Xu Hướng Và Kinh Nghiệm Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Bền Vững


trường và xã hội. Tuy nhiên, việc xác định chính xác “sức chứa’’ của một điểm du dịch là rất khó bởi cần triển khai việc quan trắc bằng thực nghiệm. Ngoài ra, sức chứa của điểm du lịch còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô lãnh thổ của điểm du lịch đó.

Sức chứa, khả năng tiếp nhận khách của điểm du lịch cũng thường được chia thành 4 cấp:

Rất lớn: Trên 1.000 lượt khách/ngày.

Khá lớn: Từ 500 - 1.000 lượt khách/ngày. Trung bình: Từ 100 - 500 lượt khách/ngày. Nhỏ: Dưới 100 lượt khách/ngày.

1.2.4.6 Tính bền vững của điểm du lịch

Tính bền vững của điểm du lịch phản ánh khả năng tồn tại, tự phục hồi của các thành phần tự nhiên tại điểm du lịch trước áp lực tác động của hoạt động du lịch, hoặc các tác động tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Tính bền vững của điểm du lịch được chia thành 4 cấp:

Rất bền vững: Không có thành phần tự nhiên nào bị phá hủy, nếu có chỉ ở mức độ không đáng kể và được phục hồi lại trong thời gian ngắn. Hoạt động du lịch không bị ảnh hưởng và có thể diễn ra liên tục.

Khá bền vững: Có từ 1 – 2 thành phần tự nhiên bị phá hủy ở mức độ nhẹ và có khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.

Bền vững trung bình: Có 1- 2 thành phần tự nhiên bị phá hủy nặng cần đến sự can thiệp của con người mới có khả năng phục hồi. Hoạt động du lịch bị hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Kém bền vững: : Có 1- 2 thành phần tự nhiên bị phá hủy nặng cần đến sự can thiệp của con người. Song khả năng phục hồi bị hạn chế và kéo dài. Hoạt động du lịch bị gián đoạn.


Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 5

1.3 Xu hướng và kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch bền vững‌

1.3.1 Ở một số nơi trên thế giới‌

Những tiến bộ của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong thế kỷ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa là một số trong nhiều nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch.

Nhờ những tiến bộ trong khoa học và công nghệ, lao động cơ bắp giảm xuống với tốc độ nhanh chóng nhưng cường độ và sự căng thẳng trong lao động lại tăng lên với tốc độ tương ứng. Điều này đòi hỏi cần phải được phục hồi sức lực sau những ngày làm việc căng thẳng thông qua con đường nghỉ ngơi, du lịch.

Ngày nay du lịch đã trở thành một trong những ngành quan trọng dẫn dắt sự tăng trưởng, phát triển kinh tế thế giới, tạo ra việc làm, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu suy thoái môi trường.

Trong hai thập kỷ qua, khách du lịch quốc tế đã tăng hơn gấp đôi, từ 433 triệu lượt năm 1991 lên 980 triệu lượt vào năm 2011. Năm 2012, sẽ có khoảng 1/7 dân số thế giới đi du lịch quốc tế và đến năm 2030 con số này được dự báo sẽ lên đến 1,8 tỷ. Đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng trước thực tế du lịch ngày càng mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đáng báo động về một hiện trạng phát triển du lịch chỉ với mục tiêu duy nhất là lợi nhuận mà không quan tâm đến bất kỳ vấn đề môi trường, xã hội nào, đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, tàn phá tài nguyên thiên nhiên, làm suy tàn các giá trị văn hóa. Đứng trước vấn đề bức xúc này, định hướng phát triển bền vững cho du lịch được đưa ra như một khái niệm mới, thể hiện đòi hỏi khách quan và rất cấp thiết để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, vững chắc của ngành du lịch trong tương lai.

Xu hướng phát triển du lịch bền vững không phải là một hiện tượng có tính nhất thời, một hoạt động có tính phong trào mà là một đòi hỏi khách quan của thời đại, có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, lợi nhuận của bản thân ngành du lịch mà sâu xa hơn còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của quốc gia, của cộng đồng trong quan hệ với việc khai thác tài nguyên, môi trường tự nhiên và văn hóa nhân văn.


Thái Lan: Là một trong những quốc gia thu hút khách du lịch nhiều nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malayxia. Năm 2011 ngành du lịch Thái Lan vẫn đạt mức tăng trưởng thứ 7 của toàn cầu.

Bên cạnh những lợi thế về tài nguyên du lịch và môi trường hiện có, làm nên thành công to lớn này còn phải kể đến các chính sách, chiến lược phát triển bền vững của quốc gia mà Chính Phủ Thái Lan đã áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Từ năm 1992, sau khi tham dự hội nghị của LHQ về môi trường và sự phát triển bền vững (UNCED) tại Rio De Janeiro, Brazil, Thái Lan đã áp dụng khái niệm này để phát triển đất nước và công bố rằng tất cả các bên liên quan, bao gồm những cá nhân thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, chính phủ tư nhân, các phương tiện truyền thông và cộng đồng phải đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước trong mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội và môi trường theo nguyên tắc quản trị chặt chẽ.

Trung tâm du lịch Chiang Mai của Thái Lan có nhiều nét tương đồng với tự nhiên và văn hóa Dak Lak trong khai thác du lịch. Đó là vùng cao nguyên với nhiều dân tộc ít người sinh sống và nghề săn bắt, thuần dưỡng voi. Sự phát triển của ngành du lịch Chiang Mai nói riêng và du lịch Thái Lan nói chung đã cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quí giá để phát triển du lịch. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan giai đoạn 1997 – 2003, quốc gia này đã tập trung vào hướng ưu tiên là bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ phát triển bền vững, lâu dài và để thế giới công nhận là một điểm du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của nền văn hóa Thái Lan. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) hỗ trợ các cộng đồng bản địa trong việc duy trì sức hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch. TAT đã xây dựng các quy hoạch tổng thể và hỗ trợ về kỹ thuật, trong một số trường hợp còn hỗ trợ về tài chính nhằm giúp các địa phương phát triển du lịch. Chính phủ Thái Lan đã có nhiều sáng kiến độc đáo và sáng tạo, triển khai những chương trình phát triển du lịch bền vững có chất lượng như “chương trình loại trừ tác động của xã hội’’... TAT còn phối hợp với Cục Bảo tồn Rừng và các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai 13 dự án giáo dục đào tạo và


nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và nhân dân địa phương về giá trị của các di sản thiên nhiên và văn hóa, con người Thái.

Điều đáng nói nhất là ngành du lịch Thái Lan luôn chú trọng đến công tác quảng bá qua các phương tiện truyền thông, mà Hội chợ Du lịch - Thương mại - Truyền thông 2012 là một ví dụ. Khách mời của hội chợ khoảng 1.000 người đến từ 61 quốc gia, trong đó có gần 300 nhà báo. Trong gần một tuần, các nhà báo được cung cấp đầy đủ thông tin, “sờ tận tay” những sản phẩm du lịch độc đáo của Thái Lan và hẳn nhiên những thông tin này sẽ đến với du khách khắp nơi trên thế giới.

Một ví dụ khác là trong năm 2011, khi cơn lũ lịch sử rút khỏi Bangkok thì ngay lập tức, Tổng cục Du lịch tổ chức họp báo quốc tế để thông báo: “Nước lụt đã rút và Thái Lan sẵn sàng đón du khách đến tham quan trở lại”. Còn trước đó, sau cơn bạo loạn của phe áo đỏ tại Bangkok và một số tỉnh, thành phố, đã có cuộc họp báo tương tự được tổ chức.

Tuy nhiên, trước khi nhờ cơ quan truyền thông, có thể thấy ngành du lịch Thái Lan đã làm rất tốt công tác hậu cần. Trong lúc nền kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái ngày càng trầm trọng, sức mua của người tiêu dùng giảm sút mạnh, thì trong tháng 5-2012, riêng tại Bangkok đã khai trương hàng chục đại siêu thị. Và với sự nỗ lực hết mình của ngành du lịch trong việc thu hút du khách, các đại siêu thị này đều kín khách trên khắp thế giới đổ về mua hàng hóa. Đại siêu thị Mega Bangna rộng gần 400.000m2 mỗi ngày có hơn 100.000 lượt khách đến mua sắm, hay đại siêu thị Terimina 21 hoặc khu “chợ trời” AsiaTique vốn được cải tạo lại từ một thương cảng nổi tiếng trong thế kỷ XV luôn đông kín du khách khắp nơi về tham quan và mua sắm.

Singapore: là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2 nhưng có đến 5,2 triệu người đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch.


Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịch trong một tháng”. Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm 2011 là 13 triệu. Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 18,8 tỷ đô Sing, năm 2012 là 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP. Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86%. Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore.

Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).

Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch… Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore”.


Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing.

Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam

Italia: Năm 2001, Italia có Luật Du lịch mới, có cách tiếp cận mới về chính sách thu hút du lịch. Italia là quốc gia rất giàu có về tài nguyên du lịch, cả tự nhiên và nhân văn. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn, nhất là các di sản về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật... của Italia có giá trị nổi bật, có thể nói là hàng đầu thế giới. Italia có 45 di sản thế giới, chiếm 10% số lượng di sản của châu Âu, 5% di sản của thế giới. Italia có 344 khách sạn 5 sao, 4892 khách sạn 4 sao, 19000 khách sạn 3 sao, 6907 khách sạn 2 sao và 4017 khách sạn 1sao và hàng nghìn loại hình và cơ sở lưu trú khác. Italia cũng là một trong những quốc gia hàng đầu về các chỉ số kinh tế du lịch, hiện tại đứng thứ 5 thế giới về số khách du lịch quốc tế đến và thứ 4 về thu nhập từ du khách quốc tế. Năm 2008, Italia đón 42,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu nhập 45,7 tỷ USD. Lượng du khách đến Italia nhiều nhất là Đức khoảng 8,9 triệu, tiếp theo là Mỹ 5 triệu, Anh 3,3 triệu, Pháp 3,2 triệu, Tây Ban Nha 2 triệu, Hà Lan 1,7 triệu.

Theo các chuyên gia du lịch Italia, để phát triển du lịch một cách bền vững trong bối cảnh hiện nay, cần quan tâm chú trọng đến các vấn để sau: Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông (hàng không, thủy, bộ), sân


bay, bến cảng; quan tâm phát triển văn hóa, giáo dục; đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính nhằm hạn chế tối đa tệ nạn quan liêu; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng. Đồng thời với đó, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, cả về nhân lực quản lý nhà nước các cấp, quản lý kinh doanh, nhân viên có trình độ cao, hướng dẫn viên du lịch giỏi…; nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn v.v…; có các chủ trương, chính sách phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp du lịch (đặc biệt là trong thủ tục và triển khai các dự án, tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, chính sách thuế, đất đai v.v…).

Ngoài ra, quan tâm quản lý và xử lý các vấn đề về bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững (cả môi trường tự nhiên, cảnh quan, môi trường văn hóa-xã hội, môi trường an ninh trật tự, an toàn xã hội).

Đó là các vấn đề lớn, vừa mang tính cấp bách cần làm ngay, vừa mang tính chiến lược với sự phân kỳ giai đoạn một cách thích hợp. Thành tựu mà ngành du lịch Italia đã và đang đạt được là kinh nghiệm phát triển cho ngành du lịch nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam:

- Xác định đúng vị trí và vai trò của ngành Du lịch, với bản chất là một ngành “kinh tế đối ngoại” và một ngành “công nghiệp không khói” mang tính đặc thù, với các mối quan hệ liên ngành và tính liên vùng-liên địa phương rất đậm nét, từ đó có những quyết định đúng đắn về phát triển du lịch sao cho vừa có tính ổn định lâu dài, vừa có tính linh hoạt trong điều chỉnh mang tích sách lược. Xác định tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững chính là góp phần quan trọng chuyển đổi hài hòa hợp lý từ "tăng trưởng nóng" sang "tăng trưởng xanh", từ phát triển chưa bền vững sang phát triển bền vững.

- Xác định rõ các chức năng quản lý Nhà nước trong du lịch, tiến hành phân cấp quản lý du lịch một cách khoa học theo địa bàn lãnh thổ, xác định đúng đắn vai trò rất quan trọng của các mối quan hệ liên ngành giữa du lịch với các ngành hữu quan, tổ chức hợp lý Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch sao cho hoạt động thật sự có hiệu lực.


- Xác định rõ và khai thác tối ưu các thế mạnh, tiềm năng, tài nguyên du lịch của quốc gia để đầu tư đúng hướng nhằm xây dựng cho được các sản phẩm du lịch mới, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, tích cực phát huy, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống đã và đang khai thác, chào bán có hiệu quả, cần được đổi mới một cách thích hợp. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, kể cả hợp tác quốc tế nhằm thiết lập các tours, tuyến du lịch hấp dẫn, có hiệu quả.

- Gắn kết những nỗ lực xây dựng hình ảnh, biểu trưng chung của ngành Du lịch. Phối hợp nhịp nhàng hoạt động quảng bá xúc tiến Du lịch với hoạt động xúc tiến điểm đến Du lịch của các địa phương cả nước, khắc phục tình trạng trùng lắp, manh mún kém hiệu quả.

- Kiên quyết chỉ đạo thực hiện việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, trước hết trên địa bàn cả nước và các vùng Du lịch trọng điểm Quốc gia, tiếp đến là các tỉnh, thành phố, các khu du lịch, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ với các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các quy hoạch ngành và quy hoạch không gian lãnh thổ khác, triệt để tuân theo các nguyên tắc phát triển bền vững. Cần nghiên cứu xây dựng hoặc bổ sung trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật các nội dung, quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn liên quan tới phát triển bền vững một cách thích hợp và kịp thời. Xây dựng và ban hành các chế độ, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch có trách nhiệm (an toàn, thân thiện với môi trường).

- Coi trọng và tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch (cũng như kết hợp phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế-xã hội nói chung), nhất là hạ tầng giao thông, điện, cấp và thoát nước, hệ thống xử lý môi trường ... một cách tổng thể, đồng bộ. Huy động mọi nguồn lực Nhà nước - Xã hội - Nhân dân trong đầu tư phát triển du lịch theo hướng: nguồn ngân sách ưu tiên cho hạ tầng, quảng bá xúc tiến thương hiệu và hình ảnh Du lịch Quốc gia, giáo dục cộng đồng nâng cao dân trí du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh v.v...

- Chú trọng đầu tư công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin cho ngành Du lịch. Khuyến khích ngành Du lịch đẩy mạnh sử dụng Internet và tích cực tham gia

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí