Tính Bền Vững Trong Phát Triển Du Lịch Dưới Góc Độ Kinh Tế


Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự bền vững dưới góc độ kinh tế. Đối với nhóm chỉ tiêu này, nếu chuyên gia đánh giá điểm số bình quân càng cao hơn mức điểm trung bình 3,0 thể hiện tính bền vững tăng dần. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu như: Doanh thu du lịch; lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng nhanh; tỷ trọng vốn đầu tư trong du lịch; tỷ trọng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch ngày càng tăng nhanh; tỷ lệ thu nhập từ du lịch biển tăng nhanh được đánh giá cao hơn mức trung bình nhiều (điểm giao động từ 4,00 đến 4,33). Điều này thể hiện tính bền vững cao của khía cạnh kinh tế trong phát triển du lịch tại Khánh Hòa. Tuy nhiên, cũng có những chỉ tiêu được chuyên gia đánh giá thấp như: cơ cấu khách thiếu tính đa dạng, chi tiêu chưa cao, tỷ lệ khách quay trở lại còn thấp. Kết quả này tương đồng với những hạn chế đã được chỉ ra trong phân tích thực trạng ở trên sẽ là cơ sở quan trọng cho Khánh Hòa xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển du lịch tỉnh nhà dưới góc độ kinh tế trong thời gian tới.

Bảng 4.11: Tính bền vững trong phát triển du lịch dưới góc độ kinh tế

Nhóm chỉ tiêu dưới góc độ kinh tế

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứtự

Doanh thu du lịch Khánh Hòa tăng nhanh trong thời gian qua

4.33

.479

1

Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng nhanh

4.18

.392

2

Tỷ trọng vốn đầu tư trong du lịch ngày càng tăng

4.03

.305

3

Tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng mới cho du lịch ngày càng tăng

4.00

.354

4

Tỷ lệ thu nhập từ du lịch biển tăng nhanh

4.00

.354

4

Tỷ trọng doanh thu du lịch biển ngày càng lớn trên tổng doanh thu du lịch của tỉnh

3.97

.305

5

Chất lượng việc làm ngành du lịch ngày càng tốt hơn

3.94

.348

6

Mức độ hài lòng của du khách ngày càng tăng lên

3.91

.292

7

Các chính sách quản lý kinh tế trong du lịch ngày càng rò ràng

3.48

.508

8

Số ngày lưu trú bình quân ngày càng tăng

3.39

.609

9

Sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch ngày càng phong phú, đa dạng

3.30

.529

10

Tỷ lệ quay lại của khách du lịch trong và ngoài nước cao

3.21

.600

11

Chi tiêu của du khách ngày càng tăng

3.15

.508

12

Cơ cấu nguồn khách ngày càng đa dạng

2.12

.415

13

Bình quân chung của chỉ tiêu kinh tế

3,64



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

4.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch theo góc độ xã hội

PTBV du lịch không chỉ đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững mà còn phải đảm bảo bền vững về xã hội có nghĩa là phát triển kinh tế phải thúc đẩy tiến bộ,


công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Đánh giá thực trạng PTBV du lịch theo góc độ xã hội, được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá sau:

4.2.2.1. Tỷ lệ việc làm ngành du lịch

Du lịch ngày càng phát triển góp phần giải quyết việc làm cho cộng đồng người dân địa phương, cụ thể giai đoạn vừa qua tỷ lệ việc làm ngành du lịch được thống kê và tính toán như sau:

Bảng 4.12: Tỷ lệ việc làm ngành du lịch giai đoạn 2011-2019

Đvt: người


Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018


2019

Tốc độ TTBQ (%)

Tổng số lượng lao động toàn tỉnh

126.537

126.481

125.414

136.373

150.497

177.675

172.598

163.892

176.782

4,27

Số lượng lao động phục vụ ngành du lịch


12.469


13.855


14.310


16.814


18.408


21.713


21.925


22.570


19.227


5,56

Tỷ lệ việc làm ngành du lịch (%)

9,85

10,95

11,41

12,33

12,23

12,22

12,70

13,77

10,88


Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ du lịch (%)

16,48

15,94

16,14

17,62

19,56

21,22

24,93

29,14

31,47


Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa và tính toán của tác giả

Biểu đồ 4 8 Tỷ lệ việc làm ngành du lịch qua các năm Qua bảng số liệu và 1

Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ việc làm ngành du lịch qua các năm


Qua bảng số liệu và đồ thị biểu thị tỷ lệ việc làm ngành du lịch giai đoạn 2011-2019 ta thấy:

Lao động phục vụ trong ngành du lịch qua các năm tăng với tốc độ tăng bình quân 5,56%, tăng nhanh hơn so với tổng lao động toàn tỉnh với tốc độ tăng bình quân 4,27 %, điều này cho thấy quy mô lao động trong ngành du lịch qua các năm được phát triển về số lượng.

Bên cạnh đó tỷ lệ việc làm trong ngành du lịch tăng nhưng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ du lịch tăng nhanh hơn, đây là điều đáng mừng vì du lịch Khánh Hòa không những phát triển về mặt số lượng mà còn được chú trọng nhiều về mặt chất lượng.

Thời gian qua hoạt động du lịch phát triển, có nhiều đóng góp cho xã hội, số lượng lao động phục vụ cho ngành du lịch đều tăng qua các năm, tỷ lệ thu nhập từ du lịch qua các năm cũng tăng. Điều này cho thấy năng suất lao động của ngành du lịch tương xứng với tốc độ tăng trưởng của lao động du lịch.

4.2.2.2. Chất lượng việc làm ngành du lịch

Khánh Hòa hiện có trên 227 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 48 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 12 chi nhánh, 07 văn phòng đại diện và 160 công ty lữ hành nội địa. Với 28.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó số lượng nhân lực có trình độ đào tạo ở bậc đại học tương đối cao so với cả nước (lữ hành là 44% và lưu trú là 18%)

Thứ nhất, về số người được đào tạo về du lịch chiếm tỷ lệ tương đối cao 52% (trong đó: Đại học, cao đẳng 8%, trung cấp 16%, sơ cấp 28%). Trong tổng số 840 hướng dẫn viên du lịch có 152 hướng dẫn viên có trình độ tiếng Nga, 165 hướng dẫn viên có trình độ tiếng Trung, còn lại chủ yếu là tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, Hàn, Pháp.

Thứ hai, lượng lao động ngành du lịch hiện nay tương đối trẻ, chủ yếu ở độ tuổi dưới 35, đây là lực lượng lao động có trình độ văn hóa từ cao đẳng đến đại học chiếm tỷ lệ cao, đa số sử dụng được ngoại ngữ ở mức giao tiếp cần thiết và có trình độ tin học cơ bản, tiếp thu nhanh kiến thức, có kỹ năng tay nghề tương đối thuần


thục. Đối tượng lao động này thuận lợi cho việc tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật kiến thức để đạt đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề ở bậc cao hơn.

Thứ ba, đang thiếu đội ngủ quản lý cấp cao (chỉ có 650 lao động/643 cơ sở lưu trú) trên địa bàn Khánh Hòa, lao động quan lý có trình độ đúng chuyên ngành du lịch còn thấp (25%).

Như vậy, chất lượng lao động về cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động du lịch, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục đó là:

Với số dự án du lịch tăng nhanh, nhất là khối lưu trú chất lượng cao từ 4-5 sao, đang tạo ra cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng hiện nay chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các trường trên địa bàn tỉnh còn bất cập, những công việc được đánh giá quan trọng trong doanh nghiệp bao gồm: Quản lý cao cấp, Sale/marketing, Lễ tân, Buồng, Bếp, Chăm sóc khách hàng chưa đảm bảo về chất lượng đào tạo so với nhu cầu thực tiễn.

Đội ngũ lao động phục vụ hoạt động du lịch hạn chế về khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, xử lý tình huống, chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện, đầu bếp giỏi và chất lượng nhân viên sale, marketing rất thấp (hầu hết các tập đoàn lớn như: Vinpearl, Mường Thanh, Intercontinetal, Seraton, Havana và các công ty lữ hành lớn hiện phải tổ chức bộ phận chính về sale/marketing ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

Trình độ chuyên môn, chất lượng lao động không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quy mô lớn.

Mặc dù đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, nhưng vẫn phải đào tạo lại để nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc thực tế.

Thông qua phỏng vấn trực tiếp những nhà tuyển dụng trong khối doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có tới 92,3% lao động khi tuyển dụng có trình độ ngoại ngữ không đạt yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp, thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, phải tổ chức đào tạo lại, tỉ lệ này chiếm 84,6%. Hơn nữa, theo kết quả thống kê có trên 80% lao động đang làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ buồng, bàn, bar, phụ


bếp đã học qua nhóm ngành quản trị khách sạn, nhà hàng, nhưng để có việc làm, họ phải học lại chứng chỉ nghiệp vụ về các kỹ năng nêu trên. Thực tế các vấn đề trên cho thấy bất cập trong chất lượng đào tạo, bất cập trong phân ngành và định hướng ngành đào tạo so với yêu cầu thực tiễn.

Mặt khác ngành du lịch Khánh Hòa hiện nay cũng đang đối mặt với áp lực chia sẻ lao động chất lượng cao với một số trọng điểm du lịch trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.

4.2.2.3. Sự an toàn của du khách và duy trì an ninh

Du khách có xu hướng đến những nơi đảm bảo an toàn nhất cho họ, thích đến những đất nước và vùng du lịch có môi trường chính trị ổn định, hòa bình, những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm được bảo vệ tốt, du khách có thể gặp gỡ người dân, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương và tham gia các hoạt động khác một cách thoải mái mà không phải lo sợ điều gì. Đồng thời, họ ít thích đến những nơi có chiến tranh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc, hay có dịch bệnh, thiên tai.

Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng được biết đến là nơi có tình hình chính trị ổn định cao, ít xảy ra các vụ bạo loạn biểu tình, đây là điểm được đánh giá cao trong việc thu hút khách du lịch và tạo cho du khách cảm nhận về một môi trường du lịch trong lành, an toàn và thân thiện.

Theo kết quả khảo sát hài lòng của du khách thì chỉ tiêu sự an toàn của du khách có giá trị trung bình cảm nhận là 3.89 cao hơn so với giá trị trung bình kỳ vọng là 3,8. Điều này thể hiện du khách cảm thấy sự an toàn trong khi đi du lịch tại Khánh Hòa.

Tuy được đánh giá cao như vậy nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hoá - xã hội, Khánh Hòa cũng đang đương đầu với một số khó khăn, thách thức do những biến động của tình hình thế giới, trong nước và khu vực. Trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong nhân dân các vùng có dự án kinh tế ngày càng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, dễ phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự.


Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội nói chung cũng có những diễn biến phức tạp (trung bình trên 650 vụ/năm), trong đó đối với hoạt động du lịch vẫn có tình trạng trộm cắp, cướp giật tài sản của du khách khi tắm biển, tham quan...

Để khắc phục tình trạng này chính quyền địa phương đã chỉ đạo triển khai nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể để giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt quan tâm công tác xây dựng lực lượng đội ngũ công an vững vàng về chính trị, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ, có kiến thức về hội nhập, trình độ ngoại ngữ, tin học nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Riêng đối với ngành du lịch Khánh Hòa đã triển khai các mô hình đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách như thành lập đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ khách du lịch, tổ tự quản an ninh trật tự, trung tâm hỗ trợ du khách.

An ninh trật tự trên địa bàn nói chung và an toàn an ninh cho hoạt động du lịch nói riêng là điều kiện cần thiết để tạo được giá trị cảm nhận về sự yên bình đối với môi trường du lịch, giữ được hình ảnh tốt đẹp trong lòng mỗi du khách khi đến du lịch tại Khánh Hòa, hứa hẹn sự quay trở lại của du khách, tăng thời gian lưu trú, tăng chi tiêu góp phần PTBV du lịch.

4.2.2.4. Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Cộng đồng người dân địa phương cùng tham gia vào hoạt động du lịch thông qua các hình thức trải nghiệm mô hình du lịch Homestay tại Nha Trang, Cam Lâm, các hoạt động trải nghiệm về các làng nghề truyền thống như làng nghề đúc đồng, dệt chiếu cói ở Diên Khánh, nghề gốm ở Vạn Ninh. Thông qua các hình thức này, cộng đồng địa phương đã được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch mang lại, tạo việc làm và tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho chính họ. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch thông qua sự trãi nghiệm thực tế của du khách tạo sự gắn kết với các điểm du lịch tại địa phương, hình thành các tuyến du lịch mới trong tỉnh.


Chính quyền địa phương và người dân ngày càng có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhiều địa phương đã chủ động vận động và kêu gọi người dân đóng góp một phần nhỏ kinh phí để trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn, khôi phục và lưu giữ lễ hội truyền thống, phát huy giá trị di sản văn hóa trong việc tuyên truyền giáo dục văn hóa, lịch sử tại địa phương. Thực tế tại một số trường học đã tổ chức cho các em học sinh tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa để nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm về việc bảo tồn gìn giữ văn hóa truyền thống cho học sinh.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do đó kết quả hoạt động của ngành sẽ có tác động đáng kể đến nhiều ngành kinh tế khác. Vì vậy, cần phải xác định việc xây dựng môi trường, nâng cao hiệu quả du lịch là nhiệm vụ chung của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương. Cộng đồng trách nhiệm vì một ngành du lịch Khánh Hòa PTBV bởi hiệu quả mang lại từ hoạt động du lịch có giá trị ảnh hưởng trực tiếp đến từng người dân địa phương, nhà đầu tư và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

4.2.2.5 Mức độ bảo tồn các di sản và duy trì các vật thể văn hóa, đa dạng sinh học

Những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh được thực hiện tương đối tốt, nỗ lực lớn trong việc xây dựng các hồ sơ xếp hạng các di tích, danh thắng. Các di tích cấp quốc gia hầu hết được trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị. Tổ chức các lễ hội lớn gắn với các di tích như lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội Am Chúa. Phối hợp với địa phương tổ chức các hội thi tìm hiểu di sản văn hóa, nhiều bài viết được đăng báo, tạp chí, góp phần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về di sản văn hóa của xứ Trầm Hương.

Hàng năm, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh đã tư vấn về chuyên môn và hỗ trợ kinh phí để tôn tạo các di tích có nguy cơ bị xuống cấp, hỗ trợ kinh phí tổ chức các lễ hội truyền thống nhằm góp phần giới thiệu và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh. Tiếp tục lập hồ sơ công nhận các di tích có giá trị, trùng tu các di tích có nguy cơ xuống cấp bằng nguồn kinh phí tham quan di tích Tháp Bà Ponagar và danh


thắng Hòn Chồng. Với 30 di tích được trùng tu, sửa chữa với tổng chi phí dự kiến hơn 23,9 tỷ đồng, trong đó hơn 13 tỷ đồng là kinh phí hỗ trợ từ nguồn phí tham quan, số còn lại là sự đóng góp của các địa phương. Cụ thể, trong năm 2016 có 03 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp, đã được hỗ trợ kinh phí trùng tu với số tiền là 503 triệu đồng. Kinh phí cấp cho việc trùng tu, sửa chữa các di tích xuống cấp đã được quan tâm và thực hiện từ nhiều năm nay, tuy nhiên kinh phí hỗ trợ cho mỗi di tích còn tương đối thấp, chưa thể đáp ứng tốt đối nhu cầu trùng tu, tôn tạo cho các di tích, di sản đang xuống cấp.

Đến nay, Khánh Hòa đã làm tốt công tác bảo tồn di tích, di sản văn hóa, tuy nhiên việc phát huy giá trị di sản văn hóa để phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế, hiện chỉ có một số ít di tích, thắng cảnh như: Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, chùa Long Sơn, nhà thờ Núi, phát huy được giá trị trong việc phục vụ hoạt động du lịch, số còn lại vẫn đang ở dạng tiềm năng. Thành cổ Diên Khánh mặc dù có giá trị lịch sử văn hóa, đã được trùng tu tôn tạo nhưng lượng khách tham quan du lịch còn đơn lẻ. Văn miếu Diên Khánh, lăng Bà Vú (Ninh Hòa), đền thờ Trần Quý Cáp có ý nghĩa lịch sử văn hóa, giáo dục nhưng chỉ được giới nghiên cứu biết đến, chưa được khai thác nhiều về du lịch do thiếu sự kết hợp các yếu tố như giao thông, cảnh quan môi trường thiên nhiên, sản phẩm du lịch bổ trợ tạo điều kiện thuận lợi thu hút du khách.

Bởi thế mạnh du lịch biển đảo của Khánh Hòa quá lớn nên các đơn vị làm du lịch tập trung khai thác du lịch biển đảo, chưa quan tâm nhiều đến du lịch văn hóa lịch sử mặc dù thực tế có nhiều di tích lịch sử không chỉ có ý nghĩa về lịch sử cách mạng mà còn có cả vẻ đẹp sinh thái, đủ điều kiện để phát triển du lịch như: Chiến khu Đồng Bò, Đá Bàn, Hòn Hèo do vậy cần phải có những chính sách, chiến lược để xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với lịch sử văn hóa địa phương nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của du khách, tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất triển khai xây dựng các khu du lịch,

đặc biệt là xây dựng lấn biển, nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm như san hô, thảm cỏ biển ở vùng ven biển và khu bảo tồn thiên nhiên bị thay đổi hoặc bị suy giảm do chất lượng nước bị ô nhiễm. Hoạt động mở rộng sân golf phục vụ nhu

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí