Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm - 1

ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ HOM VÀ CHẾ ĐỘ CHE PHỦ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG

CÂY GIỐNG HỒ TIÊU (Piper nigrum L.) GIÂM BẰNG DÂYLƯƠN TRONG ĐIỀU KIỆN VƯỜN ƯƠM


Tác giả


TRƯƠNG XUÂN VINH


Đề cương được đệ trình nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Khoá luận tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học


Giáo viên hướng dẫn: TS. VÕ THÁI DÂN KS. TRẦN VĂN BÌNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 33 trang tài liệu này.


MỤC LỤC

Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm - 1

MỤC LỤC i

DANG SÁCH BẢNG iii

DANH SÁCH HÌNH iv

GIỚI THIỆU 1

Đăt vấn đề 1

Mục tiêu 2

Yêu cầu 2

Giới hạn đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố cây hồ tiêu 3

1.1.1 Nguồn gốc cây hồ tiêu 3

1.1.2 Phân loại cây hồ tiêu 3

1.1.3 Phân bố cây hồ tiêu 4

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới và Việt Nam 5

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới 5

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam 5

1.3 Đặc điểm hình thái cây hồ tiêu 6

1.4 Giống và kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu 8

1.4.1 Giống hồ tiêu 8

1.4.2 Tiêu chuẩn cây hồ tiêu giống 9

1.4.3 Nhân giống hữu tính cây hồ tiêu 9

1.4.4 Nhân giống vô tính cây hồ tiêu 9

1.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng quy cách hom trong nhân giống hồ tiêu 12

1.6 Vai trò chế độ che phủ giữ ẩm trong nhân giống vô tính 13

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Nội dung nghiên cứu 15

2.2Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm 15

2.3 Vật liệu nghiên cứu 16

2.3.1 Giống hồ tiêu 16

2.3.2 Vật liệu phối trộn giá thể 16

2.3.3 Vật liệu nghiên cứu 16

2.4 Phương pháp nghiên cứu 17

2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm 17

2.4.2 Quy mô thí nghiệm 18

2.5 Chuẩn bị vườn ươm 18

2.6 Các chỉ tiêu theo dõi số liệu 19

2.7 Kỹ thuật chăm sóc hom tiêu sau giâm (theo 10 TCN 559-2002 - Bộ NN&PTNT, 2002) 21

2.8 Phương pháp xử lý số liệu 22

DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 23

Dự kiến kết quả đạt được 23

Dự kiến tiến độ thực hiện 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................Error! Bookmark not defined.

DANG SÁCH BẢNG


Bảng trang

Bảng 1.1 Tình hình phát triển cây hồ tiêu Việt Nam (từ năm 2006-2013) 6

Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết của Thành Phố Hồ Chí Minh 14

DANH SÁCH HÌNH

Hình trang

Hình 2.1 sơ đồ bố trí thí nghiệm 16

Hình 2.2 cách đặt hom tiêu vào bầu 17


GIỚI THIỆU


Đăt vấn đề


Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Piperaceae, được mệnh danh là vua của các loại gia vị. Hạt tiêu có vị cay, có mùi thơm là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Bên cạnh vị trí quan trọng của tiêu trong ẩm thực Việt Nam, các quốc gia khác, tiêu còn được dùng để là dược liệu, là chất trừ côn trùng và một số công dụng khác.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu. Hiện nay diện tích cây hồ tiêu trong cả nước có khoảng 50.998 ha, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên còn lại phần ít tập trung ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tâp Nam Bộ.

Để xây dựng ngành sản xuất hồ tiêu bề vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, có rất nhiều việc phải làm như quy hoạch từng vùng trồng hồ tiêu cụ thể, giống, kỹ thuật canh tác, chính sách, thị trường. Trong đó, về mặt kỹ thuật nông nghiệp, khâu giống là một biệt phát kỹ thuật được đánh giá là hiệu quả và rẻ tiền nhất. Bên cạnh việc chọn giống thích hợp, kỹ thuật nhân giống hợp lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của vườn tiêu kinh doanh sau này. Cây hồ tiêu con khỏe mạnh, giá thành thấp là cơ sở để xây dựng và phát triển vườn hồ tiêu kinh doanh khỏe mạnh, ổn định và bền vững, cho hiệu quả kính tế cao.

Do giá hồ tiêu hiện nay tăng cao, kích thích sản xuất phát triển nên bà con mở rộng diện tích trồng mới khá mạnh nên nhu cầu cây giống rất cao. Để đáp ứng nhu cầu cây con về số lượng và chất lượng của bà con, thì phải có lượng lớn hom giống khỏe mạnh, khả năng sinh trưởng tốt, đồng thời phải có kỹ thuật nhân giống để cây ra rể nhanh, phát triển mạnh biện pháp nhân giống trong vườn ươm là một giải pháp để cung cấp cây con khỏe mạnh và giá thành rẻ. Trong quá trình giâm hom tiêu yếu tố ẩm

độ, ánh sáng và kiểu hom phù hợp rất quan trọng giúp tiêu nhanh ra rể và tỷ lệ sống cao.

Xuất phát từ thực tế, đề tài ”Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm” được thực hiện.

Mục tiêu


Xác định được vị trí hom và các chế độ che phủ thích hợp trong nhân giống hồ tiêu bằng phương pháp giâm hom trong vườn ươm bằng dây lươn.

Yêu cầu


Ghi nhận và đánh giá khả năng ra rể, nảy chồi, sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn giống cây hồ tiêu giâm từ dây lươn giai đoạn vườn ươm theo vị trí hom và việc sử dụng bạt che phủ.


Giới hạn đề tài


Đề tài thực hiện trên giống Vĩnh Linh.


Đề tài thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố cây hồ tiêu


1.1.1 Nguồn gốc cây hồ tiêu


Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) có nguồn gốc từ bang Tây Ghats và Assam (Ấn Độ), được người Hindu mang tới Java (Indonesia) vào khoảng 600 năm trước công nguyên. Tuy nhiên theo Chevalier (1925), cây hồ tiêu chắc chắn là cây bản địa ở Đông Dương, người ta đã tìm thấy cây hồ tiêu hoang dại ở vùng núi Ba Vì, miền Bắc Việt Nam. Ở Campuchia, người Stiêng đôi khi cũng thu hoạch tiêu trong rừng.

Kerala, Karnataka và Tamil Nadu là những bang trồng tiêu chính ở Ấn Độ. Trong đó, 90% sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ đến từ bang Kerala. Những giống hiện đang trồng có lẽ có nguồn gốc từ những loài hoang dại thông qua quá trình thuần hóa và chọn lọc; trên 100 giống được phát hiện ở Ấn Độ, hầu hết đến từ Kerala, kế đến là Karnataka.


1.1.2 Phân loại cây hồ tiêu


Cây hồ tiêu, Piper nigrum L., thuộc lớp Magnoliophyta, bộ Piperales, họ Piperaceae, chi Piper. Chi tiêu Piper là chi quan trọng về kinh tế và sinh thái học trong họ tiêu Piperaceae, bao gồm khoảng 1.000 – 2.000 loài cây thân bụi, thân thảo và cây dây leo. Sự đa dạng trong chi này giành được sự quan tâm trong nghiên cứu và tìm hiểu sự tiến hóa của thực vật.

Trong số hơn 100 giống hồ tiêu được biết đến, có một số giống đã và đang dần mất đi trong sản xuất bởi nhiều lý do, như bị loại bỏ vì nhiễm nặng sâu bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng; các giống hồ tiêu bản địa dần dần được thay thế bằng giống hồ tiêu cao sản trong sản xuất đại trà.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022