Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 7


Xung quanh động Kim Sơn còn có nhiều hang động khác, tạo nên khu thắng cảnh sơn thủy khá hữu tình, trước kia đã từng lôi cuốn nhiều khách đến tham quan. Bằng chứng là trên các vách động còn thấy để lại nhiều bài thơ, văn khắc trên đá, mà đến nay vẫn chưa đọc được hết. Toàn khu có diện tích khoảng 150 ha, trong đó có gần 80 ha là hồ vực. Tuy nhiên, vì đường đi lại khá lắt léo, cả khu thắng cảnh còn mang tính chất tự nhiên hoang dã, dịch vụ du lịch chưa được đầu tư, nên khu thắng cảnh này dường như bị quên lãng, ít người được biết.

Động Hồ Công: Thuộc dãy núi Xuân Đài, địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc. Là một thắng cảnh khá nổi tiếng, đã từng cuốn hút nhiều khách tham quan từ xưa tới nay và là nguồn cảm hứng của nhiều nho sĩ, thi nhân thưở trước như Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Phùng Khắc Khoan, Trịnh Sâm, Ngô Thì Sĩ… Một số bài được khắc lên vách đá, nơi cửa động, song thời gian, mưa nắng đã làm nứt nẻ, khiến một số chữ bị mất nét, không thể đọc được nữa. Tuy nhiên, một số bài vẫn còn khá rõ. Tất cả đều đánh giá động Hồ Công là một thắng cảnh.

Đứng dưới chân núi, nhìn thấy một con đường nhỏ, quanh co dẫn lên động. Có một ngôi chùa cổ gọi là chùa Thông, tương truyền là nơi tu ẩn của công chúa Du Anh thời Lý, nên còn gọi là chùa Du Anh. Đường lên động không cao và cũng không cheo leo lắm. Đứng trước cửa động du khách có thể đưa mắt trông xa bốn hướng và thấy sông, núi, ruộng đồng, làng mạc đan nhau giống như bức tranh sơn thủy, với những nét chấm pha kỳ thú. Sông Mã như một dải lụa biếc, từ miền ngược về, lượn ngang chân núi. Cửa động là một vòm đá thoáng đãng, cao rộng hình chiếc chuông khổng lồ úp xuống. Ánh sáng từ đỉnh núi chiếu hắt vào các kẽ đá, tạo nên cảnh hư hư ảo ảo. Hai bên cửa động có những khối đá tự nhiên giống hình con voi, con cóc. Người vào thăm động có thể ngồi trên lưng cóc đá, để nghỉ ngơi, hưởng luồng gió mát từ ngoài thổi vào. Đi sâu vào động, đường không quá lắt léo, ít phải luồn lách bởi các thạch nhũ đan chen như một số hang động khác. Đường đi có nhiều ngách, nhưng mỗi ngách đều có một chỗ rộng, khá thoáng đãng để khách có thể ngồi, nằm thoải mái.


Suối cá thần Cẩm Lương: Lâu nay, một số người chúng ta xem truyền hình, đọc báo đã biết đến suối cá Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Có người đã đến tận nơi, được chiêm ngưỡng tận mắt. Nhưng không phải ai cũng đã tìm hiểu hết khu thắng cảnh tự nhiên, đặc sắc này.

Từ thành phố Thanh Hóa, bạn có thể dọc trục đường tỉnh Lộ theo hướng Tây Nam đi khoảng hơn 80 km, bằng các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy, ô tô đến cửa Hà thuộc huyện Cẩm Thủy. Rồi tiếp tục bằng đường bộ, hoặc có thể thuê thuyền ngược dòng sông Mã khoảng trên dưới 20 km nữa, thì đến bến đò ngang làng Mẫm. Sang sông, lên bờ phía bên phải, đi theo con đường làng khoảng 3 km nữa thì sẽ tới thôn Lương Ngọc, hay còn gọi là làng Ngọc, thuộc xã Cẩm Lương, nơi có suối cá nổi tiếng lâu nay.

Con suối chỉ dài chừng gần trăm mét, rộng hơn chục mét, có một giống cá sinh sống nơi hang suối này. Chúng có thân hình gần tròn tựa như cá trắm, nhưng đuôi lại có màu đỏ giống loại cá chép thường thấy ở sông, hồ. Đây là một giống cá lạ, người Mường địa phương gọi là cá “Ngộc”. Thường ngày, đàn cá chui qua hang đá, bơi ra suối, ước tới hàng trăm con. Con lớn nhất nặng chừng 4 kg, còn thì khoảng 1,2 kg trở lên. Nhưng cá mới sinh như cá giống sống lẫn lộn trong đàn cũng rất nhiều. Nếu khách đến tham quan đúng mùa mưa rào, suối đầy nước, đàn cá đông đúc bơi ra xa cửa hang hàng mấy chục mét. Nhưng đến mùa nước cạn, chúng chỉ ra khỏi cửa hang được vài ba mét. Suối cá Cẩm Lương là một tài sản quý giá đối với khách tham quan, du lịch, cũng như các nhà nghiên cứu sinh thái học.

Nhân dân thôn Lương Ngọc này hầu hết là người Mường. Từ bao đời nay họ xem cá sống ở suối là vật linh thiêng, không bao giờ ăn thịt, có lẽ vì thế mà đàn cá Cẩm Lương là không hề biết sợ hãi. Người ngồi trên bờ suối có thể đưa tay vuốt lên lưng hoặc bắt được chúng một cách dễ dàng. Song người dân địa phương thường khuyên du khách không nên bắt cá, vì theo họ cho biết có người bắt cá đã bị ốm chết, hoặc có kẻ giết cá thì đều chết “bất đắc kỳ tử”?

Cái hấp dẫn của Cẩm Lương không chỉ là suối cá, nếu trèo lên ngọn núi Ngọc Bến khoảng dăm chục mét, thì sẽ gặp một hệ thống các hang động nguyên sơ, cực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


đẹp, có một giá trị du lịch rất lớn. Nơi đây có hàng chục động liền thông với nhau, hoa thạch nhũ, đường đi, đá xếp còn nguyên sơ, chưa bị bàn tay con người ghè đập, phá phách, làm biến dạng cái vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ của nó.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 7

Ở một số hang động ngày nay, du khách khó lòng còn thưởng thức được những âm thanh phát ra từ các dàn đàn đá tự nhiên, có cung bậc khác nhau của nhiều loại nhạc cụ cổ, cũng không còn được nhìn thấy được các hoa đá buông kết trên vòm động, như trang trí lộng lẫy của những nhà thờ cổ ở châu Âu, hoặc các tấm thảm tự nhiên được dệt bằng vô vàn hạt thạch nhũ trải trên nền động… Nhưng chúng ta có thể thấy lại tất cả các cảnh kì thú đó ở hang động của Cẩm Lương.

Con đường thủy ngược dòng sông Mã sẽ đưa du khách đi thưởng ngoạn những vùng quê trù phú xanh tươi dọc đôi bờ, đem lại cho du khách một cảm giác sảng khoái ngọt ngào những hương vị đồng quê và vùng sơn cước.

Đến xã Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy, sau khi tham quan suối cá và các hang động, du khách sẽ được nghỉ ngơi tại các nhà nghỉ của huyện, thưởng thức các món ăn đặc sản mang đậm hương vị núi rừng như canh lá đắng, thịt thú rừng nướng… Và đến tối, ngồi vây quanh bên ngọn lửa đốt giữa sân, du khách sẽ được say sưa cùng với ché rượu cần vừa ngọt thơm êm dịu vừa chua chua, cay cay, không làm du khách say mà chỉ lâng lâng một cảm giác đê mê khó tả. Cùng với rượu, các cô gái Mường trong điệu múa hát dân tộc sẽ làm cho du khách nhanh chóng quên đi mọi mệt mỏi trong suốt cuộc hành trình.

Biển Sầm Sơn: Nằm cách TP Thanh Hóa 16 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km, Sầm Sơn xưa kia đã là khu nghỉ mát của các quan chức người Pháp và nổi tiếng khắp Đông Dương ngay từ thời Pháp thuộc. Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây dựng biệt thự riêng ở Sầm Sơn và thường xuyên về đây nghỉ dưỡng. Cũng từ đó đến nay, Sầm Sơn luôn được xem là bãi tắm nổi tiếng của cả nước.

Với 9 km bờ biển chạy dài từ chân núi Trường Lệ đến cửa Lạch Hới, bãi cát mịn màng, thoai thoải dốc, làn nước trong xanh, nồng độ mặn vừa phải – Sầm Sơn có những bãi tắm lý tưởng. Bãi biển đẹp bên núi Trường Lệ với vách đá dốc đứng


về phía biển tạo nên sự hùng vĩ rất phù hợp cho du lịch leo núi. Ở đây còn có nhiều bãi rộng, sườn thoải và xen kẽ là những đồi thấp phù hợp cho cắm trại, píc-níc, vui chơi giải trí. Phía tây nam dãy Trường Lệ còn có một bãi tắm rất nguyên sơ, ẩn vào dãy núi Trường Lệ như một thung lũng nhỏ nên thơ. Cách núi Trường Lệ khoảng 4 km về phía bắc là khu sinh thái Quảng Cư, nơi đây du khách có thể thưởng thức những món ẩm thực đặc trưng vùng miền và nghỉ lại lều, chõng dưới rừng phi lao xanh tốt và câu cá trên những đầm hồ. Sầm Sơn nổi tiếng với nhiều món ăn ngon bởi biển cả bao la là nơi cung cấp nguồn hải sản lớn với nhiều chủng loại có giá trị như: Tôm, cua, mực, ghẹ, cá thu và các loại hải sản quý khác...

Sầm Sơn có thể khai thác và phát triển nhiều loại hình du lịch với thế cạnh tranh cao như: Tắm biển, tham quan, leo núi, nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao và lễ hội ... Bởi ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Hiện nay, Sầm Sơn có 17 di tích có giá trị du lịch rất cao, được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh như các đền: Độc Cước, Cô Tiên, Tô Hiến Thành, Bà Lĩnh, Bà Triều... mỗi di tích đều gắn với một truyền thuyết, một sự tích hấp dẫn, độc đáo. Ngay sát bờ biển Sầm Sơn, leo lên núi cao là đền Độc Cước, nơi thờ vị thần Độc Cước - một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân mình làm hai, một trên bờ bảo vệ dân lành, một xuống nước diệt trừ thủy quái. Vì thế, người dân cả nước, ngư dân trên biển đến đền Độc Cước đều cầu xin sự bình yên trên biển.

Ngoài địa điểm hấp dẫn là đền Độc Cước, du khách còn có thể du lịch leo núi vượt qua rừng thông, đến chiêm ngưỡng hòn Trống Mái – một cảnh quan kỳ thú với hai khối đá lớn hình đôi chim hướng vào nhau như được sinh ra từ mối tình thủy chung của đôi vợ chồng trẻ. Từ hòn Trống Mái leo lên núi cao vãn cảnh đền Cô Tiên - nơi thờ vọng thần Độc Cước và mẫu Liễu Hạnh với kiến trúc được xây dựng từ cuối đời nhà Lê.

Lễ hội Sầm Sơn mang đặc trưng văn hóa dân cư ven biển, với những lễ hội không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn nổi tiếng trên phạm vi cả nước và đều có giá trị du lịch rất cao như lễ hội Độc Cước, lễ hội đền Cô Tiên, lễ hội Bánh chưng bánh


dày, lễ hội Cầu ngư. Ngoài các lễ hội mang tính lịch sử, truyền thuyết, Sầm Sơn còn có lễ hội mang tín ngưỡng tưởng niệm các ông tổ nghề đánh cá, dệt săm xúc... Ngoài ra, Sầm Sơn còn có các làng nghề thủ công truyền thống, tiêu biểu như làng nghề dệt săm xúc, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa, cây cọ, cây nứa, sản xuất hàng lưu niệm từ vỏ sò, ốc biển...

Phát huy thế mạnh sẵn có, chính quyền và nhân dân thị xã Sầm Sơn đã xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, nhiều năm trở lại đây, được sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh và sự đóng góp của nhân dân địa phương, thị xã du lịch Sầm Sơn không ngừng chỉnh trang đô thị, tôn tạo một số di tích danh thắng lịch sử văn hóa, phát triển kết cấu hạ tầng khách sạn, giao thông, khu vui chơi giải trí... Hiện nay, Sầm Sơn có 330 khách sạn, cơ sở lưu trú với

8.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng 3 sao trở lên là 222 phòng. Hầu hết các khách sạn được đầu tư khang trang với những trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Hệ thống giao thông được cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường cũ, mở mang thêm một số đường mới trong khu du lịch và các vùng phụ cận như Đại lộ Nam Sông Mã, Quốc lộ 47, đường từ Ngã Ba Voi đi Sầm Sơn... Các khu vui chơi giải trí, huyền thoại Thần Độc Cước, khu vạn Chài Resort, khu nghĩ dưỡng... được xây dựng và phát triển, làm phong phú thêm các dịch vụ bổ trợ và kéo dài thời gian lưu trú của khách. Vì vậy, số lượng du khách đến với Sầm Sơn ngày một tăng. Nếu như năm 2009 Sầm Sơn đón 1.509.000 lượt khách thì năm 2010 tăng lên 1.804.000 lượt khách. Năm 2011, Sầm Sơn phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách.

Vườn quốc gia Bến En: Nằm cách thành phố Thanh Hoá 46 km về phía Tây nam, là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với bất kỳ ai yêu thích vẻ nguyên sơ của tạo hoá. So với các Vườn quốc gia ở phía Bắc như: Ba Bể, Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương … vườn Bến En có tầm cỡ thực sự về tiềm năng du lịch sinh thái.

Vườn Bến En trải rộng trên 2 huyện Như Xuân và Như Thanh với tổng diện tích 16.634ha, trong đó có khu bảo tồn nguồn gien là nơi “cấm địa” của vườn, chỉ những nhà khoa học mới được phép tìm hiểu, nghiên cứu. Gần gũi với du khách


hơn cả là phân khu du lịch sinh thái. Khu này gồm lòng hồ được hình thành bởi 4 con suối và con sông Mực có diện tích rộng khoảng 3.500 ha, nước bốn mùa xanh biếc, tĩnh lặng trong quần thể không gian trời, mây, non, nước hữu tình. Du khách sẽ thoả lòng khi đến thăm 21 hòn đảo với những sắc thái rất khác nhau bằng các chuyến ca nô, xuồng máy ....Đặc biệt, tại đây có 8 tuyến đi du lịch trên hồ thăm các ốc đảo. Trong 8 tuyến đi (cơ bản tuỳ theo sự lựa chọn của khách) tuyến ngắn nhất là 1,5km và tuyến dài nhất 8,5km.

Ngoài ra, du khách còn có thể đến thăm đảo động vật, đảo thực vật, chiêm ngưỡng hang Dơi, ngắm cảnh hang động với nhiều hình thù kỳ lạ được sắp đặt bởi bàn tay của tạo hoá. Hơn thế nữa, du khách có thể đi vào các bản làng của người H'Mông, người Thổ uống rượu cần … hoàn toàn phù hợp với tour du lịch cộng đồng. Ở các đảo động vật, các loài thú được bảo vệ, nuôi nấng theo hình thức bán hoang dã nên mọi hoạt động sinh hoạt của nó đều tự nhiên đến lý thú. Trong đảo thực vật bao gồm tất cả các loài cây có tên ở Việt Nam, được trồng phân theo từng loại, từng bộ, họ … đã phục vụ rất tốt cho các nhà khoa học, ngành lâm nghiệp, môi trường sinh thái và khách du lịch.

Trên tuyến đường bộ bắt đầu từ trung tâm vườn đi lên khu phía Bắc, chúng ta sẽ bắt gặp những cảnh quan không kém phần hấp dẫn so với nội khu. Đó là cụm núi đá Hải Vân tồn tại song song với 21 hòn đảo trong lòng hồ, cụm di tích hang Lò Cao kháng chiến - nơi Giáo sư Trần Đại Nghĩa từng chế tạo vũ khí từ năm 1945 phục vụ kháng chiến chống Pháp. Đi xa hơn nữa, khách du lịch có thể đến Phủ Sung, Phủ Na - nơi nhân dân vẫn thường tổ chức phường hội cúng tế trời đất … Tiếp đó là quần thể thắng cảnh hang Ngọc, cây lim trăm tuổi như biểu tượng của vườn. Trong hang Ngọc, một suối nước trong vắt, theo quan niệm nếu tắm được ở đây có nghĩa là đã cởi bỏ được những tục trần nặng nhọc nhất của cuộc sống đời thường. Có lẽ chính vì thế mà hang Ngọc tuy có xa hơn một chút so với các đảo trên lòng hồ Bến En, song vẫn là điểm được khách đến đông hơn cả.

Đến Bến En, dù là du lịch sinh thái, song nếu đặt trước vẫn có thể được hưởng những món ăn đặc sản như: món cá quả, cá mè…rất to được bắt từ sông Mực có thể


nướng hoặc luộc, hấp … Mùa hè có thể ăn thêm món trai dắt vách đá (một loại nhuyễn thể gần giống với ốc) đặc biệt mang hương vị của rừng.

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn‌

2.2.2.1 Khái quát chung

Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ Núi Ðọ (Thanh Hoá) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo ở Thiệu Dương (Thiệu Hoá), Ða Bút (Vĩnh Lộc),v.v.. Phát triển hơn nữa, nền văn hoá đồ đồng Ðông Sơn với trống đồng và các loại đồ đồng tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Ðông Nam Á mà còn được cả thế giới biết đến. Mặt khác, Thanh Hoá còn có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả trong lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, mảnh đất này là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hiện nay, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá có 27 huyện, thị, thành phố với 633 xã, phường, thị trấn.

2.2.2.2 Tài nguyên du lịch điển hình

Các di tích lịch sử - văn hóa: Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng ...

Di chỉ núi Ðọ: Nằm trong địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh huyện Thiệu Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 7km về phía Bắc - Tây Bắc. Ðây là một hòn núi cao 160m, nằm bên hữu ngạn sông Chu. Người vượn nguyên thuỷ đã sinh sống ở đây, ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ. Những công cụ bằng đá mang dấu ấn chế tác bởi bàn tay của họ như mảnh tước, hạch đá, rìu tay... đã được phát hiện ở núi Ðọ khá nhiều. Ngày nay, trên sườn núi Ðọ, hàng vạn mảnh tước (mảnh ghè khi người nguyên thuỷ chế tác công cụ) vẫn còn nằm rải rác, nhất là sườn phía Ðông và phía


Tây nam.

Núi Quan Yên: Trên núi Quan Yên, tại địa điểm Quan Yên I (bên sườn Ðông - Ðông nam), thuộc xã Ðịnh Công, huyện Yên Ðịnh, năm 1978 các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được những vết tích của con người sơ kì thời đại đồ đá cũ. So với núi Ðọ, núi Nuông, mật độ và số lượng hiện vật thu được có ít hơn, nhưng kĩ thuật chế tác các loại hình công cụ ở đây cao hơn, gọi là kĩ thuật của loài vượn sơ kì thời đại đồ đá cũ, đồng thời đây cũng là một loại hình di chỉ - xưởng. Căn cứ vào trình độ kĩ thuật chế tác công cụ, địa hình cư trú và dựa vào những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học, các nhà khoa học cho rằng, người vượn nguyên thuỷ văn hoá núi Ðọ là những người vượn đứng thẳng phát triển. Họ sống thành từng bầy, có thủ lĩnh bầy, mỗi bầy bao gồm từ 5-7 gia đình, có khoảng 20 - 30 người. Họ kiếm thức ăn chủ yếu bằng phương thức săn bắn và hái lượm theo bầy đàn người vượn và phân phối sản phẩm công bằng. Ðời sống tinh thần của họ đã khá phong phú: ngoài thì giờ kiếm ăn, có thể họ đã có những trò giải trí trong lúc rỗi rãi. Hang Con Moong - một di chỉ khảo cổ học nằm trên địa bàn bản Thành Trung, xã Thành Yên, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, nổi tiếng trong giới khảo cổ học Việt Nam và thế giới. Trong sâu thẳm, trầm tích của hang Con Moong, những vết dấu của người tiền sử vẫn còn hiện hữu nguyên vẹn. Hiện nay, được sự ủy quyền của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa đang làm hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề cử với Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của

Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận hang này là di sản thế giới.

Nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Cúc Phương, hang Con Moong nổi bật hẳn lên với những thế mạnh của một di chỉ khảo cổ học độc đáo và nhiều điều bí ẩn. Bên cạnh những đợt khai quật khảo cổ học của các nhà khoa học trong nhiều năm qua, nơi đây còn đón rất nhiều lượt du khách trong, ngoài nước, học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

Được bảo vệ nghiêm ngặt, hang Con Moong còn giữ được nét hoang sơ, với hệ thống động, thực vật khá phong phú. Trong hang còn hằn rõ dấu tích của người tiền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023