Cơ Sở Lý Thuyết Về Phát Triển Bền Vững Du Lịch


những đóng góp có ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho phát triển du lịch Khánh Hòa hướng đến bền vững ở hiện tại và tương lai.

1.6 Đóng góp của luận án

1.6.1 Về mặt lý luận

Luận án đã có những đóng góp có ý nghĩa về mặt lý luận, cụ thể đó là:

Đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch đặc thù cho một địa phương theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường

Sử dụng các phương pháp phân tích định lượng phù hợp nhằm đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch Khánh Hòa theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.

Sử dụng phương pháp phân tích định lượng nhằm đánh giá các hạn chế, nguyên nhân và thứ tự ưu tiên các giải pháp phù hợp.

1.6.2 Về mặt thực tiễn

Ngoài những đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn luận án cũng có những đóng góp vô cùng ý nghĩa đó là:

Đã phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa hướng đến tính bền vững theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian qua.

Đã vận dụng mô hình HOLSAT để đánh giá mức độ hài lòng của du khách nhằm củng cố đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa thời gian qua.

Đã sử dụng kết hợp 34 chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch Khánh Hòa theo ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.

Đã sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá hạn chế nguyên nhân, trên cơ sở đó đã xây dựng được 09 giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa hướng đến bền vững trong thời gian tới. Với những giải pháp đã xây dựng, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá tính khả thi và đánh giá mức độ quan trọng của từng giải pháp.

Đã đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch tại Khánh Hòa nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Khánh Hòa hướng tới bền vững trong thời gian tới.


1.7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm 05 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững du lịch Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 tác giả đã trình bày được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn theo đó các nghiên cứu liên quan đến các đánh giá về phát triển bền vững du lịch lại chỉ diễn ra ở các quốc gia phát triển nơi có nhiều điều kiện đảm bảo cho du lịch phát triển một cách bền vững. Trong khi đó mặc dù thời gian gần đây phát triển bền vững du lịch đã được quan tâm hơn ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu hàn lâm và thực nghiệm về vấn đề này lại khá mờ nhạt và thiếu những điểm nhấn quan trọng trong việc đánh giá tổng thể phát triển bền vững du lịch trên ba góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó, luận án đã xác định mục tiêu nghiên cứu bao gồm: Làm rò bản chất, vai trò, nguyên tắc phát triển bền vững du lịch; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch Khánh Hòa theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường; Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa giai đoạn từ 2011-2019 theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường; Đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới.

Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào những lý luận và thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa theo quan điểm bền vững, phạm vi nghiên cứu tập trung vào làm rò thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019 và tầm nhìn đến năm 2030 hướng tới tính bền vững trong đánh giá và phân tích. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng phù hợp và nhất quán. Đặc biệt, trong chương này tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu về PTBV, PTBV du lịch ở trong và ngoài nước theo từng chủ đề và theo thời gian từ đó rút ra một số nhận định của tác giả về những khoảng trống của các nghiên cứu trước, tiếp cận nghiên cứu giải quyết khoảng trống này nhằm phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững. Đồng thời tác giả cũng đã nêu những đóng góp có ý nghĩa của luận án về mắt lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng trong chương 1 trình bày kết cấu của luận án gồm có 05 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững du lịch, Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, Chương 4: Kết quả nghiên cứu, Chương 5: Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH

2.1 Một số khái niệm liên quan phát triển bền vững du lịch

2.1.1 Du lịch

Theo UNWTO (2002) “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.

Theo Luật Du lịch (2017): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp mục đích hợp pháp khác.

2.1.2 Phát triển bền vững

Thuật ngữ “PTBV” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.

Khái niệm này bắt đầu được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 bởi Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Trong báo cáo ghi rò, PTBV là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”.

Năm 1989, Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Future được thảo luận tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, đã ra đời Nghị quyết 44/228 - tiền đề để tổ chức Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc.


Đến năm 1992, tại Rio de Janeiro, Brazil, nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất, tên gọi chính thức là Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại Hội nghị, với đại diện của hơn 200 quốc gia trên thế giới và một số tổ chức phi chính phủ đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động chương trình hành động vì sự PTBV có tên là Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Hội nghị đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển, đồng thời thông qua một số văn kiện như: hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng. Đây là những văn kiện quốc tế quan trọng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được quán triệt trong suốt thế kỷ XXI. Chương trình Nghị sự 21 về PTBV trở thành chiến lược phát triển toàn cầu trong thế kỷ XXI và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” với 08 nội dung (xóa đói, giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới tính, đồng thời nâng cao quyền lợi của nữ giới; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong; cải thiện và đảm bảo sức khỏe sản phụ; đấu tranh với các loại bệnh như HIV, sốt xuất huyết; bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển hợp tác toàn cầu) đã được tập trung để thực hiện.

Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi là dịp để các bên tham gia nhìn nhận lại những việc đã làm được trong 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra. Tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên, những mục tiêu này gồm: xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đã đề cập chủ đề toàn cầu hóa gắn với vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Đại diện của các quốc gia tham dự hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về PTBV tại mỗi quốc gia trước năm 2005.

Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014), quan điểm PTBV được thể hiện: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.


2.1.3 Mối quan hệ giữa du lịch và phát triển bền vững

Du lịch có một vị trí đặc biệt trong những đóng góp của nó đối với sự PTBV và những thách thức mà nó phải đối mặt. Thứ nhất, mối quan hệ đặc biệt được giải thích là do sự năng động và tăng trưởng của ngành du lịch, cũng như đóng góp lớn của nó cho nền kinh tế của nhiều quốc gia và các điểm đến. Thứ hai, vì du lịch là một hoạt động có mối quan hệ đặc biệt giữa người tiêu dùng (du khách), ngành, môi trường và cộng đồng địa phương.

Mối quan hệ đặc biệt này nảy sinh bởi vì, không giống như hầu hết các lĩnh vực khác, người tiêu dùng du lịch (khách du lịch) chủ động tìm đến người sản xuất và các sản phẩm du lịch. Điều này dẫn đến ba khía cạnh quan trọng và độc đáo của mối quan hệ giữa du lịch và PTBV:

Sự tương tác: bản chất của du lịch, với tư cách là một ngành dịch vụ dựa trên việc cung cấp trải nghiệm về những địa điểm mới, có nghĩa là nó bao gồm một lượng tương tác đáng kể, cả trực tiếp và gián tiếp, giữa du khách, cộng đồng địa phương và môi trường địa phương.

Nhận thức: du lịch làm cho mọi người (du khách và người cung ứng sản phẩm) trở nên có ý thức hơn về các vấn đề môi trường và sự khác biệt giữa các quốc gia và nền văn hóa. Điều này có thể thể hiện thái độ và mối quan tâm đối với các vấn đề bền vững không chỉ khi đi du lịch mà trong suốt cuộc sống của mọi người.

Sự phụ thuộc: phần lớn du lịch dựa trên việc du khách tìm cách trải nghiệm môi trường nguyên vẹn và trong lành, các khu vực tự nhiên hấp dẫn, truyền thống lịch sử và văn hóa đích thực, và trân trọng những tình cảm nồng ấm từ nhà cung ứng du lịch tại các điểm đến. Ngành du lịch phụ thuộc vào các thuộc tính này.

2.1.4 Phát triển bền vững du lịch

Theo định nghĩa của UNWTO (1992) đưa ra tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã


hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Theo Butler's (1993) cho rằng PTBV du lịch là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác như Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998).

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996) “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ du lịch trong tương lai”

Nghiên cứu của Tosun (1998) đề xuất PTBV du lịch như là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai.

Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng PTBV du lịch đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau.

Theo Weaver (1998), Du lịch bền vững là hình thức mới của thực hành du lịch liên quan đến công ty nhỏ hoặc doanh nghiệp, nhằm mục đích hỗ trợ cộng đồng, giữ gìn môi trường và bảo vệ văn hóa địa phương. Sự khác biệt chính giữa các hình thức cũ và mới của du lịch là việc thay đổi sự chú trọng về điều tốt đẹp cho khách du lịch sang điều tốt đẹp cho cộng đồng. Tại thời điểm đó, khái niệm này đã gây tranh cãi khá nhiều, và nó đã không nhận được sự thiện cảm trong ngành công nghiệp du lịch, vì họ không hài lòng để đặt bất kỳ giới hạn cho sự tăng trưởng và coi nó là một “ảo tưởng” không liên quan đến thị trường. Du lịch bền vững cũng được coi là “kiêu ngạo, tốn kém, xa hoa và vô ích” (Lane, 2009).


Một số tác giả như Swarbrooke (1999), Hunter (2002) tin rằng “sự phát triển của du lịch phải cung cấp lợi ích kinh tế cho tất cả đối tác (các bên liên quan), miễn là họ không bất lợi ảnh hưởng đến nguồn lực sẵn có cho các thế hệ tương lai”. Weaver (2006) định nghĩa du lịch bền vững như là một hình thức khôn ngoan của việc khai thác để có thể bảo quản lâu dài.

Theo Liu (2003) cho rằng du lịch bền vững là “tất cả các hình thức du lịch mà tương thích với và đóng góp cho PTBV”. Trong bối cảnh của định nghĩa này, phát triển không nhất thiết phải bao hàm tăng trưởng, về cơ bản là một quá trình mà theo đó các mục tiêu cụ thể của xã hội và kinh tế đạt được. Để đạt được các mục tiêu này có thể bao gồm ổn định, tốc độ tăng trưởng, giảm hoặc thậm chí biến mất của sản phẩm hiện có, các công ty hoặc thậm chí cả các ngành công nghiệp.

Machado (2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng PTBV du lịch là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Như vậy có thể xem PTBV du lịch là một nhánh của PTBV đã được Hội nghị của Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển (hay Uỷ ban Brudtlant) xác định năm 1987. Tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự PTBV chung của khu vực.

Theo Luật du lịch (2017): PTBV du lịch là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và môi trường bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm phát triển bền vững du lịch


Khái niệm phát triển bền vững du lịch

Nguồn

Năm

Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du

Tổ chức Du lịch

1992

lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du

thế giới


lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến



việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc



phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022