Vai Trò Và Nguyên Tắc Phát Triển Bền Vững Du Lịch


duy trì quá trình sinh thái, bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học; (2) Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn công trình, di sản văn hóa sống và những giá trị truyền thống của họ, đóng góp vào sự hiểu biết và khoan dung của liên văn hóa; (3) Đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài cho các bên liên quan được phân phối công bằng, trong đó có việc làm ổn định, cơ hội tạo thu nhập và các dịch vụ xã hội cho các địa phương, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tuy vậy, mô hình có điểm hạn chế là chưa xác định được tầm quan trọng trong vai trò bền vững về thể chế có tác động đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường hiện nay.

Hình 2 8 Mô hình ba trụ cột 2 2 2 2 Mô hình DIT ACHIEV Ưu điểm của mô hình DIT 1


Hình 2.8: Mô hình ba trụ cột

2.2.2.2 Mô hình DIT-ACHIEV

Ưu điểm của mô hình DIT- ACHIEV được xem như là công cụ quản lý để xác định các vấn đề PTBV và giải quyết chúng. Mô hình sử dụng các chỉ số (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Di sản văn hóa; (3) Doanh nghiệp; (4) Cộng đồng; (5) Quản lý; (6) Du khách để đánh giá tích cực và thay đổi tiêu cực theo thời gian. Các kết quả chỉ tiêu có thể cung cấp một cảnh báo sớm khi một chính sách thay đổi hoặc hành động mới có thể cần thiết, cũng như cung cấp cơ sở cho quy hoạch du lịch bền vững. Tuy nhiên, tính bền vững của các chỉ số hoạt động được đề cập trong mô hình là khá biệt lập và chưa thể hiện được sự kết nối/liên kết đầy đủ các chỉ số trong mối quan hệ tổng thể để phát triển bền vững.


Cơ sở hạ tầng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Du khách

Di sản văn hóa

Du lịch bền vững

Quản lý

Doanh nghiệp

Cộng đồng


Hình 2.9: Mô hình DIT-ACHIEV

Nhìn chung, tổng hợp những ưu điểm và hạn chế của mỗi mô hình được tác giả tiếp cận và phân tích ở trên đều đã chỉ ra sự cần thiết tiếp tục thực hiện nghiên cứu để bổ sung và cũng cố nhận định của các chuyên gia đầu ngành trong đề cập đến các mô hình trong phát triển bền vững du lịch. Điểm chính cơ bản mà các mô hình đưa ra là vận dụng lý thuyết PTBV để tập trung vào đánh giá/xem xét tính bền vững trên các góc độ kinh tế, xã hội, và môi trường (Jacobs & Sadler, 1990; Ngân hàng thế giới, 1990; Villen, 1990). Đồng thời mở rộng thêm các khía cạnh bền vững như sinh thái, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thể chế.

Tiếp cận mô hình nghiên cứu và thực tiễn phát triển du lịch tại Khánh Hòa, tác giả vận dụng mô hình PTBV du lịch theo ba trụ cột của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức du lịch Thế giới đó là PTBV du lịch về kinh tế, xã hội và môi trường đặt trong bối cảnh thay đổi thể chế và chính sách phát triển ngành để đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian qua theo quan điểm hướng tới bền vững. Trên cơ sở vận dụng mô hình PTBV du lịch theo ba trụ cột, tiến hành xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa theo ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa dựa trên các chỉ tiêu đã xây dựng. Đánh giá kết quả


đạt được cũng như hạn chế dựa trên ba góc độ để làm cơ sở xây dựng giải pháp phát triển du lịch Khánh Hòa hướng tới bền vững.

2.3 Vai trò và nguyên tắc phát triển bền vững du lịch

2.3.1. Vai trò của phát triển bền vững du lịch

Trước hết, PTBV du lịch giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương/quốc gia. Lý thuyết và thực tiễn chứng minh rằng để tạo ra sản phẩm cho ngành du lịch nhất thiết phải đầu tư vì đây là một yếu tố chiếm tỷ trọng cao trong tổng cầu của nền kinh tế. Quan trọng hơn, nhiều nghiên cứu vĩ mô cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa đầu tư phát triển du lịch với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cụ thể, tăng quy mô vốn đầu tư cũng như sử dụng hợp lý vốn đầu tư phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến năng lực cạnh tranh tại điểm đến và địa phương. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Hai là, phát triển du lịch theo hướng bền vững giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Ngày nay, các hoạt động phát triển du lịch dần chuyển sang hướng bền vững, điều này thể hiện rò nhất thông qua phương thức phân bổ vốn đầu tư. Một mặt hoạt động đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững cho phép tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động của người dân trong địa phương/quốc gia. Mặt khác, PTBV du lịch cho phép tăng thu nhập của cộng đồng dân cư, chi tiêu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và sức khỏe. Hơn nữa, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, giảm đói nghèo, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Ba là, phát triển du lịch theo hướng bền vững nhằm giải quyết vấn đề môi trường. Theo đó, việc đầu tư phát triển du lịch sẽ hướng tới khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ tốt môi trường sống, bảo tồn và tái sinh các hệ sinh thái (nếu có), đảm bảo chất lượng môi trường địa phương/quốc gia ở hiện tại và tương lai.


2.3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững du lịch

Theo Báo cáo nghiên cứu của UNEP & WTO (2005) với chủ đề “Making Tourism More Sustainable: A Guide for Policy Makers”, đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong PTBV du lịch như sau:

Một là, PTBV du lịch theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và có trọng tâm, trọng điểm và có một cái nhìn tổng thể.

Theo đó, quy hoạch và phát triển du lịch không nên diễn ra đơn lẻ. Du lịch nên được coi là một phần của sự phát triển bền vững của cộng đồng, cùng với các hoạt động khác. Tác động của nó đối với các lĩnh vực khác, trong điều kiện sử dụng tài nguyên cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau, cần được xem xét. Sự phụ thuộc quá mức của một nền kinh tế và xã hội về du lịch nên tránh. Một cách tiếp cận tổng thể cũng là tính đến tất cả các tác động và mối quan hệ trong chính lĩnh vực du lịch, và xem xét tất cả các chính sách công có thể được thực hiện hoặc được thực hiện bởi du lịch.

Hai là, PTBV cần khuyến khích sự tham gia của nhiều bên liên quan

Phát triển bền vững du lịch là sự kiểm soát của địa phương, nhưng cũng là sự hợp tác cùng nhau. Tất cả những gì liên quan đến du lịch cần có cơ hội để phát triển và quản lý nó. Điều này có thể liên quan đến quan hệ đối tác chính thức hoặc các thỏa thuận lỏng lẻo hơn, cũng như củng cố và sử dụng các cấu trúc dân chủ địa phương.

Ba là, xem xét các chiến lược và kế hoạch dài hạn

Phát triển bền vững du lịch nên tập trung ưu tiên cho các chiến lược và kế hoạch dài hạn. Cần tránh các cách tiếp cận ngắn hạn và không sử dụng các nguồn lực được cam kết tương ứng. Nếu có thể, các hành động nên tự duy trì. Các dự án được cấu trúc dựa trên đầu vào ngắn hạn và ban đầu phải tính đến cách các sáng kiến, khi đã bắt đầu, có thể được duy trì trong tương lai.

Bốn là, giải quyết các tác động toàn diện và cục bộ

Các tác động đối với môi trường địa phương và cộng đồng thường rò ràng. Do đó, có thể dễ dàng nhận được sự ủng hộ đối với các chính sách giải quyết các tác động cục bộ hơn là các chính sách giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững du lịch cần quan tâm đồng đều đến các tác động toàn diện, đặc


biệt là đối với ô nhiễm do du lịch (như phát thải khí nhà kính) và việc sử dụng tài nguyên không tái tạo. Những tác động toàn cầu như vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân du lịch (ví dụ: biến đổi khí hậu).

Năm là, thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Tính bền vững không chỉ là về mặt cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch mà còn cân nhắc đến việc xác định mô hình và tác động của tiêu dùng lên du lịch. Điều này có nghĩa là xác định khối lượng và bản chất của nhu cầu du lịch, các lựa chọn của khách du lịch (chẳng hạn như các sản phẩm được lựa chọn và phương thức du lịch), các hoạt động và hành vi của họ. Đồng thời, chấp nhận rằng một điểm đến hoặc sản phẩm du lịch chất lượng là điểm giải quyết đầy đủ các vấn đề về tính bền vững thay vì chỉ tập trung vào sự hài lòng của du khách. Thật vậy, bản thân khách du lịch nên được khuyến khích suy nghĩ về những điều khoản này - một nơi quan tâm đến môi trường và lực lượng lao động của nó có nhiều khả năng cũng quan tâm đến họ hơn.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch

Nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTBV du lịch, UNWTO (2002) đã xem xét tiếp cận trên hai nhóm cơ bản. Nhóm yếu tố bên trong của một quốc gia/lãnh thổ/địa phương với các nhóm yếu tố bên ngoài. Theo cách phân tích này, nhóm các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển cho phép quốc gia/lãnh thổ/địa phương có thể kiểm soát, quản lý một cách chặt chẽ hơn trong khi sự thay đổi của nhóm các yếu tố bên ngoài đòi hỏi quốc gia/lãnh thổ/địa phương cân nhắc điều chỉnh hợp lý bởi các chính sách và thể chế. Dưới đây, tác giả xin đề cập đến hai nhóm yếu tố này.

2.4.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thế giới

Ngành du lịch thế giới đã và đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Thứ nhất, thế giới có sự phát triển nhảy vọt về khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị trợ giúp và bảo mật cá nhân, công nghệ internet thế hệ mới, sự phát triển của thương mại điện tử…đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển du lịch thế giới. Thứ hai, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở


các nước đang phát triển. Thứ ba, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra nhanh, sâu và rộng đã tạo điền kiện cho đầu tư, giao thương và đi lại thuận lợi. Thứ tư, nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, đời sống của con người dân không ngừng được nâng cao. Thứ năm, nhu cầu đi du lịch của con người là tất yếu khách quan và tăng trưởng mạnh. Kết quả biểu đồ 1.1 chỉ ra rằng, nhu cầu du lịch quốc tế chủ động đã tăng lên từ 940 triệu lượt khách năm 2010 đến 1,2 tỷ lượt khách năm 2017. Con số này được dự báo tăng lên gần 1,8 tỷ lượt khách vào năm 2030. Vì vậy, trong suốt vài thập kỷ qua, ngành du lịch thế giới phát triển mạnh mẽ, đa dạng, liên tục và trở thành một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất và lớn hàng đầu thế giới (UNWTO, 2017a).

Biểu đồ 2 1 Xu hướng đi du lịch trên thế giới – Quá khứ và dự báo 2


Biểu đồ 2.1: Xu hướng đi du lịch trên thế giới – Quá khứ và dự báo

Nguồn: UNWTO (2017a)

Thứ hai, nhu cầu du lịch có xu hướng tăng lên

Báo cáo của UNWTO (2017a) cho thấy nhu cầu du lịch toàn cầu luôn có xu hướng tăng lên, ngoại trừ năm 2009 bị ảnh hưởng lớn nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặc dù vẫn có vài bất ổn và xung đột ở một số nơi trên thế giới, nhu cầu du lịch quốc tế trong năm 2016 có xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so với những năm trước. Theo UNWTO (2017a) cho biết rằng đã có một số chuyển hướng du lịch trên thế giới trong một vài năm qua. Tuy vậy, tổng nhu cầu du lịch thế giới vẫn có xu hướng tăng lên bởi vì nhu cầu đi lại của công dân thế giới đang tăng mạnh, xu hướng có nhiều kết nối giữa các điểm đến, vận chuyển hàng không giá rẻ ngày càng phát triển và thủ tục xuất nhập cảnh giữa các quốc gia ngày càng đơn giản hơn (UNWTO, 2017a).


Thứ ba, xu hướng dịch chuyển luồng khách từ châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thống kê của Tổ chức du lịch thế giới cho thấy Châu Á và Thái Bình Dương đã đón 308,4 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2016 và dẫn đầu tăng trưởng với mức tăng gần 9% so với 2015 (trong đó khu vực Đông Nam Á đón 113 triệu lượt khách với mức tăng tương tự), tiếp theo là châu Phi với 57,8 triệu lượt khách quốc tế nhưng tốc độ tăng trưởng ở vị trí thứ 2 với 8% và châu Mỹ với 199,3 triệu lượt khách và tăng trưởng ở mức 3% (UNWTO, 2017a). Khu vực có lượt khách du lịch nhiều nhất trên thế giới là Châu Âu (616,2 triệu người) chỉ tăng trưởng ở mức 2% so với năm trước. Nếu xét trong giai đoạn 2005–2016, khu vực Châu Á–Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6,5%/năm, cao hơn nhiều so với các khu vực còn lại. Các số liệu báo cáo chỉ ra rằng Châu Âu và Châu Mỹ là những khu vực tiếp nhận lượng khách lớn nhất toàn cầu, song thị phần đang có xu hướng giảm dần. Năm 2000, Châu Âu là khu vực đứng đầu thế giới với 56,8% thị phần khách du lịch quốc tế, thứ hai là Châu Mỹ với 18,7%, đứng thứ ba là Châu Á - Thái Bình Dương 16,7%. Tuy nhiên, thị phần của hai châu lục này có xu hướng giảm dần. Năm 2016, thị phần khách du lịch quốc tế của Châu Âu giảm xuống 49,9%, Châu Mỹ 16,1% và Châu Á–Thái Bình Dương đã tăng lên 25%.

Nền kinh tế thế giới sau khi trải qua thời kỳ phát triển nóng những năm 1980. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra đã kết thúc chuỗi thời gian tăng trưởng, đồng thời tác động sâu rộng cho những năm sau đó. Mặc dù vậy, những nền kinh tế phát triển cho đến đang phát triển dường như đã có dấu hiệu phục hồi từ cuộc khủng hoảng xảy ra cách đây 09 năm, tuy chưa có ổn định. Đến những năm gần đây, dưới sự thúc đẩy của các chính sách kích thích kinh tế trên quy mô lớn và các biện pháp cứu trợ thị trường tài chính, nền kinh tế toàn cầu đã từng bước phục hồi. Năm 2012, GDP tăng trưởng 3,15%, nhưng năm 2013 lại đột ngột giảm xuống còn 2,9% trái với sự kỳ vọng của thị trường (IMF, 2017). Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ước tính đạt 3,2% và dự báo khoảng 3,5% trong năm 2017 và 3,6% năm 2018 (IMF, 2017). Đặc biệt, ấn tượng nhất trong thời gian qua là những đóng góp của ngành du lịch, Năm 2018, ngành du lịch thế giới đã tạo ra 1,7 nghìn tỷ đô la Mỹ


tổng giá trị xuất khẩu du lịch, tương ứng với 4,5 tỷ đô la Mỹ bình quân một ngày. Vì vậy, xuất khẩu trong ngành du lịch toàn cầu chiếm khoảng 7% xuất khẩu thế giới vào năm 2018 (chiếm khoảng 29% xuất khẩu dịch vụ thế giới). Điều này cho thấy, ngành du lịch đã tăng nhanh hơn thương mại của thế giới trong suốt 05 năm qua.

2.4.2 Nhóm các yếu tố bên trong

Thứ nhất, tài nguyên du lịch của Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch và cũng là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng và an ninh của đất nước. Nha Trang - Khánh Hòa được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5/2003, Vịnh Nha Trang đã được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới. Với bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Hơn nữa, Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là tài nguyên biển với nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, nổi tiếng nhất là yến sào - nguồn nguyên liệu có giá trị đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, đến nay du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch và dịch vụ chiếm trên 90% cơ cấu kinh tế của địa phương (Sở Du lịch Khánh Hòa, 2016).

Thứ hai, sự gia tăng của khách du lịch quốc tế (Nga và Trung Quốc)

Theo Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch (2016) có khoảng 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Mức độ tăng trưởng này dự kiến được kéo dài, ước đạt 18 triệu khách du lịch vào năm 2030, con số này góp phần khẳng định thêm sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam với vị thế là điểm đến du lịch nổi bật trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Trung Quốc và Nga là hai thị trường du lịch phát triển nhanh nhất của Việt Nam. Khách Nga được miễn thị thực du lịch và họ ưa thích việc nghỉ dưỡng tại Việt Nam, vì chi phí thấp hơn so với các điểm đến khác trong khu vực. Ngay cả khi Nga bị cấm vận kinh tế và đồng rúp mất giá, khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng đều qua các năm. Tầng lớp trung lưu đang tăng ở

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí