Với Dân Địa Phương Có Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận:

Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh nói riêng luôn có tư tưởng “mở” trong quá trình giao lưu, tiếp biến và hội nhập văn hóa, du lịch với khu vực và quốc tế để tồn tại và phát triển. Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thiên nhiên, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hóa dân tộc. Từ khi đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, với chiến lược phát triển văn hóa gắn với kinh tế du lịch, hoạt động văn hóa và du lịch tỉnh Thanh đã và đang đẩy mạnh việc gắn kết giữa hoạt động văn hóa với du lịch, trong đó lấy văn hóa làm động lực để phát triển du lịch và ngược lại du lịch phát triển đã tác động trở lại tạo đà để văn hóa thấm sâu vào tâm thức và thẩm mỹ của quần chúng. Các di tích khảo cổ thời đại đồ đá cũ: Núi Đọ, hang Con Moong, hang làng Tráng, mái đá Điều; thời đại đồ đá mới: Đa Bút, Cồn Cổ Ngựa, Gò Trũng, Hoa Lộc; thời kỳ văn hóa Đông Sơn với di chỉ khảo cổ học Đông Lĩnh, Cẩm Giang, Đông Sơn, núi Chè… đã thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước và du khách tới tham quan, tìm hiểu về ngọn nguồn đời sống của con người từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ đồng trên đất tỉnh Thanh.

Những năm qua, văn hóa du lịch phát triển làm cho diện mạo đô thị, nông thôn tỉnh Thanh được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện. Hoạt động văn hóa, du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; lễ hội truyền thống được khôi phục, ngày càng đi dần vào nền nếp lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ phục vụ khách, tạo thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hóa. Tuyên truyền, quảng bá du lịch


của tỉnh đã truyền tải được giá trị văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa tỉnh Thanh đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.

Tiềm năng văn hóa du lịch tỉnh Thanh thời gian qua đã được đánh thức song mới chỉ khai thác và phát huy bước đầu. Để tiềm năng này trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá về lịch sử văn hóa, danh thắng và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển, mục tiêu đối với hoạt động văn hóa du lịch Thanh Hóa từ nay đến năm 2015 đón được 4,8 triệu lượt khách, trong đó có 100.000 lượt khách quốc tế, phát triển du lịch Thanh Hóa thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ du lịch, đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập GDP của tỉnh, vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động văn hóa, du lịch tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới là rất nặng nề.

Để từng bước khai thác hiệu quả, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh mà không gây tổn hại đến nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như tài nguyên nhân văn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, phát triển ngành du lịch đi đúng hướng phát triển bền vững, xin đưa ra một số kiến nghị:

2. Kiến nghị:‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

2.1. Với tổng cục du lịch.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể về duy trì, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường, giúp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương có cơ sở xác định hướng đi trọng tâm cho một nền du lịch bền vững.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 16

- Cần tham mưu cho Chính phủ để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch, tránh tình trạng khai thác bừa bãi. Đồng thời, xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao trình độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, hỗ trợ chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.


- Chú trọng đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch, tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên với phát triển du lịch.

- Ngoài ra, ngành Du lịch cần có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng gắn với bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

2.2. Với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa

- Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào một số dự án trọng điểm tại khu du lịch Văn hóa lịch sử Hàm Rồng, khu du lịch Núi Mật Sơn, xây dựng mới một số khách sạn đạt tiêu chuẩn cao cấp từ 4 - 5 sao, xây dựng làng văn hóa các dân tộc, bảo tàng chiến thắng lịch sử Hàm Rồng, phố đi bộ và hệ thống biển tuyên truyền các sự kiện chính trị và thắng cảnh xứ Thanh. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ với hình thức biến đêm thành ngày tại một số khu, điểm du lịch của thành phố.

Sớm ban hành Nghị Quyết về phát triển du lịch; tập trung triển khai thực hiện một số đề án, dự án lớn có lựa chọn; phối hợp với Sở Du lịch đẩy mạnh hoạt động Xúc tiến du lịch và lữ hành, nhất là công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút vốn đầu tư; định kỳ hàng năm tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; chú trọng đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch.

- Tập thể lãnh đạo Tỉnh cần năng động, sáng tạo trong việc đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp; cần tập trung vào công tác tổ chức và quản lý du lịch; có kế hoạch quy hoạch đầu tư phát triển du lịch phù hợp, đồng bộ trên cơ sở tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành trung ương và các nhà đầu tư nước ngoài...

2.3. Với các sở, ban ngành của tỉnh

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định: phát triển du lịch là một trong 5 chương trình trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2005-2010, phấn


đấu đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có thế mạnh. Để điều đó sớm trở thành hiện thực, thiết nghĩ ngay từ bây giờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh và địa phương có danh lam thắng cảnh cùng với các ngành liên quan, đặc biệt là Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thông tin cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ để tạo cho Thanh Hóa có một hình ảnh đẹp hơn, mới mẻ hơn trong con mắt du khách, bắt đầu từ việc tổ chức không gian du lịch, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa đối với hoạt động văn hóa du lịch, tổ chức các làng du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, hoạt động của các đội nghệ thuật dân gian, sản xuất nhiều sản phẩm du lịch làm quà lưu niệm mang dấu ấn văn hóa của các vùng, miền tỉnh Thanh để phục vụ du khách và làm giàu, xóa đói, giảm nghèo thông qua loại hình văn hóa du lịch ở các làng quê nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch cần được đẩy mạnh; chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực đối với văn hóa du lịch; xây dựng và hoàn thiện quy hoạch các loại hình du lịch gắn với phát triển văn hóa vừa có quy mô lớn và nhỏ, phù hợp với nhu cầu sở thích của từng đối tượng.

- Mục tiêu của du lịch xứ Thanh là đón được 4,8 triệu lượt khách vào năm 2015, trong đó có 100.000 lượt khách quốc tế. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được, thậm chí lượng khách còn lớn hơn thế nếu các nhà quản lý cũng như các đơn vị có quan điểm và cách làm du lịch mang tính chuyên nghiệp theo hướng bài bản, hiện đại.

- Xúc tiến triển khai đề án phát triển du lịch Thanh Hóa thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia.

- Tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành chính sách phù hợp với đặc thù của từng địa phương, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các địa phương, các ngành xây dựng một số quy hoạch phát triển du lịch như quy hoạch phát triển du lịch Pù Luông, du lịch biển đảo, Bến En, Cửa Đặt, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu du lịch trọng điểm, nhất là Khu Du lịch


Lam Kinh, Thành nhà Hồ kết hợp với việc đẩy mạnh công tác trùng tu tôn tạo một số di tích quan trọng.

- Tăng cường hợp tác với một số tỉnh có điều kiện tương đồng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng và xúc tiến quảng bá du lịch, đồng thời tích cực xây dựng thương hiệu du lịch xứ Thanh.

- Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ cũng như dịch vụ vận tải du lịch như xe điện, tàu cao cấp du lịch biển, du lịch đường sông là rất cần thiết. Những loại hình này đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp, có mức chi tiêu lớn, đem lại nguồn thu hơn hẳn cách làm dịch vụ du lịch như hiện nay.

- Mặt khác, công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ hướng dẫn viên, lễ tân, nhân viên buồng phòng, phục vụ bàn, lái xe... cần được chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, hướng tới cung cách, thái độ phục vụ lịch sự, văn minh, hiếu khách theo hướng chuyên nghiệp, chuẩn bị tốt các điều kiện cho hội nhập quốc tế.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện để đăng cai tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2015 tại Thanh Hóa.

2.4. Với dân địa phương có cơ sở kinh doanh du lịch.

- Ngành chức năng và các địa phương có danh thắng cần chủ động tăng cường tuyên truyền, quảng bá cho du lịch tỉnh nhà, làm cho hình ảnh các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử đọng sâu trong tâm trí mọi người, thôi thúc họ được một lần ghé thăm, chiêm ngưỡng... Làm được như vậy, tin rằng ngành du lịch – một ngành công nghiệp không ống khói của tỉnh nhà sẽ phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường. Tăng cường Giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở những khu du lịch đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến du lịch.

- Mục tiêu “giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” luôn được coi là yếu tố hàng đầu để phát triển du lịch bền vững.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GS.TSKH. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB TP.HCM,2004

2. GS.TSKH. Lê Huy Bá chủ biên, Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kĩ thuật, TP.HCM,2002.

3. Trần Quốc Chấn, Lê Văn Hà, Lê Hòa, Trần Hoàng, Trần Minh Siêu, Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Quang Trung Tiến, Mai Khắc Ứng, Du lịch Bắc miền Trung, NXB Thanh Hóa, 1999.

4. Mai Thị Thùy Dung, Tiềm năng- thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đak Lăk theo hướng bền vững, Luận án thạc sĩ Địa lí, trường ĐHSP.TPHCM, 2007.

5. Địa chí Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa

6. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, NXB Quốc gia, Hà Nội, 2004.

7. Lê Văn Khoa - Môi trường và phát triển bền vững- NXBGD, 2010.

8. Lê Thị Lợi, Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo, Luận án thạc sĩ Địa lí, trường ĐHSP.TPHCM, 2009.

9. Hương Nao- Những thắng tích của xứ Thanh- NXBGD, 1997.

10. Tổng cục du lịch Việt Nam- Chiến lược phát triển du lịch, đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

11. Tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Niên giám thống kê, NXB Thống kê, 2011.

12. PGS.Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, Địa lí du lịch, NXB TP.HCM, 1996.

13. PGS.Nguyễn Minh Tuệ ( Chủ biên), Địa lí du lịch Việt Nam, NXBGDVN, 2010.

14. UBND tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết 11/TU, 3/2/1996.


15. UBND tỉnh Thanh Hóa, Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015.

16. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa

đến năm 2020, 16/7/2009.

17. UBND tỉnh Thanh Hóa, Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa.

18. La Nữ Ánh Vân, Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận án thạc sĩ Địa lí, trường ĐHSP.TPHCM, 2005.

Trang web

1. Trang web Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam. URL: http://cinet.gov.vn

2. Trang web Du lịch Việt Nam.

URL: http://www.vietnamtourism.com

3. Trang web Bộ kế hoạch và đầu tư URL: http://www.mpi.gov.com

4. Trang web Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam URL: http://www.monre.gov.com

5. Trang web Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ. URL: http://qppl.gov.vn

6. Trang web “Tuổi trẻ Thanh Hóa” URL: http://tuoitrethanhhoa.com.vn

7. Trang web “ Văn hóa, thể thao, du lịch Thanh Hóa”. URL: http://thanhhoatourist.com.v


PHỤ LỤC


BỘ TIÊU CHÍ NHÃN DU LỊCH BỀN VỮNG BÔNG SEN XANH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM


1. KHÁI NIỆM NHÃN DU LỊCH BỀN VỮNG BÔNG SEN XANH

- Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh (sau đây gọi là Nhãn Bông sen xanh) là nhãn hiệu cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch (viết tắt là CSLTDL) đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. CSLTDL được cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.


- Nhãn Bông sen xanh có 5 cấp độ, từ 1 Bông sen xanh đến 5 Bông sen xanh. Số lượng Bông sen xanh ghi nhận mức độ nỗ lực trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của CSLTDL, không phụ thuộc vào loại, hạng mà CSLTDL đó đã được công nhận.

2. CẤU TRÚC

- Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh gồm 81 tiêu chí với tổng số 154 điểm và 25 điểm thưởng, chia làm 3 cấp:

+ Cấp cơ sở: 30 tiêu chí.

+ Cấp khuyến khích: 29 tiêu chí

+ Cấp cao: 22 tiêu chí

Tiêu chí cấp cơ sở là những tiêu chí cần thiết, dễ thực hiện, chủ yếu mang tính quản lý nội bộ.

Tiêu chí cấp khuyến khích và cấp cao là các tiêu chí yêu cầu cao hơn, khó hơn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nhằm khuyến khích các CSLTDL liên tục đổi mới, cố gắng để đạt được ở mức cao hơn.

Tiêu chí thưởng với tổng số điểm thưởng 25 điểm, áp dụng cho các CSLTDL đã đạt chứng chỉ Công trình Xanh - LOTUS (15 điểm) hay được cấp chứng chỉ ISO 14001 chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (10 điểm).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023