Các Giai Đoạn Phát Triển Sản Phẩm Bền Vững Toàn Diện


triển bền vững vào các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Tại Hà Lan, đề án quỹ đầu tư xanh đã huy động và khích lệ sự tham gia của cả người gửi tiền, ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư và các nhà điều hành doanh nghiệp cùng thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có tính bền vững. Để làm được điều này, cần phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các bên cùng tham gia. Đối với người gửi tiền và nhà đầu tư, khi gửi tiết kiệm vào các quỹ đầu tư xanh, họ được giảm 2,5% mức thuế phải đóng phát sinh từ các khoản thu nhập từ gửi tiết kiệm vào các quỹ này. Về phía các doanh nghiệp họ được hỗ trợ tiếp cận tài chính để đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường. Các ngân hàng khi tham gia vào đề án này sẽ gắn kết với khách hàng, nâng cao danh tiếng và uy tín của mình. Ở Đức, nhiều ngân hàng thương mại tích hợp mô hình kinh doanh vừa truyền thống vừa kinh doanh bền vững thông qua các khoản đầu tư của khách hàng và của chính ngân hàng nhằm cải thiện môi trường và nâng cao đời sống xã hội. Các ngân hàng Đức không chỉ tài trợ vốn cho các dự án về năng lượng, công nghệ sạch ở trong nước và còn trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm trên toàn thế giới.

Thứ tư, cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững

Tính bền vững của sản phẩm xem xét trên phương diện sản phẩm có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các công ty đồng thời cung cấp các lợi ích cho môi trường và xã hội. Nghĩa là các sản phẩm này đem lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và rộng hơn là lợi ích cho cộng đồng.

Nghiên cứu của Dyllick và Rost (2017), chỉ ra rằng sản phẩm của một công ty là đòn bẩy quan trọng nhằm thúc đẩy kinh doanh bền vững và cách tiếp cận về sản phẩm bền vững hiện nay của các công ty là chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Theo đó, một sản phẩm bền vững không chỉ có những đóng góp cải thiện môi trường, mà còn phải được cải thiện toàn diện nhằm giải quyết được tất cả những thách thức về phát triển bền vững chung.

Tính bền vững sản phẩm cũng bao gồm ba giai đoạn được trình bày bởi Dyllick và Rost (bảng 1.2). Giai đoạn 1, tính bền vững của sản phẩm được chuyển từ chọn lọc cải tiến sang cải tiến toàn diện. Cuối giai đoạn 1, một sản phẩm bền vững tích hợp được ba yếu tố mấu chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng


bao gồm quản lý rủi ro tài chính, môi trường và xã hội. Trong giai đoạn 2, sản phẩm dịch vụ chuyển từ sản phẩm tốt hơn sang sản phẩm tốt. Sản phẩm bền vững không chỉ giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường mà cần phải gia tăng các tác động tích cực và cuối cùng là tối ưu hóa các tác động tích cực đến môi trường. Như vậy, ngân hàng cung cấp sản phẩm bền vững toàn diện là các sản phẩm xanh, hướng tới công nghệ sản xuất sạch, các dự án hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo,…nhằm tạo các tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Đến giai đoạn 3, tính bền vững của sản phẩm chuyển từ giá trị tư nhân sang giá trị cho cộng đồng, từ các sản phẩm có lợi ích cho khách hàng sang đem lại lợi ích chung cho xã hội, đây được xem là giá trị bền vững cao nhất của sản phẩm là đem lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Bảng 1.2: Các giai đoạn phát triển sản phẩm bền vững toàn diện

M hình cũ (“Từ”)

Khái niệm mới

Mô hình mới (“Đến”)

1. Chọn lọc các cải tiến


Cải tiến toàn diện

Sản xuất trung tâm

Thiết kế sinh thái

Vòng đời sản phẩm

Tập trung vào môi trường

Thiết kế tính bền vững

Tập trung tính bền vững

Hiệu quả vật chất

Hệ thống dịch vụ sản phẩm

Hiệu quả phi vật chất

2. Sản phẩm tốt hơn


Sản phẩm tốt

Giảm thiểu tác động tiêu

cực đến môi trường

Tăng các tác động tích cực

Tối ưu hóa các tác động

tích cực

Cải tiến tương đối

Tăng tính tích cực

Cải tiến tuyệt đối

3. Giá trị cá nhân


Giá trị cộng đồng

Lợi ích cho khách hàng

Góp phần giải quyết các

vấn đề xã hội

Lợi ích cho xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Nguồn: Dyllick và Rost (2017)

Như vậy, sản phẩm bền vững có vai trò quan trọng trong việc hình thành mô hình kinh doanh bền vững của ngân hàng. Mô hình Ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống có đặc trưng là ngân hàng cung cấp các sản phẩm truyền thống vừa tạo ra các tác động tích cực cho môi trường và xã hội sẽ cung cấp các sản phẩm bền vững ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Vì ở các giai đoạn này, ngân hàng có những tập trung vào sản phẩm truyền thống và có những nổ lực nhằm cải tiến nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tiến tới tối ưu hóa các tác động tích cực đến môi trường.


1.4 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Thứ nhất, năng lực tài chính ổn định và lành mạnh

Hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, trước tiên các NHTM phải có năng lực tài chính ổn định và lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn và khả năng tự phục hồi trong hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến phát triển ổn định và hiệu quả. NHTM cần đảm bảo mức độ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế nhằm chống đỡ với những tổn thất khi rủi ro, bảo vệ các bên liên quan như cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư. Bên cạnh đó, NHTM cần một nguồn vốn lớn để cho vay các dự án thân thiện với môi trường, đầu tư vào các dự án năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu. Các dự án này cần phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng trong việc tiếp cận tài chính vì mức đầu tư cao, thời hạn vay vốn thường trung và dài hạn,…nên NHTM phải có tiềm lực tài chính mạnh để cung cấp nguồn tài chính xanh, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đảm bảo các tiêu chí về an toàn vốn, NHTM phải có chất lượng tài sản lành mạnh nhằm duy trì hoạt động an toàn và hiệu quả. Một số các nghiên cứu trên giới chỉ ra rằng chất lượng tài sản kém là trong những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của NHTM. Nghiên cứu của Nurazi và Evans (2005) ứng dụng các tiêu chí của CAMEL để dự đoán sự thất bại trong hoạt động của ngân hàng. Kết quả cho thấy các tiêu chí an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh khoản và quy mô ngân hàng rất có ý nghĩa trong việc giải thích thất bại ngân hàng. Olweny và Shipo (2011) phát hiện ra rằng chất lượng tài sản thấp và ở mức độ thanh khoản thấp là hai nguyên nhân chính dẫn đến phá sản của ngân hàng. Chất lượng tài sản kém dẫn đến nhiều ngân hàng phải đóng cửa ở Kenya vào đầu những năm 1980. Đề đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh, NHTM cần quản lý tốt khả năng thanh khoản nhằm mục tiêu vừa tạo thu nhập cho ngân hàng vừa đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng và các nhà đầu tư.

Mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt có năng lực tài chính lành mạnh và hiệu quả hơn so với mô hình Ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống. Năng lực tài chính lành mạnh là một trong những điều kiện trước tiên khi ngân hàng thực hiện mô hình bền vững. Hoạt động của NHBV đảm bảo các mục tiêu về hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy NHBV cần phải có năng


lực tài chính mạnh nhằm chống đỡ rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Ngoài ra, NHBV cần có nguồn vốn để tài trợ cho mô hình kinh doanh bền vững, bao gồm nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị, nguồn nhân lực nhằm thực hiện tiết kiệm năng lượng và đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng bên trong ngân hàng và nguồn vốn để tài trợ, cho vay các dự án xanh. Các dự án công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng cần phải có nguồn vốn lớn, thời hạn vay dài, với các điều kiện ưu đãi…Do vậy, ngân hàng cần có tiềm lực vốn lớn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro m i trường và xã hội

Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) hỗ trợ ngân hàng đánh giá, phân loại tác động đến môi trường và xã hội của khách hàng vay vốn. Việc xây dựng và áp dụng quản lý rủi ro môi trường - xã hội có nhiều ý nghĩa quan trọng. NHBV sẽ tạo ra giá trị dài hạn cho khách hàng của mình khi ngân hàng đó quản lý hiệu quả các cơ hội và rủi ro về môi trường và xã hội. Một hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội hiệu quả có thể mở rộng phạm vi lợi ích và tạo ra lợi nhuận gián tiếp cho một ngân hàng bằng cách giảm chi phí và rủi ro, quản lý rủi ro cải thiện chất lượng của danh mục đầu tư, làm giảm trách nhiệm bảo hiểm, yêu cầu bồi thường. NHTM tận dụng các cơ hội bằng cách giới thiệu và theo đuổi và áp dụng các giải pháp tài chính mới và các sản phẩm tạo ra lợi nhuận trực tiếp tại các thị trường mới, với các khách hàng mới.

Để thực hiện mô hình kinh doanh bền vững, NHTM phải xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội nhằm loại bỏ các dự án tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội. Hệ thống quản lý này không chỉ dừng lại ở khâu quyết định tín dụng mà còn tiếp tục giám sát khi dự án vay vốn vào khâu triển khai. Đối với các dự án được đánh giá và phân loại là có rủi ro cao, rủi ro tiềm ẩn về môi trường và xã hội, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác các loại rủi ro và đưa ra các giải pháp hạn chế, giảm thiểu các rủi ro về vấn đề E&S. Đến khâu cuối cùng, khi hoàn thành các giao dịch về vốn và thống nhất các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường với khách hàng, ngân hàng tiếp tục hỗ trợ và giám sát khách hàng thực hiện các biện pháp đã thỏa thuận. Ngoài ra, NHTM cần xác định bộ tiêu chuẩn nhằm


đánh giá tác động đến môi trường của từng ngành, lĩnh vực khác nhau. Theo đó, các ngành nhạy cảm có tiềm năng tác động tiêu cực đến môi trường như: hóa chất, các ngành năng lượng, kim loại và khai thác mỏ, dầu khí, các hoạt động khác có cường độ cacbon cao, có tiềm năng vi phạm khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội của ngân hàng.

Thứ ba, sự tham gia và ủng hộ của các bên liên quan của NHTM

Để chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống đến phát triển bền vững, cần có sự tham gia, ủng hộ thực hiện của nhiều bên liên quan của ngân hàng gồm: cổ đông, nhà điều hành, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý, đối tác...

Các cổ đông và các nhà điều hành ngân hàng khi cam kết thực hiện theo mô hình bền vững cần phải xác lập và đánh giá hiệu quả thực hiện các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, tích hợp các mục tiêu và chiến lược bền vững vào thực tiễn hoạt động ngân hàng từ các khâu quyết định tín dụng, đầu tư, huy động vốn. Tham vấn ý kiến phản hồi của tổ chức đánh giá độc lập và các bên liên quan về mục tiêu, chương trình, thực tiễn hoạt động để từ đó điều chỉnh, cải tiến lộ trình và nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao.

Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thực thi những chiến lược phát triển bền vững. Do vậy chất lượng nguồn nhân lực không những đáp ứng các hoạt động kinh doanh truyền thống, mà đòi hỏi nhân viên ngân hàng cần phải hiểu rõ về vấn đề môi trường và năng lượng trong xét duyệt cho vay và có năng lực đánh giá được đầy đủ và chính xác những tác động đến môi trường và xã hội của các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mô hình ngân hàng bền vững của các nước phát triển thường thành lập một bộ phận chuyên trách về đánh giá tính bền vững của các khách hàng vay vốn, bao gồm đánh giá, đo lường và xác định những rủi ro về môi trường và xã hội của các dự án. Bộ phận này sẽ có những chuyên môn, kiến thức sâu về vấn đề môi trường và xã hội nhằm đánh giá đầy đủ và chính xác những rủi ro có tiềm năng liên quan đến môi trường và tác động đến xã hội của các dự án vay vốn. Ngoài ra, bộ phận chuyên trách này còn có nhiệm vụ đề xuất những giải pháp giảm nhẹ các tác động đến môi trường của dự án vay với khách hàng, thống nhất các biện pháp này sẽ được thực thi khi triển khai dự


án và giám sát tiến trình đối với các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến môi trường và xã hội đã được thỏa thuận.

Một bên liên quan có tác động lớn đến ngân hàng là khách hàng. Khi khách hàng doanh nghiệp hoạt động theo mô hình bền vững sẽ rất thuận lợi cho NHTM trong các khâu phân loại, đánh giá, thẩm định, giám sát khung rủi ro môi trường và xã hội của các dự án vay. Do đó, sẽ giảm các chi phí liên quan đến rủi ro E&S, dễ dàng trong các khâu quyết định tín dụng, giải ngân vốn. Ngược lại, nếu khách hàng không có khung quản lý rủi ro E&S, NHTM cần nhiều chi phí hơn trong các khâu đánh giá rủi ro E&S, thẩm định và giám sát các rủi ro này của khách hàng. Ở nhiều nước phát triển, có hệ thống phân loại các công ty bền vững và các dự án xanh giúp NHTM thuận lợi nhiều trong các quyết định tín dụng.

Các cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc hướng hệ thống NHTM thực thi kinh doanh bền vững, bao gồm các quy định bắt buộc về khung quản lý ESMS cho toàn hệ thống ngân hàng, cơ chế giám sát, điều hành triển khai các chính sách E&S đồng bộ của NHTM, công khai các ngân hàng thực hiện tốt mô hình bền vững và có biện pháp xử lý nghiêm các ngân hàng không tuân thủ các quy định về vấn đề E&S.

Phát triển theo mô hình bền vững, cần phải có sự tham gia và liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan của ngân hàng để thực thi chiến lược bền vững đạt hiệu quả.

Thứ tư, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững

Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế cung cấp các nguyên tắc về tính bền vững của một tổ chức, trong đó các tiêu chuẩn về hiệu suất bền vững của IFC và các nguyên tắc xích đạo được xây dựng hướng chủ yếu vào các tổ chức tín dụng. Các tiêu chuẩn này bao gồm đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, hành vi đạo đức, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng các quy định pháp luật, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế… tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp cho NHTM đánh giá và quản lý đầy đủ các rủi ro môi trường và xã hội, các vấn đề về lao động, đem lại lợi ích cho các bên liên quan của ngân hàng.


Thứ năm, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng và cung cấp sản phẩm tài chính bền vững

Phát triển theo mô hình bền vững, các NHTM cần đa dạng hóa các sản phẩm, gia tăng tiện ích cho khách hàng tạo sự gắn kết với khách hàng. Để cung cấp sản phẩm tài chính bền vững, cần rất nhiều sự nổ lực, cam kết thực hiện của các tất cả các bên liên quan của ngân hàng. Ngân hàng phải có hệ thống ESMS nhằm đánh giá, lọc và loại bỏ các dự án vi phạm nghiêm trọng các vấn đề E&S; có các giải pháp hỗ trợ khách hàng giảm rủi ro và hoạt động bền vững.

Mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt sẽ cung cấp các sản phẩm bền vững toàn diện. Sản phẩm của NHBV không chỉ tối ưu hóa các tác động đến môi trường mà chuyển dịch mục tiêu kinh doanh từ mang lại giá trị cho bản thân ngân hàng sang đem lại giá trị cho cả cộng đồng.

Cung cấp sản phẩm tài chính bền vững

Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững

Sự tham gia và ủng hộ của các bên liên quan của NHTM

Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội


Năng lực tài chính ổn định và lành mạnh

Các điều kiện phát triển bền vững ngân hàng thương mại

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình bền vững, hệ thống NHTM cần phải đảm bảo điều kiện về năng lực tài chính ổn định và lành mạnh đây là điều kiện đầu tiên và nền tảng quan trọng giúp ngân hàng thực hiện tốt chiến lược bền vững. Các điều kiện về khung pháp lý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội và điều kiện về nguồn nhân lực là những


điều kiện quan trọng và cần thiết giúp hệ thống NHTM đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững, cung cấp sản phẩm tài chính bền vững và thực hiện các sáng kiến về tính bền vững là những điều kiện cao nhất khi thực hiện mô hình bền vững, đáp ứng được các điều kiện này tất cả các hoạt động của ngân hàng đều bền vững, các nguyên tắc tiêu chuẩn này gắn liền với văn hóa kinh doanh của ngân hàng tạo thành thành thông lệ và cơ sở ra quyết định ở các cấp. Ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững, nổ lực không ngừng nhằm tạo ra và áp dụng những sáng kiến về tính bền vững trong hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh và bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án làm rõ khung lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại cũng như các điều kiện để phát triển bền vững NHTM Việt Nam hiện nay. Nội dung chương đã tổng hợp hệ thống lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, bao gồm: các quan điểm phát triển bền vững, các tiêu chuẩn và nguyên tắc phát triển bền vững, mô hình ngân hàng bền vững… Trên cơ sở khung lý thuyết, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững NHTM. Xác định các điều kiện phát triển bền vững hệ thống NHTM Việt Nam.

Khảo sát, tổng hợp có hệ thống về kinh nghiệm phát triển bền vững ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển nhằm làm rõ các mô hình phát triển bền vững tại các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau. Các kinh nghiệm từ hệ thống thể chế, lộ trình phát triển bền vững của cơ quan quản lý, các giai đoạn phát triển bền vững, đến việc thực hành phát triển bền vững của các ngân hàng thành công và điển hình tại các quốc gia trong khu vực và ở các nước phát triển. Trên cơ sở đó rút ra các điều kiện nền tảng, cần thiết nhằm phát triển bền vững hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022