Giải Pháp Về Kiểm Tra Thường Xuyên Quá Trình Triển Khai Và Áp Dụng Các Gói Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Mới Trên Địa Bàn Nội Thành Hà Nội

+ Quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội

Quảng bá qua mạng Internet

Xây dựng website giới thiệu thông tin về du lịch Hà Nội: Việc tiến hành xây dựng website riêng giới thiệu về hình ảnh du lịch Hà Nội là việc cần thiết. Website cần được thiết kế sao cho dễ sử dụng với người truy cập và cần phải có đầy đủ mọi thông tin từ điểm tham quan đến các dịch vụ cần thiết.

Cụ thể website cần có:

+ Hệ thống các loại hình du lịch: Trong đó nêu rõ các điểm thăm quan thuộc từng loại hình du lịch cụ thể. Trong đó loại hình du lịch văn hóa là trọng tâm, Từ đó có thể xây dựng các tuyến du lịch đến các vùng du lịch lân cận, các địa phương khác dựa trên nhiều loại hình du lịch khác nhau.

Cụ thể như sau

Du lịch văn hóa Hà Nội: gồm các điểm du lịch văn hóa trong nội thành Hà Nội, các vùng lân cận, các địa phương lân cận.

Du lịch sinh thái Hà Nội: Các điểm du lịch sinh thái ở Hà Nội và các địa phương lân cận

Du lịch làng nghề Hà Nội: Danh mục các làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, các làng nghề ở vùng ven Hà Nội.

Du lịch nghỉ dưỡng: Các khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng ở Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

+ Các điểm ăn uống và nghỉ ngơi: Cần chi tiết về các cơ sở lưu trú và ăn uống về địa điểm, giá, chất lượng phục vụ, đặc điểm….Cụ thể là danh sách các khách sạn nhà nghỉ, danh sách các nhà hàng quán ăn. Trong đó nhấn mạnh những sản phẩm lưu trú và ăn uống đặc trưng của Hà Nội như các đặc sản về ẩm thực, đặc trưng về nhà ở, sinh hoạt….

+ Phương tiện đi lại: Danh sách các hãng taxi hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, lộ trình các tuyến xe bus và điểm dừng.

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 12

+ Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Tên và địa chỉ các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.

+ Danh sách các công ty du lịch ở Hà Nội.

Quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng:

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền hình địa phương, truyền hình kĩ thuật số, báo viết, các phương tiện giao thông công cộng (xe bus, taxi, xe khách...), bảng quảng cáo...

Quảng cáo qua kênh CNN với gói quảng cáo hàng nghìn lần phát mỗi năm để giảm giá nhiều và được thêm các chương trình thưởng (bonus). Chia thành nhiều chiến dịch quảng cáo (3-4 chiến dịch mỗi năm), mỗi ngày trong chiến dịch phát quảng cáo 5-10 lần để tăng cơ hội mang thông điệp đến nhiều đối tượng xem khác nhau.

+Tổ chức các chương trình, các festival du lịch và tham gia vào các sự kiện giao lưu du lịch, văn hóa cả trong và ngoài nước.

Để giới thiệu các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung. Chương trình của các lễ hội đó nên biểu diễn các màn nghệ thuật âm nhạc cổ truyền, tái hiện lại đời sống sinh hoạt của cư dân Hà Nội xưa, giới thiệu các món ăn truyền thống của Hà Nội.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành du lịch Hà Nội

- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu du lịch theo quy hoạch. Quy hoạch chi tiết và lộ trình cụ thể về bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di sản văn hóa, các điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông đến di tích, phương tiện giao thông, hệ thống các công trình công cộng như nhà vệ sinh, nơi gửi xe,…

- Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước trên toàn thành phố Hà Nội.

+ Cải tạo và nâng cấp một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội

- Xây dựng các tuyến phố đi bộ tại khu vực quận Hoàn Kiếm, Ba Đình…

- Nâng cao hiệu quả khai thác bãi đỗ xe cao tầng lắp ghép Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông. Khởi công xây dựng một số bãi đỗ cao tầng, bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô. Tiếp tục sắp xếp lại các bãi đỗ xe trên địa bàn Thành phố.

- Thực hiện tốt công tác tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông; điều tiết hoạt động xe taxi, xe tải vào một số tuyến phố, vào một số giờ nhất định trong ngày.

+ Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng

- Xây mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, dọc các đường phố, bố trí ở những nơi hợp lý, thuận tiện mà vẫn đảm bảo mỹ quan của thành phố.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát để dự án được đưa vào sử dụng một cách nhanh nhất và có hiệu quả lâu dài.

+ Cải tạo hệ thống cấp, thoát nước của thành phố Hà Nội

- Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống mạng truyền dẫn và phân phối cho các khu vực còn thiếu mạng lưới cấp nước, sử dụng hết công suất của nhà máy nước sông Đà.

- Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước, tiếp tục chống thất thu, thất thoát nước sạch.

3.2.3. Giải pháp về kiểm tra thường xuyên quá trình triển khai và áp dụng các gói sản phẩm du lịch văn hóa mới trên địa bàn nội thành Hà Nội

- Phát triển đa dạng hóa các dịch vụ du lịch

- Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có, đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, nhằm đem lại sự hài lòng cho du khách, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội.

- Phát triển thêm các hình thức dịch vụ du lịch mới nhằm thu hút khách DL đến Hà Nội.

- Xây dựng và vận hành được ít nhất 5 chương trình quản lý chất lượng du lịch như quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ lữ hành du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ du lịch khác

+ Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có

Xây dựng và vận hành các chương trình quản lý chất lượng dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch khác...Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong việc xây dựng hệ thống nhà vệ sinh du lịch đạt chuẩn phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch, cụ thể:

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cử các cán bộ tới kiểm tra hoạt động của các khách sạn nhà hàng định kỳ 6 tháng 1 lần, đảm bảo các cơ sở này thực hiện đúng như cam kết kinh doanh, không có sai phạm nào trong quá trình kinh doanh và chất lượng khách sạn nhà hàng đảm bảo yêu cầu.

Tăng cường phối hợp công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với các cán bộ ở Sở Y tế Hà Nội ở các cơ sở có đăng ký kinh doanh nhà hàng, khách sạn định kỳ 6 tháng 1 lần.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tiến hành thanh kiểm tra các đơn vị vận tải, cung cấp dịch vụ chuyên chở khách du lịch định kỳ 1 năm 2 lần, kiểm tra về chất lượng xe,trình độ chuyên môn của lái xe cũng như thái độ phục vụ của lái xe và nhân viên phụ lái.

Tổ chức cuộc điều tra với đối tượng là khách du lịch tới Hà Nội định kỳ 1 năm 1 lần về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của họ về chất lượng dịch vụ du lịch ở Hà Nội về các yếu tố như chất lượng các loại hình dịch vụ, chất lượng các nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển… Các yếu tố này sẽ được bổ sung hàng năm và qua đó Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội lấy làm căn cứ để xác định các biện pháp nâng cao chất lượng du lịch.

+ Nghiên cứu và triển khai các hình thức dịch vụ du lịch mới

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra những hình thức dịch vụ mới mẻ, phù hợp với các điểm du lịch Hà Nội.Thành lập đội điều tra thu thập ý kiến của khách du lịch tại các địa điểm du lịch về các nhu cầu của họ mà ở đó chưa đáp ứng hay chưa đáp ứng đủ.Việc điều tra sẽ được thực hiện 6 tháng 1 lần.

+ Bảo vệ môi trường du lịch

Hạn chế và xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số sông hồ trên địa bàn thành phố. Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp tại các điểm, khu du lịch, tạo ấn tượng tốt và thu hút khách du lịch.

Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cống xung quanh hồ để dẫn nước thải.

+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân thành phố

Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng (khách du lịch, học sinh, sinh viên, người dân địa phương). Nội dung giáo dục môi trường phải phù hợp với từng đối tượng và dựa trên các vấn đề về môi trường cũng như tập tục,văn hóa và tình hình cụ thể của từng địa bàn. Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của tài nguyên du lịch.

- Đối với người dân địa phương: chọn các phương pháp giáo dục, truyền thanh hướng tới cộng đồng, bao gồm: phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình, báo tường, bảng tin nơi công cộng, thi viết,…); tổ chức các cuộc họp, thảo luận tổ dân phố nhân dịp Ngày môi trường thế giới, Ngày đa dạng sinh học…

- Đối với học sinh sinh viên: lồng ghép các chương trình giáo dục môi trường vào các môn học, biên soạn giáo trình về môi trường, tổ chức đi thăm

quan thực tế ở các khu du lịch thiên nhiên, tổ chức câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ bảo tồn, tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ văn kịch vẽ về môi trường.

- Đối với khách du lịch: với các khách du lịch đi theo tour thì hướng dẫn viên du lịch sẽ là người phổ biến cách đối xử thân thiện với môi trường như vứt rác đúng nơi quy định, tránh các hành động gây tổn hại tới các di tích lịch sử,…Làm các biển hướng dẫn đối xử thân thiện với môi trường ở các địa điểm du lịch.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với ban quản lý các di tích.

Để đảm bảo môi trường du lịch hấp dẫn, thu hút được nhiều nguồn khách du lịch, tạo môi trường đầu tư hợp tác thuận lợi, ban quản lý các di tích trên cần có những chiến lược phát huy gia trị văn hóa lịch sử của điểm di tích cụ thể về các tiêu chí phục vụ khách du lịch. Trong đó cần quan tâm và đầu tư thích đáng cho công tác bảo tồn di sản, quảng bá hình ảnh của điểm di tích nhằm thu hút được sự quan tâm của khách du lịch và có kê hoạch khai thác bền vững các giá trị văn hóa của di sản.

Cụ thể đối với cụm di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, nên có khu trưng bày về Văn Miếu, trong đó nội dung trưng bày về các thông tin lịch sử, các giá trị văn hóa của Văn Miếu để khách du lịch đến đây có thể cảm nhận rõ ràng về tổng thể giá trị văn hóa lịch sử của điểm di tích lịch sử thế giới này. Ngoài ra, ban quản lý di tích Văn Miếu cần có những quy định rõ ràng về các hoạt động văn hóa tâm linh tại đây, để tránh tình trạng xảy ra các hiểu lầm và xung đột văn hóa giữa các khách du lịch khi đến Văn Miếu.

Đối với cụm di tích Hồ Gươm, do đặc thù vị trí nằm ở giữa trung tâm phố phường đông đúc nên hoạt động đi lại ở khu vực cụm di tích có nhiều bất cập đối với khách du lịch. Giao thông đông đúc, hàng quán hỗn tạp và vấn đề an ninh, an toàn của du khách cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy trong quá trình đón tiếp khách du lịch đến với cụm di tích cần phải có lực lượng hướng dẫn cho

khách du lịch đi tham quan các điểm di tích xunh quanh cụm di tích trung tâm đền Ngọc Sơn, sơ đồ chỉ dẫn và giới thiệu về các điểm di tích của cụm di tích này. Ngoài ra, khu trưng bày các kỷ vật của cụm di tích Hồ Gươm cần được thiết kế và quy hoạch tách biệt khỏi không gian khu đền Ngọc Sơn, để đảm bảo cảnh quan của phong cảnh Hồ Gươm, đồng thời với không gian rộng, khách du lịch có thể tham quan và tìm hiểu về di tích được sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, tại điểm di tích Hồ Gươm cần có quản lý chặt chẽ hoạt động chụp ảnh để xóa bỏ việc chèo kéo khách chụp ảnh gây phiền phức đến khách du lịch khi đến đây.

Đối với cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần có những quy định mềm mỏng hơn về lối đi và phạm vi tham quan của di tích. Bên cạnh đó, cần có các thuyết minh viên hướng dẫn khách du lịch trên toàn khu di tích để khách du lịch có thể hiểu rõ hơn,sâu sắc hơn về con người và sự nghiệp cách mạng của bác Hồ Chí Minh khi tham quan toàn thể khu di tích. Ngoài ra, về quy hoạch các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu khách du lịch của điểm di tích này cũng cần được quy hoạch lại, cụ thể khu ăn uống và mua quà lưu niệm nên được đưa ra một khu tách biệt phía lối ra của bảo tang Hồ Chí Minh, để khách du lịch có thể tập trung sau khi kết thúc hành trình tham quan cụm di tích này, tránh được tình trạng rác thải bừa bãi trên lối đi tham quan của di tích, khách du lịch mất tập trung vào sự hướng dẫn của thuyết minh viên, lối đi lại bị ùn tắc cục bộ trong khu di tích. Phòng tái hiện lịch sử của bảo tàng Hồ Chi Minh nên xây dựng thêm nhiều hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch sau khi tham quan ở đây.

3.2.2. Đối với Tổng cục du lịch

- Phải nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2020, trong đó có kế hoạch xây dựng và triển khai các dự án chi tiết ở những cụm du lịch trọng điểm, chọn và thực hiện ngay các dự án ưu tiên phát triển du lịch theo một quy hoạch tổng thể định trước.

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch

- Cần tiếp cận xu hướng biến đổi của các loại hình du lịch để kịp thời xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế.

- Tổ chức thực hiện và đào tạo nhân lực ngành du lịch theo bộ tiêu chuẩn quốc tế về phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

- Xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa đến khách hàng và chú trọng việc giới thiệu các giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội với khách du lịch để tạo nên thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội.

Ngày đăng: 10/03/2023