Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Quốc Gia, Vùng


của người dân là vô cùng lớn, đây chính là thời cơ để du lịch Thanh Hóa mở rộng thị trường, khẳng định vị thế du lịch của mình.

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở vị trí mở, là nơi giao lưu về mọi phương diện với các địa phương của đất nước và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi giúp công tác xúc tiến du lịch phát huy hiệu quả.

Sự phát triển từng ngày của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại đã tạo thuận lợi cho du khách tiếp cận và sử dụng được sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả việc khai thác tài nguyên du lịch.

Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường cả về nhân lực và thiết chế. Đào tạo nguồn nhân lực cũng được chú trọng hơn, đã góp phần nâng cao vai trò và vị thế của du lịch Thanh Hóa trong mắt bạn bè và du khách thập phương, du khách đến với Thanh Hóa ngày càng nhiều .

Phát triển du lịch là một trong năm chương trình trọng tâm mà Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đề ra trong nhiệm kỳ 2006 – 2010. Chương trình được thực hiện vào đúng thời điểm đất nước đã và đang hội nhập. Du lịch Thanh Hóa phải có những bước đột phá để có thế vững chắc trong một sân chơi lớn cùng với du lịch khu vực và thế giới.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tiềm năng lớn về du lịch của Thanh Hóa là có nhiều tài nguyên du lịch vừa đa dạng vừa đặc trưng, có giá trị cao về tự nhiên và nhân văn, với các ưu thế nổi trội cho phát triển các loại hình du lịch biển, văn hóa, sinh thái. Với lợi thế về tài nguyên du lịch như trên, lại có vị trí địa lý giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi, Thanh Hóa đang dần trở thành địa bàn phát triển du lịch khá năng động với tốc độ tăng trưởng dịch vụ du lịch trong những năm gần đây đạt trung bình 12,3%/năm.


2.5.4 Thách thức‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Sự phát triển của ngành du lịch Thanh Hóa những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế và bất cập, ẩn chứa nhiều nguy cơ và yếu tố thiếu bền vững. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, cũng đang tạo ra những cơ hội và là thách thức đối với phát triển du lịch.

Cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật du lịch còn yếu và thiếu đồng bộ. Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ thiếu các dịch vụ chất lượng cao như sân tennis, bể bơi, phòng tập đa năng. Ngay đô thị du lịch Sầm Sơn - địa danh du lịch biển được xem là có ưu thế nhất phía Bắc, tuy được ưu tiên đầu tư nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn trong tình trạng bất cập như thiếu bãi đỗ xe, khu xử lý rác thải , khu vệ sinh công cộng...

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 14

Sự phát triển du lịch ở tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, mà chỉ mới dừng ở việc khai thác những tiềm năng sẵn có, quy mô hạn chế, chưa tạo được những sản phẩm du lịch có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có các mặt hàng, sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng.

Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của cán bộ, lao động ngành du lịch còn nhiều bất cập. Do yếu tố mùa vụ, phần lớn các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tại khu du lịch biển Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến... vì muốn tiết kiệm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động phổ thông tại địa phương chưa qua đào tạo.

Công tác quản lý các hoạt động du lịch bước đầu đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đồng bộ, thường xuyên và có lúc, có nơi các cấp chính quyền xử lý chưa kiên quyết... Thiếu sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh với nhau.

Trong công tác hoạch định kế hoạch và xây dựng quy hoạch phát triển du lịch chưa được các cấp chính quyền chủ động đề xuất, xây dựng nên chậm phát huy tác dụng. Hơn nữa, nguồn nhân lực phục vụ công tác du lịch trên địa bàn vẫn chưa bảo đảm yêu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới, hội nhập. Trên thực tế nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những


năm qua rất hạn chế và thấp (kể cả nguồn vốn của nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân). Việc triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch chậm, đầu tư dàn trải không tập trung cho các công trình trọng điểm nên chưa tạo ra được điểm đến du lịch hoàn chỉnh. Công tác tu bổ, tôn tạo di tích còn dàn trải, bất cập trong quy trình, thủ tục đầu tư, chậm đưa vào khai thác phát triển du lịch. Nhiều dự án kinh doanh du lịch chậm được đầu tư do năng lực của các nhà đầu tư còn hạn chế về tài chính, kinh nghiệm và quản lý..., đây là một trong những khâu yếu nhất của du lịch Thanh Hóa trong thời gian qua.

Bên cạnh đó nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh chưa được đầu tư xây dựng nội dung tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch hấp dẫn du khách, chưa tạo ra được sự phong phú đa dạng các nét văn hoá đặc sắc tiêu biểu của các vùng miền, điểm du lịch; đồng thời chưa gắn du lịch với hoạt động tham quan, lễ hội, tâm linh, học hỏi nghiên cứu... thu hút đông đảo khách du lịch các tỉnh ngoài và quốc tế.

Du lịch xứ Thanh đang hướng tới một giai đoạn phát triển mạnh, tạo ra bước đột phá mới và ngày càng đạt hiệu quả cao, nhằm đáp ứng với nền kinh tế-xã hội của tỉnh, tương xứng với tiềm năng vốn có và trở thành trọng điểm quốc gia về du lịch trong những năm tới, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công năm du lịch quốc gia tại Thanh Hoá vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu đó, thiết nghĩ du lịch Thanh Hoá cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, tiếp tục khắc phục sớm và hiệu quả những hạn chế bất cập hiện còn là rào cản sự phát triển của ngành, tập trung và quan tâm hàng đầu việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là đối với các khu vực và điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng lao đông, hoạt động văn hoá và văn hoá trong kinh doanh du lịch,...


Chương 3‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH THANH HÓA

3.1 Căn cứ để xây dựng định hướng‌

3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch quốc gia, vùng‌

- Căn cứ vào Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, quan điểm phát triển trọng yếu cho ngành du lịch là: “phát triển du lịch bền vững theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử”. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010, du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”.

Từ quan điểm và mục tiêu nêu trên, Tổng cục du lịch Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ: “ xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử, đa dạng hóa sản phẩm chuyên đề phù hợp để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch”.

- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Chiến lược khẳng định quan điểm phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội. Phương thức xã hội hóa sẽ được đẩy mạnh, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về tự nhiên và nhân văn cùng các thế mạnh đặc trưng các vùng, miền, tăng cường liên kết phát triển.

- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-

2010.


- Căn cứ vào quyết định số 153/2004/QĐ – TTg về “ Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”.

- Căn cứ vào quan điểm phát triển và chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững.

- Căn cứ vào Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung- Tây Nguyên số 134/2005/QĐ-TTg.

- Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc trung bộ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội và du lịch của tỉnh Thanh Hóa‌

- Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020: “Phát triển kinh tế

- xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước, đến năm 2020 Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện đại; đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, an ninh chính trị ổn định, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc”.

- Căn cứ vào Nghị quyết 11/TU ngày 3/2/1996 của Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ 15 về vấn đề tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả các vùng, cụm, điểm du lịch của Thanh Hóa xác định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội...

- Căn cứ vào “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến 2020”.

- Báo cáo "Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1997 - 2010"

- Căn cứ vào “Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2015”, với mục tiêu: Phát triển các sản phẩm du lịch thế mạnh, từng bước khai thác


các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh; xây dựng hình ảnh đậm nét về du lịch Thanh Hóa trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập; thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhằm thúc đẩy du lịch Thanh Hóa phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh…

- Căn cứ vào Quyết định số 60/KH-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch thực hiện các dự án, đề án du lịch năm 2012.

- Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, ban hành theo Quyết định 2218/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

3.1.3 Tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa:‌

+Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hết sức đa dạng và phong phú. Các thắng cảnh tự nhiên hầu như còn giữ được nét hoang sơ, kỳ bí, tính đa dạng sinh học cao. Di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia: cụm lăng, mộ Lam Kinh, cầu Hàm Rồng… Đặc biệt, Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ.

+Thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư cho du lịch.

+Du khách biết và đến với Thanh Hóa ngày càng nhiều. Doanh thu từ du lịch không ngừng tăng lên.

+Với tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn từ du lịch, cộng đồng địa phương rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt, sự quan tâm của Nhà nước, các cấp lãnh đạo, Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Thanh Hóa.

3.1.4 Nhu cầu xã hội‌

Du lịch ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội, giúp cuộc sống con người trở nên bổ ích, lý thú hơn.

Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.


Tuy nhiên, cũng chính vì lợi ích du lịch là rất lớn nên các nước, đặc biệt những nước đang phát triển, khai thác nguồn tài nguyên du lịch một cách rộng rãi, bừa bãi, thiếu khoa học, làm suy giảm trầm trọng tài nguyên môi trường, cân bằng sinh thái bị đe dọa, mất dần tính đa dạng sinh học…Do đó, cần lắm một nền du lịch phát triển bền vững, thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Du lịch đang là ngành cần được khai thác, nhưng bảo vệ cảnh quan môi trường lại là điều kiện để nó tồn tại và phát triển. Nếu phát triển du lịch mà không gắn với môi trường sinh thái chẳng khác nào những gì thiên nhiên tạo dựng, hiện tại san bằng xóa đi mọi dấu vết. Một nền du lịch sinh thái bền vững phải là một nền du lịch bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Các khu du lịch, điểm du lịch sinh thái trong tỉnh đang là những mô hình tốt của sự nghiệp phát triển du lịch bền vững gắn với môi trường sinh thái thiên nhiên

Những căn cứ và quan điểm phát triển nêu trên chính là cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch bền vững của tỉnh Thanh Hóa.

3.2 Định hướng phát triển du lịch bền vững Tỉnh Thanh Hóa‌

3.2.1 Định hướng chung.‌

- Tính chất hoạt động du lịch của tỉnh: Du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí; tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học; tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa Việt Nam; du lịch hành hương lễ hội.

- Khả năng đón khách du lịch: Năm 2015 đón 100.000 lượt khách du lịch quốc tế, 4.700.000 lượt khách du lịch nội địa; năm 2020 đón 170.000 lượt khách du lịch quốc tế, 7.500.000 lượt khách du lịch nội địa.

- Doanh thu và GDP ngành du lịch: Năm 2015 doanh thu du lịch đạt 309 triệu USD, GDP ngành du lịch đạt 213,37 triệu USD; đến năm 2020 doanh thu du lịch đạt 858,9 triệu USD, GDP ngành du lịch đạt 588,3 triệu USD.

- Nhu cầu cơ sở lưu trú và lao động ngành: đến năm 2015 cần có lượng phòng lưu trú là 27.880 phòng và đến năm 2020 cần có 54.360 phòng; Năm 2015


giải quyết việc làm cho 109.280 lao động và đến năm 2020 giải quyết việc làm cho 260.920 lao động (kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp).

- Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch : Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến 2015 là 460,9 triệu USD, giai đoạn đến 2020 là 1.312,3 triệu USD.

- Tổ chức không gian du lịch tỉnh: Quy hoạch phát triển du lịch theo lãnh thổ ở Thanh Hoá gồm các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch và tuyến du lịch

3.2.2 Phát triển điểm, khu, tuyến du lịch và xây dựng các mô hình, nâng cao hiệu quả cho ngành và kinh tế cả tỉnh.‌

Trước hết, cần sớm xác định không gian phát triển du lịch và hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết, nhất là quy hoạch các khu du lịch chuyên đề có ý nghĩa quốc gia, các khu, điểm du lịch quan trọng; nhanh chóng khắc phục một số quy hoạch chưa bảo đảm chất lượng hoặc cần phải điều chỉnh đồng thời tổ chức thực hiện quản lý và đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt nhằm bảo đảm phát triển đồng bộ và bền vững.

Để du lịch thực sự là một ngành kinh tế quan trọng với bước phát triển mạnh và bền vững, sớm trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia, là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước, những năm tới ngành du lịch tỉnh chủ trương tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các khu, điểm du lịch hiện có, đầu tư xây dựng một số khu, điểm du lịch mới với các sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài, trong đó trọng tâm là khai thác có hiệu quả 6 khu du lịch trọng điểm: Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà Hồ; Khu du lịch sinh thái Suối cá Cẩm Lương, Bến En; Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng; Khu du lịch biển Sầm Sơn, trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Coi trọng việc khai thác phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh để phát huy thế mạnh tiềm năng du lịch; ưu tiên phát triển các tuyến du lịch đường bộ liên tỉnh, liên vùng, trong đó các tuyến du lịch xứ Thanh với các vùng du lịch khác trong cả nước.

3.2.3 Kêu gọi các dự án đầu tư‌

Để du lịch tỉnh ngày càng phát triển, trước hết phải tập trung nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch. Xây dựng quy hoạch du lịch làm cơ sở triển khai

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí