Kết Quả Tính Toán Hệ Số Hồi Quy Của Các Biến Trong Mô Hình Variables In The Equation


(4) Tính toán và kiểm định các hệ số hồi quy

Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát với biến phụ thuộc, ta đi xác định giá trị các hệ số hồi quy của các biến. Kết quả cho trong bảng 3.17 dưới đây.

Bảng 3.10: Kết quả tính toán hệ số hồi quy của các biến trong mô hình Variables in the Equation


B

S.E.

Wald

df

Sig.

Exp(B)

Step

1a

Tuoi

-.157

.140

1.251

1

.263

.855

Gioitinh

-.198

.628

.099

1

.753

.821


Hocvan

.352

.174

4.073

1

.044

1.422


Honnhan

-.501

.763

.430

1

.512

.606


Kinhnghiem

1.128

.375

9.035

1

.003

3.088


Thamgiatochuc

1.593

.632

6.363

1

.012

4.919


Linhvucsx

-.236

.709

.110

1

.740

.790


Quadaotao

1.588

.665

5.700

1

.017

4.894


TSthechap

2.160

.702

9.470

1

.002

8.673


Hằng số

-4.861

3.421

2.019

1

.155

.008

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 10


Qua bảng kết quả trên cho thấy, các biến: Trình độ học vấn cùa thanh niên (Hocvan); Kinh nghiệm trong khởi nghiệp (Kinhnghiem); Tham gia tổ chức đoàn thể địa phương (Thamgiatochuc); Đã qua đào tạo trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (Quadaotao), Có tài sản thế chấp để vay vốn (TSthechap), là các biến mức ý nghĩa (Sig. < 0,05) hay nói cách khác, các biến này có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là chắc chắn xét về mặt thống kê.


Ta viết lại hàm hồi quy của nghiên cứu này như sau:

Y = 0 + 0,352.Hocvan + 1,128.Kinh nghiem + 1,593.Thamgiatochuc

+ 1,588.Quadaotao +2,16.TSthechap

3.4.2 Thảo luận kết quả hồi quy Binary logistic

Để phân tích ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc qua hệ số hồi quy riêng của từng biến, sử dụng kết quả của cột hệ số hồi quy (B) và cột (Exp(B)) = e), hình thành kịch bản xác suất thay đổi khi xác suất ban đầu lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%.

Đặt P0: Xác suất ban đầu của việc tiếp cận nguồn lực tài chính

P1: Xác suất thay đổi của việc tiếp cận nguồn lực tài chính, P1 được tính theo công thức sau:

Po * eβ

P1 [23]

1 Po * (1- eβ )

Bảng 3.11: Mô phỏng xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính



TT


Biến số


B


Exp(B)

Mô phỏng xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu là:

ĐVT: %

10

20

30

40

50

1

Hocvan

0,352

1,422

18,44

36,88

55,32

73,76

92,20

2

Kinhnghiem

1,128

3,088

51,76

103,52

155,28

207,04

258,80

3

Thamgiatochuc

1,593

4,919

88,38

176,76

265,14

353,52

441,90

4

Quadaotao

1,588

4,894

87,88

175,76

263,64

351,52

439,40

5

TSthechap

2,16

8,673

163,46

326,92

490,38

653,84

817,30


Giải thích:

Biến hocvan: Nếu xác suất ban đầu của việc tiếp cận nguồn lực tài chính là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu một thanh niên có trình độ


học vấn tăng lên 1 lớp thì xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính sẽ tăng lên 18,44% (tức là tăng lên 8,44% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 20%, thì xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên là 36,88%. Tương tự, lần lượt là 55,32%, 73,76%, 92,2% khi xác suất ban đầu là 30%, 40% và 50%.

Biến kinhnghiem: Nếu xác suất ban đầu của việc tiếp cận nguồn lực tài chính là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu một thanh niên có số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mình khởi nghiệp tăng lên 1 năm thì xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính sẽ tăng lên 51,76% (tức là tăng lên 41,76% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 20%, thì xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên là 103,52%. Tương tự, lần lượt là 155,25%, 207,04%, 258,8% khi xác suất ban đầu là 30%, 40% và 50%.

Biến Thamgiatochuc: Nếu xác suất ban đầu của việc tiếp cận nguồn lực tài chính là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu thanh niên được đào tạo, học nghề trong lĩnh vực mình khởi nghiệp tăng lên 1 người thì xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính sẽ tăng lên 88,38% (tức là tăng lên 78,38% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 20%, thì xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên là 176,76%. Tương tự, lần lượt là 265,14%, 353,52%, 441,90% khi xác suất ban đầu là 30%, 40% và 50%.

Biến Quadaotao: Nếu xác suất ban đầu của việc tiếp cận nguồn lực tài chính là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu thanh niên tham gia hoạt động đoàn thể chính trị - xã hội địa phương tăng lên 1 người thì xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính sẽ tăng lên 87,88% (tức là tăng lên 77,88% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 20%, thì xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên là 176,76%. Tương tự, lần lượt là 263,64%, 351,52%, 439,40% khi xác suất ban đầu là 30%, 40% và 50%.

Biến Tsthechap: Nếu xác suất ban đầu của việc tiếp cận nguồn lực tài chính là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu thanh niên có tài sản thế chấp khi vay vốn tăng lên 1 người thì xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính


sẽ tăng lên 163,46% (tức là tăng lên 153,46% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 20%, thì xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên là 326,92%. Tương tự, lần lượt là 490,38%, 653,84%, 817,3% khi xác suất ban đầu là 30%, 40% và 50%.

3.4.3. Thứ tự tầm quan trọng của các biến trong mô hình


Bảng 3.12: Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình



Biến độc lập


Giá trị Beta


Giá trị cột EXP (B)

Giá trị cột EXP (B)

điều chỉnh

Thứ tự tầm quan trọng của biến

Hocvan

0,352

1,422

1,422

5

Kinhnghiem

1,128

3,088

3,088

4

Thamgiatochuc

1,593

4,919

4,919

2

Quadaotao

1,588

4,894

4,894

3

TSthechap

2,16

8,673

8,673

1


Kết luận: Trong các nhân tố ảnh hướng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu, căn cứ vào bảng 3.19, ta xác định được tầm quan trọng của các nhân tố như sau:

Quan trọng thứ 1: Tài sản thế chấp khi vay vốn

Quan trọng thứ 2: Tham gia tổ chức đoàn thể địa phương Quan trọng thứ 3: Được đào tạo trong lĩnh vực khởi nghiệp Quan trọng thứ 4: Kinh nghiệm khởi nghiệp

Quan trọng thứ 5: Trình độ học vấn của thanh niên


3.5. Đánh giá chung việc tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp

3.5.1. Những thành công


Sau thời gian triển khai thực hiện, Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu bước đầu đã được những kết quả tích cực, đa số thanh niên có nhu cầu tiếp cận tài chính để phục vụ cho nhu cầu khởi nghiệp của mình đều đã tiếp cận được nguồn tài chính cần thiết.

Việc tiếp cận được nguồn lực tài chính, đã giúp thanh niên đẩy nhanh tiến độ khởi nghiệp của mình thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh do mình làm chủ, góp phần phát triển kinh tế bản thân để đóng góp cho cộng đồng xã hội.

3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân


3.5.2.1. Hạn chế


Hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là chủ trương đúng đắn, nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, lập thân lập nghiệp trong thanh niên, khơi dậy trong thanh niên tinh thần vượt khó, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, phần nào chi phối đến việc tiếp cận của thanh niên. Đó là:

Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên còn hạn chế: từ nguồn quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đến chương trình vay vốn giải quyết việc làm sản xuất, kinh doanh vẫn còn thấp, số tiền cụ thể được tiếp cận của thanh niên còn quá thấp so với nhu cầu thực tế.

Việc tiếp cận tài chính thông qua việc vay vốn ngân hàng chưa cao. Do đa phần thanh niên đang sống chung với cha mẹ, nên không có tài sản thế


chấp khi đi vay ngân hàng, vay hình thức tín chấp thì gia đình trước đó cũng đã có thành viên vay. Nên tỷ lệ thanh niên được vay vốn khá thấp (khoảng 10% số hộ vay và số tiền cho vay từ ngân hàng).

Các chính sách tài chính cho thanh niên khởi nghiệp chưa triển khai cụ thể đến thanh niên, việc tiếp cận còn nhiều khó khăn do chưa nắm rò chính sách và thông tin tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh.

Thủ tục vay vốn (từ các ngân hàng), mượn vốn (từ quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp) để khởi nghiệp còn rườm rà, chi phí đi lại nhiều lần ảnh hưởng đến việc tiếp cận các chương trình tài chính cho thanh niên khởi nghiệp.

3.5.2.2. Nguyên nhân


Nguồn vốn cho vay hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp chủ yếu dựa vào vốn của Trung ương là chủ yếu, chưa khai thác hết nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương; Nguồn quỹ không tính lãi chủ yếu là vận động từ bên ngoài, số tiền thực tế còn quá thấp, hỗ trợ không đáng kể cho thanh niên có nhu cầu.

Do nguồn vốn, nguồn quỹ còn hạn chế nên mức hỗ trợ cho vay, cho mượn cho một dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn thấp, tuy hàng năm bình quân cho vay số tiền/hộ có nâng lên nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của thanh niên vay vay, điều này đã tác động làm hạn chế chất lượng tín dụng.

Mặc dù có chính sách từ Trung ương nhưng việc triển khai của địa phương (từ Tỉnh đến huyện) còn rất chậm. Từ việc ban hành các nội dung hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đến việc chương trình cho vay hỗ trợ, mượn vốn để khởi nghiệp, rót vốn các dự án sản xuất, kinh doanh có tính khả thi cao. Do đó, việc tiếp cận, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp không có nhiều đổi mới.

Do yêu cầu thẩm định tính khả thi của dự án, nên thời gian tiếp nhận hồ sơ của thanh niên và thời gian trao vốn còn dài, mất nhiều thời gian.


3.6. Các giải pháp đề xuất việc tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu

3.6.1. Phương hướng nâng cao hoạt động hỗ trợ tài chính cho thanh niên khởi nghiệp

Trong thời gian qua, hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện được quan tâm thực hiện. Huyện đã triển khai nhiều chính sách, dự án bằng các giải pháp đồng bộ để giúp cho thanh niên có mong muốn khởi nghiệp mạnh dạn đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, hoạt động hỗ trợ về tài chính được cấp ủy, chính quyền quan tâm, chỉ đạo ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện.

Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy hoạt động hỗ trợ các giải pháp tài chính cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua còn chưa cao, số thanh niên có nhu cầu về vốn còn chưa tiếp cận đầy đủ.

Vì vậy, để tăng cường chất lượng hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2022. Tỉnh đoàn Tây Ninh cũng đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở cần có sự chủ động trong công tác phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều ngành, các tổ chức, cá nhân để tạo môi trường, cơ chế thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của thanh niên.

Song song đó Thanh niên đang trong quá trình khởi nghiệp cần chủ động, tăng cường tiếp cận với các tiến bộ mới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; tích cực tham gia các lớp tập huấn khởi nghiệp, kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh, để kết quả sản xuất đạt chất lượng, hiệu quả tốt, năng suất cao, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ việc chủ động sản xuất có hiệu quả, để các tổ chức tín dụng thấy được hiệu quả kinh tế thì các tổ chức tín dụng mới có niềm tin mà thông thoáng trong việc cho vay.


Thường xuyên cập nhật kiến thức, nắm bắt thông tin vào thị trường, công nghệ và đặc biệt là các nguồn tài chính phục vụ sản suất, kinh doanh. Trong đó:

- Đối với thanh niên nông thôn: tập trung vào các nguồn vốn giải quyết việc làm của chính phủ do Trung ương Đoàn quản lý, nguồn vốn từ NH CSXH và mô hình tài chính vi mô phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo; các nguồn vốn khác huy động từ doanh nghiệp.

- Đối với sinh viên: chủ yếu là các nguồn vốn khởi nghiệp từ Quỹ Thanh niên khởi nghiệp của Trung ương Đoàn, các tỉnh, thành Đoàn và các doanh nghiệp thành đạt, các quĩ đầu tư mạo hiểm…

- Đối với doanh nhân trẻ: nguồn vốn từ NH, quĩ đầu tư mạo hiểm và liên kết với các doanh nhân thành đạt, các tổ chức quốc tế.

3.6.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Từ những phân tích và tính toán trên cho thấy, để nâng cao việc tiếp cận các giải pháp tài chính cho thanh niên khởi nghiệp, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tích lũy tài sản có giá trị phục vụ vay vốn thế chấp: Trong điều kiện nguồn quỹ hỗ trợ cho hoạt động thanh niên khởi nghiệp chưa nhiều như hiện nay. Để tiếp cận các nguồn lực tài chính từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp của mình thì hoạt động vay vốn từ ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh viêc vay, mượn theo hình thức tín chấp với sô tiền tương đối thấp, để có tiếp cận nguồn vốn từ các Ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân nhanh, kịp thời, đủ nhu cầu khởi nghiệp đòi hỏi thanh niên khởi nghiệp phải có tài sản thế chấp khi vay vốn Ngân hàng.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí