Biểu Đồ Lượng Khách Quốc Tế Đến Thanh Hóa Giai Đoạn 2006-201


Khách quốc tế đến với Thanh Hóa chủ yếu từ các nước châu Á, châu Âu, châu Đại Dương. Đông nhất là du khách mang quốc tịch Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Anh. Những năm gần đây, có thêm du khách đến từ Mỹ, Canada và một số nước châu Phi. Du khách quốc tế đến với Thanh Hóa chủ yếu tham quan Đô thị du lịch Sầm Sơn, khu du lịch tổng hợp văn hóa – sinh thái Hàm Rồng, khu du lịch văn hóa lịch sử Thành Nhà Hồ vừa được UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới đã thu hút được khá nhiều du khách quốc tế vào thời gian gần đây.

Từ năm 2006 đến nay, du khách quốc tế đến Thanh Hóa liên tục tăng, nhưng không đều giữa các năm. Thấp nhất là năm 2008, chỉ tăng 700 lượt khách so với năm 2007. Còn lại các năm tăng đều 800 lượt khách mỗi năm. Riêng năm 2011, hoạt động du lịch tuy gặp những khó khăn nhưng nhờ có chủ trương và biện pháp khắc phục kịp thời nên số lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá tăng lên đáng kể. Mặt khác, Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới điều này đã góp phần gia tăng lượng khách du lịch quốc tế đến với Thanh Hoá.


43000

11600

10000

10800

7900

9300

Lượt

45000

40000

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm


Hình 2.4. Biểu đồ lượng khách quốc tế đến Thanh Hóa giai đoạn 2006-201


Lượt

3500000

3322000

3000000

2500000

2172600

2000000

1659800

1530300

1593700

1500000

1384900

1000000

500000

0

Cũng như khách quốc tế, khách nội địa đến với Thanh Hóa cũng chủ yếu khám phá các điểm du lịch biển Sầm Sơn, di tích lịch sử Thành Nhà Hồ,…Tuy nhiên, du khách nội địa với ưu thế về ngôn ngữ, tiếp cận quảng bá, am hiểu địa phương, nên ngoài những điểm du lịch truyền thống, du khách nội địa có nhu cầu khá cao với các điểm du lịch mới lạ của tỉnh như, suối cá thần Cẩm Lương, di tích Lam Kinh, động Hồ Công, các điểm du lịch ẩm thực – làng nghề…Ngoài ra, vườn quốc gia Bến En cũng là điểm du lịch được nhiều du khách nội địa lựa chọn.


2006 2007 2008 2009 2010 2011


Hình 2.5. Biểu đồ lượng khách nội địa đến Thanh Hóa giai đoạn 2006-2011

Năm


Lượng khách nội địa đến với Xứ Thanh ngày càng tăng, ngoài lượng du khách đi theo các tour lữ hành liên tỉnh, nội tỉnh, một lượng khá lớn du khách nội địa trẻ tuổi đến Thanh Hóa bằng phương thức tự do, họ đi từng nhóm nhỏ bằng phương tiện xe gắn máy, xe du lịch nhỏ, khám phá các điểm du lịch còn hoang sơ, chưa có nhiều người biết hoặc đặt chân tới.


Như vậy, du khách đến với Thanh Hóa chủ yếu là khách trong nước, lượng khách quốc tế đến với Thanh Hóa chưa cao, do nhiều lí do, một số trong những lí do chính là hoạt động quảng bá, tiếp thị về du lịch Thanh Hóa đến du khách quốc tế chưa được quan tâm đúng mức, đối với nhiều người nước ngoài tuy đã đến Việt Nam nhưng du lịch Thanh Hóa vẫn còn xa lạ với họ. Bên cạnh đó, môi trường du lịch nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng chưa đủ sức níu chân du khách nước ngoài quay lại. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chưa đưa ra được chương trình du lịch, hay những gói sản phẩm dành riêng, nhằm thu hút du khách nước ngoài.

So với cả nước, lượng khách du lịch đến với Thanh Hóa chiếm tỉ lệ chưa cao cả về lượng khách nội địa cũng như lượng khách quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, nhờ sự đầu tư đúng hướng, công tác quảng bá đã được quan tâm sâu rộng, du khách đến Thanh Hóa đang ngày càng tăng lên chóng. Năm 2009, trong khi lượng khách quốc tế của cả nước giảm 10,9% so với năm 2008 thì lượng quốc tế đến với Thanh Hóa vẫn tăng đáng kể. Đặc biệt năm 2011, thành đá Tây Đô (thành Nhà Hồ) được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách cả trong và ngoài nước.

Bảng 2.3. Lượng du khách cả nước(giai đoạn 2006-2011)

đơn vị : lượt khách


Năm

Tổng cộng

Khách nội địa

Khách quốc tế

2006

21.083.486

17.500.000

83,0%

3.583.486

17,0%

2007

23.371.654

19.200.000

82,1%

4.171.654

17,9%

2008

24.753.740

20.500.000

82,8%

4.253.740

17,2%

2009

28.772.359

25.000.000

86,9%

3.772.359

13,1%

2010

33.049.855

28.000.000

84,7%

5.049.855

15,3%

2011

36.014.032

30.000.000

83,3%

6.014.032

16,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 13

(Nguồn : tổng cục thống kê Việt Nam)


So với lượng khách du lịch toàn vùng Bắc Trung Bộ, năm 2011 đón được

11.595.000 lượt khách, trong đó du khách đến với Thanh Hóa là 3.365.000 lượt, chiếm 29%.

Bảng 2.4. Tổng lượng khách đến một số điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam năm 2006 và 2010 (đơn vị : lượt khách)

Năm

Thanh Hóa

Hạ Long

Huế

Hội An

2006

1.392.800

1.900.000

1.446.816

394.547

2010

2.184.200

3.208.000

1.486.500

2.400.000

(Nguồn : Cơ quan quản lý du lịch có di sản thế giới tại Việt Nam)

So với một số Di sản Thế giới tại Việt Nam, sức hút du khách của Thanh Hóa đang tăng mạnh và vững chắc. Trong năm 2010, khi lượt khách đến Hội An giảm mạnh, du khách đến Huế tăng không đáng kể thì khách du lịch đến Thanh Hóa vẫn tăng nhanh và ổn định, đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy ngành du lịch Thanh Hóa đang phát triển đúng hướng.

2.4.7 Doanh thu du lịch‌

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Thanh Hóa so với tổng doanh thu kinh tế của tỉnh và so với doanh thu du lịch cả nước, giai đoạn 2006-2010 (Đơn vị : tỉ đồng)

Năm

Doanh thu du lịch

cả nước

Tổng doanh thu

kinh tế toàn tỉnh

Doanh thu du lịch

tỉnh Thanh Hóa

2006

51.000,00

38.080,97

195,87

2007

56.000,00

46.596,43

259,65

2008

64.000,00

65.176,34

306,00

2009

70.000,00

79.884,38

397,59

2010

96.000,00

102.566,38

524,50


(Nguồn : Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa và Tổng cục thống kê Việt Nam)


Cùng với gia tăng không ngừng của du khách đến với Thanh Hóa, doanh thu về du lịch tăng nhanh qua các năm. Giai đoạn 2006 – 2010, doanh thu du lịch tăng 4,92 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đạt 3.683.500 triệu đồng, nộp vào ngân sách nhà nước 127.326 triệu đồng. Trong đó, tăng nhanh từ năm 2009 đến nay. Năm 2009 tăng 91.590 triệu đồng, gấp 1,3 lần năm 2008. Năm 2010 tăng 126,9 triệu

đồng, gấp 1,3 lần năm 2009. Đặc biệt, năm 2011 tăng 1.005.500 triệu đồng, gấp 2,9 lần so với năm 2010.

Đây là doanh thu khá cao nếu so với doanh thu từ du lịch của một số tỉnh có ngành du lịch còn non trẻ như Đăk Lăk, năm 2006 chỉ đạt 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, doanh thu từ du lịch của tỉnh Thanh Hóa vẫn ở mức khiêm tốn so với doanh thu từ du lịch của Thừa Thiên Huế, năm 2010 tỉnh này đạt 917.400 tỉ đồng. Vì vậy, muốn có dấu ấn đậm nét trong ngành du lịch Thanh Hóa cần phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa.

Tỉ đồng


600 524.5


500


397.59

400



300 259.65

306


195.87

200



100



0

2006 2007 2008 2009 2010


Năm


Hình 2.6. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của du lịch Thanh Hóa (2006-2011)


Thanh Hóa giàu tài nguyên du lịch, tuy nhiên chỉ mới được quan tâm khai thác trong giai đoạn gần đây, nhiều tài nguyên vẫn ở dạng tiềm năng. Do đó, tuy mức độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa có đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu du lịch cả nước cũng như vào tổng doanh thu kinh tế của tỉnh.

Trong tồng doanh thu của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa, doanh thu từ khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ. Doanh thu phần lớn từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Bảng 2.6. Doanh thu từ du lịch của tỉnh Thanh Hóa phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 2001-2010)

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nhà nước (%)

6,1

8,7

8,9

8,8

8,5

Ngoài nhà nước (%)

93,9

91,3

91,1

91,2

91,5

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa-2011)

2.5 Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa‌

2.5.1 Những kết quả đạt được‌

Thanh Hóa được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh có vẻ đẹp nên thơ. Những trang lịch sử oai hùng được ghi dấu trong các di tích lịch sử hết sức đặc sắc trên khắp địa bàn của tỉnh. Nhiều di chỉ khảo cổ học chứng minh nơi đây có nền văn hóa lâu đời. Các vùng miền trong tỉnh lại đa dạng về địa hình, đặc điểm khí hậu thuận lợi cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm phong phú phục vụ du lịch. Đây chính là tiền đề, lợi thế quan trọng giúp ngành du lịch Thanh Hóa luôn có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và vững chắc.

Trên cơ sở đó, hình thành các loại hình du lịch đa dạng, phong phú, có tính độc đáo riêng của địa phương, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Cùng với việc khai thác hiệu quả nhiều loại hình du lịch, không những khiến lượng du khách đến Thanh Hóa không ngừng tăng lên mà còn làm tăng số ngày lưu trú của khách du lịch mỗi khi đến tỉnh tham quan, nghỉ dưỡng, đồng thời hứa hẹn lượng khách du lịch trở lại nhiều hơn sau mỗi lần đến đây.


Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước … đã và đang được đầu tư mạnh mẽ, nâng cấp phục vụ tối đa nhu cầu của du khách. Đặc biệt, sân bay Sao Vàng đã được phê duyệt và đang tiến hành nâng cấp thành sân bay dân dụng, mở ra cho du khách thêm lựa chọn dịch vụ vận chuyển cũng như những điểm du lịch kỳ thú mới, hấp dẫn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tiện nghi, đa dạng, phục vụ nhu cầu mọi tầng lớp dân cư. Các cơ sở lưu trú tại các khu du lịch ngày càng được nâng cấp về trang thiết bị, chất lượng phòng nghỉ, tình hình an ninh, trật tự được bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch lưu trú trong quá trình tham quan, nghỉ dưỡng.

Trong khi doanh thu du lịch của nhiều tỉnh giảm xuống do ảnh hưởng suy thoái kinh tế chung thì doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa vẫn không ngừng tăng lên một cách vững chắc, chứng tỏ ngành du lịch Thanh Hóa đang có bước đi đúng hướng.

Vấn đề môi trường đã và đang được quan tâm đúng mức, đặc biệt đối với các tài nguyên du lịch dễ bị tổn hại trong quá trình khai thác như biển Sầm Sơn, rừng Bến En, suối cá Thần…luôn được khảo sát, đánh giá khả năng tự phục hồi để có những giải pháp ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây hư hại đến tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành du lịch.

Được sự quan tâm, khích lệ của Chính Phủ và một số tổ chức quốc tế về di sản văn hóa và bảo tồn thiên nhiên: Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới (WFUCA), Uỷ ban Di sản Thế giới…Ngành du lịch đang được ưu tiên đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, xây dựng Thanh Hóa trở thành điểm son du lịch Bắc miền Trung.

Công tác quản lí ngày càng chặt chẽ, sát sao với tình hình phát triển cụ thể ở từng địa phương, năng lực quản lí cũng được nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng, từ đó có những hoạch định hợp lí, tư vấn, hỗ trợ kịp thời các điểm, tuyến du lịch phát triển đúng theo hướng bền vững.


2.5.2 Những hạn chế‌

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động du lịch vẫn còn không ít bất cập và hạn chế, đó là tốc độ phát triển chậm, chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ còn thấp, chưa đặc sắc, sức cạnh tranh còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh du lịch tuy có chuyển biến nhưng chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, văn hóa du lịch đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

Việc khai thác tài nguyên du lịch còn chậm, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch còn lạc hậu, quy mô nhỏ và phân bổ không hợp lý. Bên cạnh đó, chất lượng của lực lượng lao động du lịch trong quản lý và kinh doanh, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu, quản lý Nhà nước về du lịch còn hạn chế về hiệu lực và hiệu quả.

Thanh Hóa mới đang ở giai đoạn đầu khai thác tiềm năng môi trường sinh thái mà thiên nhiên ban tặng, một số điểm du lịch sinh thái có lúc, có nơi vẫn bị xâm hại như khu du lịch chùa Cô Tiên, đền Độc Cước (thị xã Sầm Sơn); suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), động Từ Thức (Nga Sơn), v.v...

Môi trường du lịch thường hỗn loạn bởi cảnh tranh mua, tranh bán níu kéo khách tham quan. Tệ hại hơn là nạn vứt rác bừa bãi ở các điểm tham quan, khu di tích, làm mất vẻ đẹp cảnh quan, ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường của khu du lịch.

Công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp thị du lịch còn thiếu đồng bộ và không có một chiến lược tổng thể rõ ràng, vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Việc các địa phương tổ chức tràn lan nhiều liên hoan, lễ hội du lịch, không có sự kiện trọng tâm, trọng điểm dễ gây nên nhàm chán, đơn điệu bởi cách tổ chức với nội dung “na ná” nhau và sự dồn dập của nhiều sự kiện khiến quá trình kiểm soát, thống nhất trong quảng bá du lịch không đạt hiệu quả như mong đợi.

2.5.3 Thời cơ‌

Thế giới đang trong thời kì hội nhập, hợp tác quốc tế để cùng phát triển. Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Do đó, nhu cầu về du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023