nữa, các giấy tờ là được sắp xếp theo năm xuất bản, tạp chí xuất bản, tác giả quốc tịch, lĩnh vực chủ đề, khu vực tập trung, và số lượng trích dẫn quốc tịch. Đánh giá này cố gắng tạo ra một cửa sổ cơ hội để giúp các nhà nghiên cứu và các học viên làm cơ sở và cũng để đáp ứng yêu cầu của họ để dễ dàng truy cập vào các ấn phẩm có nội dung về du lịch bền vững.

Công trình: “Principles and practice of sustainable tourism planning” (Nguyên tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững) của Veanu (2007) [105]: Tài liệu làm rõ một số nội dung lý thuyết chung về phát triển bền vững du lịch trong đó tập trung phân tích các quan điểm về phát triển bền vững du lịch , các khía cạnh cần có để du lịch được gọi là bền vững, phân biệt giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng; hệ thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của du lịch bền vững, bao gồm: (1) giảm thiểu tác động đến môi trường để đảm bảo sự bền vững về sinh thái; (2) giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tính bền vững về xã hội; (3) giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các địa phương để bảo đảm sự bền vững về văn hóa; (4) tối đa hóa lợi ích kinh tế của các địa phương để có được sự bền vững về kinh tế; (5) thông tin, giáo dục nhận thức đến doanh nghiệp, du khách, chính quyền và người dân địa phương để cải thiện thái độ của các chủ thể đối với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hành vi của chủ thể đến môi trường, xã hội; (6) phát huy vai trò tham gia, kiểm soát của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch ở điểm đến.

1.1.2 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch

Công trình nghiên cứu:“Capacitating for tourism development in Vietnam : Training course - Tourism and sustainable development” (Khóa đào tạo: Nâng cao năng lực phát triển du lịch Việt Nam– Du lịch và phát triển bền vững) của Machado (2003) [100]. Công trình này cung cấp các khái niệm về du lịch và khái niệm bền vững, làm thế nào để du lịch bền vững hơn. Tác giả cho rằng phát triển du lịch sinh thái một sự lựa chọn hợp lý trong phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra nghiên cứu cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của quần đảo Canảy, và chỉ ra kết quả phát triển không bền vững của quần đào và đưa ra các giải pháp. Machado cũng đã xây dựng tiêu chí phân biệt du lịch bền vững và không bền vững khác nhau như thế nào, ông đã chú trọng những giải pháp, cách thức để hạn chế những tác động‌

tiêu. cực đến môi trường du lịch (gồm tự nhiên và nhân văn). Du lịch và môi trường. có tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau phát triển, đặt lợi ích và quyền lợi của dân cư địa phương lên hàng đầu đó là. cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi cho địa phương. Phát triển du lịch phải gắn giữa hiện tại và tương lai nên tiêu chí đánh giá du lịch bền vững đó là: bền vững về kinh tế (có nghĩa là có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định); bền vững về xã hội (trình độ văn minh, tuổi thọ, sức khỏe, trải nghiệm văn hóa, tinh thần); bền vững về môi trường (bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường)

Cuốn sách: “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) được phát hành bởi World Tourism Organization, (2004) [109]: Là kết quả của một nghiên cứu sâu rộng về các sáng kiến chỉ số du lịch toàn thế giới, tài liệu được WTO xác định là chìa khóa cho sự phát triển du lịch và quản lý một điểm đến nhất định đồng thời khuyến nghị các quốc gia thành viên lựa chọn thường xuyên như một công cụ cần thiết cho quá trình lập kế hoạch và quản lý hoạch định chính sách phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch. Nội dung tài liệu phân tích về sự cần thiết xây dựng và ứng dụng chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch; hướng dẫn một quy trình để có thể xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các vấn đề của điểm du lịch cụ thể; đề xuất một bộ 13 nhóm với trên 40 chỉ số cụ thể phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch, bao gồm các nhóm chỉ số liên quan đến an sinh, duy trì bản sắc văn hóa, sự hài lòng và tham gia của cộng đồng bản địa trong du lịch, yếu tố sức khỏe và an toàn, khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát sử dụng tài nguyên và quản lý năng lượng, việc hạn chế tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch, trình độ kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, tính bền vững của các hoạt động và dịch vụ du lịch ...

Công trình: “Is the concept of sustainble development – developing sustainable development benchmarking tool” (Phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ công cụ chuẩn về phát triển bền vững) của Lucian & Julien (2007) [99]: Mục đích của các tác giả là đưa ra một phương pháp thống nhất để đánh giá du lịch bền vững căn cứ trên các chỉ số định lượng. Phương pháp này được gọi là công cụ chuẩn về du lịch bền vững (The sustainable tourism benchmarking tool – viết tắt là STBT). STBT đánh giá tính bền vững của du lịch dưới 4 khía cạnh: bền vững về kinh tế (được phản ánh qua 3 phương diện: tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023