Phát triển bền vững du lịch là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài | Butler | 1993 |
Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ du lịch trong tương lai | Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế | 1996 |
Phát triển bền vững du lịch là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai | Tosun | 1998 |
Phát triển bền vững du lịch đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau. | Hens | 1998 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 3
- Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 4
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Vai Trò Và Nguyên Tắc Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Đánh Giá Phát Triển Bền Vững Du Lịch Của Machado
- Kinh Nghiệm Phát Triển Bền Vững Du Lịch Trên Thế Giới Và Việt Nam
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Weaver | 1998 | |
Sự phát triển của du lịch phải cung cấp lợi ích kinh tế cho tất cả đối tác (các bên liên quan), miễn là họ không bất lợi ảnh hưởng đến nguồn lực sẵn có cho các thế hệ tương lai. | Swarbroke | 1999 |
Du lịch bền vững là "tất cả các hình thức du lịch mà tương thích với và đóng góp cho phát triển bền vững”. | Liu | 2003 |
Phát triển bền vững du lịch là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai | Machado | 2003 |
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. | Luật Du lịch | 2005 |
Du lịch bền vững như là “một hình thức khôn ngoan của việc khai thác để có thể bảo quản lâu dài”. | Weaver | 2006 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về khái niệm PTBV du lịch, tuy nhiên tựu trưng của các định nghĩa này đều nhấn mạnh đến sự cân bằng giữa việc khai thác sử dụng trong hiện tại và gìn giữ cho tương lai, đảm bảo nhiều mặt đến lợi ích cho cộng đồng địa phương. PTBV nói chung và PTBV du lịch nói riêng mang hàm ý cốt lòi là sự phát triển có định hướng, có sự hòa hợp giữa ba yếu tố là kinh tế, xã hội và môi trường nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho cuộc sống con người ở hiện tại
và tương lai. Đặc biệt, cho đến nay định nghĩa “du lịch bền vững” của UNWTO (1992) có nội hàm chứa đựng đầy đủ nhất các nội dung liên quan đến PTBV, định nghĩa này tập trung vào quá trình phát triển du lịch nhưng vẫn luôn đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo tài nguyên, duy trì sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học ở tương lai. Định nghĩa này chứa đựng cả ba thành phần khác nhau nhưng vẫn luôn tồn tại trong một tổng thể thống nhất của PTBV đó là (1) kinh tế, (2) xã hội và (3) môi trường. Tiếp cận định nghĩa này PTBV du lịch Khánh Hòa theo ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, về góc độ kinh tế tiến hành xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến tương lai đó là sự phát triển kinh tế có sự tăng trưởng phát triển du lịch nhưng dựa trên chất lượng du lịch thông qua đánh giá các chỉ tiêu như thời gian lưu trú, chi tiêu du khách, tăng số lượng có thể ít nhưng cơ cấu nguồn khách phải bền vững ổn định để vừa đảm bảo được tăng trưởng cũng như đảm bảo được doanh thu. Về góc độ xã hội đảm bảo được tỷ lệ việc làm ngành du lịch, chất lượng việc làm du lịch, cũng như các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo tồn di sản, toàn vẹn sinh học, mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. PTBV du lịch về khía cạnh kinh tế, xã hội đồng thời đặt trong bối cảnh đảm bảo ổn định về góc độ môi trường, khổng thể quan tâm đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường hiện tại cũng như tương lai. Cách tiếp cận này phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cho luận án của tác giả cả về lý luận cũng như thực tiễn, do đó tác giả kế thừa định nghĩa “du lịch bền vững” của UNWTO làm kim chỉ nam xuyên suốt nội dung của luận án..
2.2 Mô hình phát triển bền vững và phát triển bền vững du lịch
2.2.1 Mô hình phát triển bền vững
2.2.1.1 Mô hình của Hội đồng về môi trường và phát triển bền vững thế giới
Mô hình của Hội đồng về môi trường và phát triển bền vững thế giới (1987) có ưu điểm là tiếp cận quan niệm PTBV đòi hỏi sự hài hòa giữa các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội. Tuy nhiên, mô hình này không chỉ ra được sự tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống trong quá trình phát triển bền vững.
Chính trị
Hành chính
Kinh tế
Phát triển bền vững
Công nghệ
Xã hội
Quốc tế
Sản xuất
Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của WCED
2.2.1.2 Mô hình của Jacobs và Sadler
Nghiên cứu của Jacobs và Sadler (1990) đã vận dụng mô hình của WCED (1987) để đề xuất mô hình PTBV. Theo đó, PTBV là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau bởi ba hệ thống chủ yếu của thế giới thể hiện bằng các vòng tròn giao nhau: (1) Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm); (2) Hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội); (3) Hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái Đất). Mô hình của Jacobs và Sadler (1990) cho rằng, sự PTBV không cho phép vì sự ưu tiên của hệ này sẽ dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay PTBV là sự dung hoà tương tác và thoả hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên. Nếu 03 vòng trong có kích thước tương đương nhau thì diện tích giao cắt của 03 vòng tròn là lớn nhất (sự PTBV đạt giá trị cao nhất). Tuy nhiên, hạn chế của cách tiếp cận này là chưa làm rò được tính độc lập của hệ “Thể chế” trong mối quan hệ tương tác với ba phân hệ còn lại.
Hệ kinh tế
Hệ
Xã hội
Phát triển bền vững
Hệ Tự nhiên
Hình 2.2: Mô hình của Jacobs và Sadler
2.2.1.3 Mô hình Ngân hàng Thế giới
Ưu điểm của mô hình PTBV của Ngân hàng thế giới (1990) là PTBV hướng tới mục tiêu rò ràng. Theo đó, sự PTBV được hiểu là sự phát triển nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu: (1) Mục tiêu kinh tế, (2) Mục tiêu xã hội, (3) Mục tiêu sinh thái. Mô hình Jacobs và Sadler (1990) và mô hình Ngân hàng Thế giới có điểm giống nhau nên được gọi chung là mô hình “ba trụ cột”, đều được xây dựng dựa trên ba trụ cột của PTBV là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hai mô hình này cũng có những điểm khác biệt nhất định đó là: mô hình PTBV kiểu ba vòng tròn nhấn mạnh để PTBV nhất thiết phải đảm bảo cả ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Trong khi đó, mô hình tam giác nhấn mạnh vào sự ràng buộc, chi phối và tác động thuận nghịch giữa ba thành tố: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường để PTBV. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng hai mô hình này chưa tính toán một cách đầy đủ, rò ràng đến yếu tố “chất lượng cuộc sống của con người”. Thực tế cho thấy các mục tiêu của PTBV thường bị “xung đột” lẫn nhau vì thế để đảm bảo PTBV theo tiêu chí hài hòa các mục tiêu cho một quốc gia/lãnh thổ là vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian.
Phát triển bền vững
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu Sinh thái Mục tiêu Xã hội
Hình 2.3: Mô hình của Ngân hàng Thế giới
2.2.1.4 Mô hình của Villen
Ưu điểm của mô hình tam giác được đề xuất bởi Villen (1990) là trình bày chi tiết các chỉ tiêu PTBV với các góc cạnh (Kinh tế, Xã hội và Sinh thái). Sự PTBV chính là việc duy trì sự cân bằng trong mối quan hệ giữa các mục tiêu kinh tế, sinh thái và xã hội. Tuy nhiên, mô hình này không hướng đến mục tiêu rò ràng và cũng đã bỏ qua yếu tố chất lượng cuộc sống của con người trong quá trình PTBV.
Kinh tế
Nông nghiệp bền vững
Bảo vệ nguồn nước
Kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật Bảo vệ chất lượng cuộc sống, văn hóa trong nông nghiệp
Sinh thái
Bảo vệ habitat Chất lượng cảnh quan
Chất lượng nước Đa dạng sinh học
Phát triển bền vững
Bảo vệ
Du lịch sinh thái
Giá trị của máy móc Cạnh tranh quốc tế
Phát triển
Hệ thống quata Hợp tác nông trại
Chính sách thu nhập Nghiên cứu phát triển
Xã hội
Bình ổn giá Quản lý và bảo vệ môi trường vùng nông thôn Sức khỏe và sự an toàn
Các giá trị giải trí Chống thấy nghiệp
Hình 2.4: Mô hình của Villen
2.2.1.5 Mô hình lăng kính phát triển
Lăng kính phát triển bền vững
Thể chế
Kinh tế
Xã hội
Môi trường
Lăng kính của PTBV được xây dựng từ Trường Wuppertal theo Spangenberg và Bonniot (1998), Valentin và Spangenberg (1999) quy định bốn yếu tố: (1) Khía cạnh kinh tế (vốn con người tạo ra); (2) Khía cạnh môi trường (vốn tự nhiên); (3) Khía cạnh xã hội (nguồn nhân lực); (4) Khía cạnh thể chế chính sách (vốn xã hội).
Hình 2.5: Mô hình lăng kính phát triển
Khi mô hình này đưa ra đã bị chỉ trích do thể chế không đóng vai trò như 03 đỉnh còn lại nhưng vẫn được thể hiện tương tự nên dễ gây nhầm lẫn trong mô tả và phân tích (Kain, 2000). Kain cũng đưa ra mô hình “lăng kính MAIN (Mind, Artifact, Institute, Nature) của PTBV”. Trong mô hình này, Kain sử dụng các yếu tố trí tuệ, tạo tác, thể chế và tự nhiên. Khía cạnh tự nhiên gồm tất cả các nguồn vốn tự nhiên, có thể được chia làm nguồn tài nguyên không tái tạo và nguồn tài nguyên tái tạo. Khía cạnh tạo tác (Artefact) là đại diện cho tất cả các vật chất nhân tạo như các tòa nhà và đường sá. Khía cạnh xã hội (Mind) gồm thế giới quan, kiến thức, kinh nghiệm. Khía cạnh thể chế liên quan đến xã hội chúng ta và các quan hệ con người.
Lăng kính phát triển bền vững MAIN
Trí tuệ
Tạo tác
Thể chế
Tự nhiên
Mặc dù có những ưu điểm ở trên, đặc biệt là việc nhấn mạnh đến việc phát triển bền vững dưới góc độ thể chất thông qua lăng kinh của phát triển bền vững. Tuy nhiên, mô hình đã không làm rò được tính tương tác giữa các khía cạnh trong phát triển bền vững. Đặc biệt, mô hình chưa chỉ ra được tính ưu tiên trong phát triển bền vững ở những giai đoạn khác nhau.
Hình 2.6: Mô hình lăng kính MAIN
2.2.1.6 Mô hình quả trứng
Năm 1997, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC) đã đề xuất thay cấu trúc của ba trụ cột xã hội, kinh tế và môi trường bằng một mô hình “trứng của PTBV”. “Trứng của PTBV” minh họa mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái theo dạng cái này lồng vào cái kia, giống như lòng đỏ quả trứng. Ưu điểm của mô hình này được chỉ ra mối quan hệ khăng khích giữa con người và hệ sinh thái, có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Giống như một quả trứng tốt chỉ khi cả màu trắng và lòng đỏ đều tốt. Do đó, một xã hội tốt và bền vững chỉ khi cả hai yếu tố, con người và hệ sinh thái đều tốt. Sự phát triển kinh tế xã hội chỉ có thể diễn ra nếu môi trường cung cấp các nguồn lực cần thiết như: nguyên liệu sống, không gian cho sự phát triển, vấn đề an sinh. Tuy nhiên, mô hình đã không chỉ ra được sự vận động rất nhanh của xã hội loài người đã ảnh hưởng tiêu cực lên hệ sinh thái. Chính điều này đã bắt đầu hình thành nhiều điểm “thiếu bền vững” trong quá trình phát triển suốt thời gian vừa qua.
Mô hình phát triển bền vững hình quả trứng
Dòng chảy (áp lực và lợi ích) từ hệ sinh thái đến con người
Dòng chảy (áp lực và lợi ích) từ con người đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái
Con người
Hình 2.7: Mô hình quả trứng
2.2.2 Mô hình phát triển bền vững du lịch
2.2.2.1. Mô hình ba trụ cột
Mô hình PTBV du lịch được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức du lịch Thế giới xây dựng nhằm mục đích: (1) Tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên môi trường nhằm tạo thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch,