đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội.
MBTPCMT là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kì hình thức nào như mua để bán lại, vận chuyển ma túy để bán cho người khác, tàng trữ ma túy để bán dần, dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hoặc dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy, xin chất ma túy rồi mang bán lại cho người khác. Căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 3. 3, Mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP xác định hành vi khách quan của tội Mua bán trái phép chất ma tuý có 3 nhóm hành vi chính, đó là:
Nhóm hành vi “Bán” trái phép chất ma tuý (gồm các điểm a, b, c, e, g mục 3. 3, phần II, Thông tư 17): Hành vi này có thể là mua, xin, trộm cắp, cướp giật, chiếm đoạt, nhặt được nhưng đều nhằm mục đích để bán. Tóm lại, không cần xét đến nguồn gốc ma tuý do đâu mà có, chỉ cần có hành vi bán trái phép chất ma tuý cho người khác là đã cấu thành tội này. Kể cả hành vi bán hộ ma tuý thì cũng thuộc nhóm hành vi “bán” trái phép chất ma tuý.
Nhóm hành vi “Trao đổi” trái phép chất ma tuý (gồm các điểm d, đ mục
3. 3): Việc trao đổi chất ma tuý này có thể là đổi ma tuý để lấy tài sản của người nhận ma tuý (việc trao đổi có thể ngang giá hoặc không ngang giá), hoặc có thể là dùng ma tuý để thanh toán khoản nợ, trừ nợ. Trường hợp này cũng không cần xét đến nguồn gốc ma tuý.
Nhóm hành vi “Hỗ trợ” việc bán, trao đổi trái phép chất ma tuý (phần cuối mục 3. 3): Đây là các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức cho hành vi bán, trao đổi chất ma tuý - gọi chung là trường hợp đồng phạm với hành vi bán, trao đổi ma tuý. Điểm cần lưu ý trong dấu hiệu khách quan của tội MBTPCMT là: Tất cả các hành vi bán, trao đổi chất ma túy nêu trên, phải có tính “trái phép”. Tính “trái phép” ở đây là trái với pháp luật, trái với những quy định do Nhà nước ban hành. Bởi ma túy cũng là chất hóa học được áp dụng trong khoa học, nghiên cứu và y học, nên một số các cơ quan có thẩm quyền được phép mua bán phục vụ công tác chuyên môn (Ví dụ: Các Tổng
công ty dược phẩm Trung ương được mua chất ma túy về để sản xuất thành thuốc tân dược; Hay Viện khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an được mua chất ma túy về để làm thí nghiệm. . . ). Việc mua bán chất ma túy của các cơ quan có thẩm quyền này tuy hành vi cũng giống với hành vi khách quan của tội MBTPCMT, nhưng lại là hành vi hợp pháp, nên không phải là hành vi của tội MBTPCMT.
Đây cũng là điểm khác giữa tội MBTPCMT với Tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 249; với Tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250; và với Tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252.
- Mặt chủ quan của tội phạm MBTPCMT.
Trong mặt chủ quan của tội phạm MBTPCMT, lỗi là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội phạm và TNHS. Các hành vi phạm tội trong tội MBTPCMT tại Điều 251 BLHS 2015 được thể hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người thực hiện hành vi MBTPCMT nhận thức rò hành vi của mình bị pháp luật cấm, tuy thấy trước được tác hại của hành vi MBTPCMT gây ra cho xã hội, có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn xử sự khác, phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng họ vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy. Đối tội MBTPCMT này không có trường hợp nào phạm tội do cố ý gián tiếp.
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 1
- Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 2
- Nội Dung Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy
- Tình Hình, Đặc Điểm Có Liên Quan Đến Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Trên Địa Bàn Thành Phố Tây Ninh, Tỉnh Tây
- Tình Hình Xét Xử Vụ Án Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy So Với Các Vụ Án Về Ma Túy Được Xét Xử Trên Địa Bàn Thành Phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh Giai
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Trong dấu hiệu chủ quan của loại tội MBTPCMT, mục đích phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng lại là dấu hiệu quyết định đến việc định tội danh. Trên thực tế, các nhà làm luật cũng dựa trên cơ sở dấu hiệu “mục đích” của người phạm tội để xây dựng văn bản hướng dẫn giải quyết tội MBTPCMT này (Thông tư 17). Đây là một quy định rất khoa học, hợp lý, giải quyết được sự bế tắc trong thực tiễn và đã được kiểm nghiệm tính hợp lý của nó qua việc giải quyết hàng nghìn vụ án MBTPCMT của các cơ quan tố tụng. Ví dụ: Cùng là một hành vi mua ma túy về, nhưng nếu mục đích của người mua là để sử dụng thì hành vi đó sẽ cấu thành tội Tàng trữ trái phép
chất ma túy (nếu đủ khối lượng quy định); Còn nếu mục đích là để bán thì hành vi đó sẽ cấu thành tội MBTPCMT. . . Ngoài ra, trong dấu hiệu chủ quan của tội MBTPCMT, cần lưu ý vấn đề sau:
Trong trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng bằng cách nào đó khiến người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này. Cụ thể:
Nếu đối tượng biết là ma túy giả, nhưng vẫn cố tình mang đi bán để kiếm lời thì không khởi tố về tội MBTPCMT mà khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy cho thấy, không phải hành vi mua bán “ma túy” nào cũng bị xử lý về tội MBTPCMT mà còn tùy thuộc vào kết quả giám định xem chất đó có phải là ma túy không và phụ thuộc ý thức chủ quan của người 30 thực hiện hành vi đó như thế nào, lúc đó mới quyết định được tội danh của người phạm tội. Nói cách khác, khi gặp trường hợp giám định chất không phải là ma túy, thì ý thức chủ quan của người phạm tội sẽ là vấn đề quyết định đến tội danh của người đó là tội gì.
- Chủ thể của tội phạm MBTPCMT.
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì “chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định là tội phạm trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định do luật quy định và trong một số trường hợp khác có dấu hiệu đặc biệt được chỉ ra trong điều luật tương ứng” [46, tr. 180].
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai đạt đổ tuổi theo luật định, có năng lực TNHS. Tại khoản 1, Điều 251 BLHS 2015 đều quy định mức hình phạt từ hai
năm đến bảy năm tù là thuộc loại tội nghiêm trọng. Theo quy định tại điều 12 BLHS 2015 thì:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,
249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
này” [32].
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về các hành vi phạm tội khoản 1 Điều 251 BLHS 2015, nhưng phải chịu TNHS về các hành vi phạm tội theo các khung tăng nặng từ khoản 2 trở lên quy định tại các điều 251 BLHS 2015. Trừ trường hợp “phạm tội nhiều lần” điểm b khoản 2 Điều 194 tương ứng với điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS 2015, theo hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến 31 dưới 16 tuổi thực hiện hành vi MBTPCMT từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định được tổng trọng lượng chất ma túy của tất cả các lần đó đến mức tối thiểu quy định tại điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 BLHS thì họ không phải chịu TNHS về tội MBTPCMT”.
Về năng lực TNHS: Người có năng lực TNHS là người từ đủ tuổi chịu TNHS và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS 2015: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” [32].
Như vậy về chủ thể của tội phạm MBTPCMT là người có năng lực trách
nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên phạm vào Điều 251 BLHS 2015, từ 14 tuổi trở lên phạm vào khoản 2,3,4 Điều 251 BLHS 2015 (trừ trường hợp điểm b Khoản 2 Điều 194 tương ứng điểm b Khoản 2 Điều 251 BLHS 2015 theo hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS).
1.2. Lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy
ADPL là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể [40, tr. 469]. ADPL hình sự diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự bắt đầu ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
Tội MBTPCMT là một loại tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Khi có hành vi MBTPCMT diễn ra trong thực tế, các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền (các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng) có trách nhiệm xác minh làm rò hành vi, thu thập các tài liệu, chứng cứ và thực hiện việc so sánh, đối chiếu hành vi với các quy định của pháp luật hình sự có liên quan để lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Bản chất của việc ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động của cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm cá biệt hóa các quy định của BLHS, pháp luật hình sự vào hành vi MBTPCMT, vào tội MBTPCMT.
Từ đây có thể khái niệm ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT như sau: ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm cá biệt hóa những quy định của pháp luật hình sự vào tội MBTPCMT để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt các QHPL HS và TTHS trong quá trình giải quyết VAHS về tội MBTPCMT .
1.2.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy
Một là, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực nhà nước.
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, mà cụ thể là TA, VKS, CQĐT. Đây là các cơ quan Tố tụng hình sự thực hiện ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT xuyên suốt quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT thể hiện tính hiện mệnh lệnh quyền uy của Nhà nước đối với các chủ thể bị áp dụng, buộc các chủ thể đó phải phục tùng.
Ngoài ra, đặc điểm này còn được thể hiện ở chỗ ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan Tố tụng hình sự. Tức là không tồn tại sự thỏa thuận giữa TA, VKS, CQĐT với bị can, bị cáo và không bị ảnh hưởng bởi ý chí của chủ thể bị ADPL. Suy cho cùng, TA, VKS, CQĐT tra họ không nhân danh họ mà họ đang nhân danh Nhà nước, đại diện cho ý chí của Nhà nước cho tính tối cao của quyền lực nhà nước. Và ý chí của Nhà nước được thể hiện rất rò trong các văn bản quy phạm pháp luật. Họ đang thực hiện chức trách chuyển hóa các quy định của pháp
luật hình sự để giải quyết vụ án một cách khách quan nhất.
Hai là, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động được tiến hành theo những hình thức và thủ tục được PLHS quy định rất rò ràng và chặt chẽ.
ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng không thể áp dụng một cách tùy tiện. ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án MBTPCMT, bắt đầu ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm MBTPCMT, kiến nghị khởi tố, xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án MBTPCMT. Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát thực hiện. Sang đến giai đoạn xét xử vụ án MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do VKS, TA thực hiện.
Toàn bộ quá trình này phải dựa trên một quy trình rất rò ràng, chặt chẽ từ giai đoạn điều tra, khởi tố cho đến xét xử, tức là phải cơ sở, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng. Tất cả các quy trình, thủ tục được cụ thể hóa trong Bộ luật TTHS. Và điều này đồng nghĩa với việc ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT không phải một hoạt động tùy tiện mà phải theo quy trình chặt chẽ.
Ba là, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với quan hệ pháp luật hình sự.
Nếu như việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực và có hiệu lực gần như phổ biến cho mọi chủ thể thì đối tượng của ADPL là sự điều chỉnh cá biệt, cụ thể cho quan hệ xã hội khi có sự kiện phạm tội. Bằng hoạt động ADPL hình sự, những quy định về pháp luật hình sự được cá biệt hóa, cụ thể hóa vào đời sống của xã
hội.
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động ADPL hình sự đối
với một loại tội phạm cụ thể được quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015. Để ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT thì các chủ thể có thẩm quyền ADPL phải đối chiếu, so sánh và đưa ra kết luận về việc có hay không có sự phù hợp giữa các dấu hiệu khác nhau của hành vi MBTPCMT xảy ra trong thực tế với quy phạm pháp luật quy định về tội MBTPCMT trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, cũng như các quy định pháp luật hình sự khác có liên quan. Từ đó cá biệt hóa những quy định của pháp luật hình sự vào tội MBTPCMT để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự có liên quan đến tội MBTPCMT.
Bốn là, áp dụng pháp luật hình sự phụ thuộc chặt chẽ vào chứng cứ và đòi hỏi tính sáng tạo.
Khi nói đến ADPL là nói đến đặc điểm cá biệt cụ thể và ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT cũng không ngoại lệ đặc điểm này. Trước hết, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT gắn liền với hoạt động chứng minh tội phạm và người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong đó đề xác định có hành vi MBTPCMT xảy ra trên thực tế hay không; tính chất, mức độ, hậu quả như thế nào; phương thúc thủ đoạn ra sao; chủ thể của tội phạm là ai… để làm cơ sở cho việc ADPL hình sự đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải dựa trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, các tài liệu, chứng cứ đó phải được kiểm tra, thẩm định bảo đảm tính chính xác. Tiếp đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, khách quan các tình tiết của vụ án, các chứng cứ và làm sáng tỏ cấu thành tội phạm để lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, ra văn bản ADPL và tổ chức thi hành văn bản đó.
Khi mà các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự có liên quan tới tội MBTPCMT nói riêng mang tính chất khái quát cao trong khi