Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 6


Thứ nhất, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức, năng lực khá toàn diện, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chủ yếu được đào tạo, trưởng thành ở các nhà trường quân đội. Trong đó, cơ bản được đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành ở Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng với nhiều cấp học khác nhau. Họ là những người được tuyển chọn kỹ về lai lịch chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, tác phong và sức khỏe để phục vụ lâu dài trong quân đội. Yêu cầu khách quan đòi hỏi họ phải luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ, ý thức tự giác, tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân. Ngay từ ngày đầu vào học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã được giác ngộ cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp. Quá trình giáo dục, đào tạo gắn chặt với rèn luyện cả về trí lực, sức lực, bản lĩnh chính trị, lòng nhiệt tình, tâm huyết, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân quên mình. Họ được tôi luyện qua môi trường khắc nghiệt, gian khổ, dần hình thành bản lĩnh chính trị kiên cường, lập trường giai cấp rõ ràng, kiên định, có tác phong công tác khoa học, cách mạng, đủ sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua nhiều bậc học, cấp học khác nhau (đào tạo sĩ quan cấp phân đội, đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cấp trung, sư đoàn, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ).

Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là những người công tác trong môi trường quân sự, chịu sự chi phối trực tiếp của quy luật quân sự, đấu tranh vũ trang, tính nguyên tắc, tính kỷ luật cao. Hoạt động quân sự là lĩnh vực đặc thù, có tính kỷ luật cao, tự giác, nghiêm minh, đòi hỏi phải tuân thủ kỷ luật, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy


định, mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội được đào tạo chuyên sâu về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chức năng, nhiệm vụ của quân đội; có trình độ lý luận cao, đảm trách nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận góp phần truyền bá, nghiên cứu, bổ sung, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện hoàn cảnh, mọi thời gian, trong mọi không gian khó khăn, phức tạp; phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách, có thể đe dọa đến cả tính mạng của bản thân và gia đình. Họ luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tích cực đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; không để tư tưởng dao động, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội xâm nhập vào cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao cho quân đội và quốc gia, phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Do ưu thế chuyên biệt, chuyên giảng dạy, nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là những sĩ quan - nhà giáo - nhà khoa học - nhà hoạt động chính trị xã hội vừa cầm bút, vừa cầm súng, có trình độ chuyên môn sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có hiểu biết về khoa học quân sự. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao cho quân đội và quốc gia, những người trực tiếp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đào tạo, bồi dưỡng người học trở thành những nhà lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

tương lai. Đây là đặc điểm khác biệt rõ nhất giữa họ với giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong hệ thống giáo dục quốc dân và cũng là khác biệt so với đội ngũ giảng viên nói chung trong quân đội.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, họ giải quyết tốt mối quan hệ “kép”: giữa thực hiện nhiệm vụ trung tâm là giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, bản chất, truyền thống cách mạng của quân đội với xây dựng thế giới quan khoa học. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, niềm tin cộng sản, góp phần tạo khả năng miễn dịch với những quan điểm sai trái, thù địch cho người học; giúp người học thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các cơ quan, đơn vị sau khi ra trường.

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 6

Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trực tiếp tuyên tuyền, giáo dục, giúp người học nhận thức rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tại sao Đảng ta xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Qua nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học, họ bồi dưỡng kỹ năng, cách thức đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bồi dưỡng cho học viên phương pháp nghiên cứu khoa học; xây dựng đơn vị, có môi trường trong sạch, lành mạnh, đủ sức chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Giải quyết tốt mối quan hệ này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, họ sẽ tạo ra lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Bên cạnh đó, họ còn là người sĩ quan chỉ huy, là cấp trên của người học; họ có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý, duy trì học viên chấp hành nghiêm chế độ quy định, điều lệnh, điều lệ của quân đội và cả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Không có lực lượng nào lại giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học với đào tạo người học trở thành những nhà


lãnh đạo, chỉ huy bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đây là đặc điểm biểu hiện rõ nhất của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thứ ba, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội luôn chủ động, tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, với tính khoa học, tính học thuật và tính chiến đấu cao, được tổ chức chặt chẽ

Các học viện, trường sĩ quan quân đội, mỗi nhà trường một môi trường, một chuyên ngành đào tạo khác nhau. Tính học thuật trong giảng dạy, nghiên cứu, gắn với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được biểu hiện rõ nét trong mỗi nhiệm vụ đều có kế hoạch cụ thể, rõ ràng; tổ chức phân cấp đánh giá, thông qua chất lượng bài giảng, chuyên đề, nghiên cứu đề tài khoa học chặt chẽ, thống nhất, có sự lãnh đạo, chỉ huy, được phê duyệt theo phân cấp, đúng quy định. Giảng viên ở mỗi khoa, bộ môn, có trình độ lý luận cơ bản khác nhau, chuyên sâu theo từng ngành học; song, trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bên cạnh những yêu cầu chung, họ có cách thức, điều kiện tiếp cận riêng, luôn sáng tạo, sát thực tiễn, kịp thời đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đối tượng giảng dạy của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan là khác nhau, cụ thể như: Đối tượng nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự; khoa học xã hội và nhân văn quân sự; khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự; khoa học y, dược quân sự; đào tạo học viên có trình độ đại học, sau đại học; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp, v.v.. Do vậy, cách thức tiếp cận đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng khác nhau nhằm mục đích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trên từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ, cho từng đối tượng học viên ở từng học viện, trường sĩ quan quân đội mà họ đang công tác.


Việc đào tạo, bồi dưỡng ý thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đối với học viên sĩ quan chính trị khác với đối tượng là sĩ quan chỉ huy binh chủng hợp thành, khác với sĩ quan chỉ huy chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Giảng dạy, bồi dưỡng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ cấp chiến lược, chiến dịch, cấp trung đoàn, sư đoàn khác với học viên cấp phân đội. Các bài giảng, chuyên đề, sản phẩm khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đều có tính đấu tranh cao, mục đích cuối cùng là góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong quân đội. Tính tổ chức chặt chẽ biểu hiện ở đặc thù nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Mọi hoạt động đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đều phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; từ Quân ủy Trung ương đến cơ sở. Trên cơ sở có nghị quyết, chỉ thị của trên, được tổ chức triển khai thực hiện, nghiêm túc, có sự kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, được đưa vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng giảng viên trong tuần, trong tháng và cả năm. Những đặc điểm cơ bản, nổi trội trên là cơ sở để phân biệt họ với các giảng viên nói chung, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường khác nói riêng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Quan niệm vai trò của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Theo Từ điển tiếng Việt, vai trò “là chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động phát triển của nhóm, của tập thể nói chung” [131, tr. 954]. Thông thường, người ta hiểu: “Vai trò là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức” [131 tr. 1135].


Từ những luận giải trên đây, tác giả quan niệm: Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tổng hợp các chức năng, nhiệm vụ, tạo thành hệ thống giá trị, thể hiện vị trí, tầm quan trọng cùng các mối quan hệ của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là khách quan gắn liền với đặc điểm, năng lực phẩm chất và chức năng, nhiệm vụ; được thể hiện qua vị thế, mối quan hệ của họ và các yếu tố cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng. Vai trò của đó được thực hiện thông qua nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận, biểu hiện trên một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng chủ yếu, trực tiếp truyền thụ, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng cho người học

Ở các học viện, trường sĩ quan quân đội giảng viên nói chung là lực lượng có vai trò quan trọng, trực tiếp giảng dạy, quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo cán bộ. Nhiệm vụ chính trị trung tâm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu là giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng khoa, bộ môn. Từ đó cho thấy, vai trò chủ yếu, trực tiếp là tuyên truyền, truyền bá nền tảng tư tưởng của Đảng mà trực tiếp hiện nay là truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn cho người học thấm nhuần bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết mỗi giảng viên phải hiểu rõ tầm quan trọng và vai trò to lớn của mình trong việc truyền bá, định hướng nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong giảng dạy, họ bồi dưỡng cho học viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; qua đó giúp người học nhận thức đúng đắn tri thức các môn học.


Cung cấp cho người học hệ thống lý luận chung nhất các quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; trang bị phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực trong môi trường hoạt động quân sự. Việc giáo dục, xây dựng, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở để người học có phương pháp, cách thức xem xét đánh giá hoạt động thực tiễn trên cơ sở khoa học. Đánh giá hoạt động đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Qua đó, họ nhận diện được các quan điểm sai trái, thù địch, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cơ quan, đơn vị được che đậy, ngụy trang dưới các vỏ bọc khác nhau. Từ đó, người học có đủ trình độ và bản lĩnh để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tự bảo vệ mình, bảo vệ Đảng.

Trên cơ sở khẳng định bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, xây dựng, bồi dưỡng cho người học niềm tin cộng sản; tin vào vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Niềm tin đó được hình thành bởi các yếu tố như: Tri thức về nền tảng tư tưởng của Đảng, niềm tin, tình cảm và ý trí của người học; qua đó, biến những hành động thành hiện thực trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Họ là lực lượng chủ yếu, trực tiếp giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản lĩnh chính trị cho người học. Từng bước xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, hiểu rõ giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đây là vũ khí tư tưởng, lý luận quan trọng, sắc bén giúp người học có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự mua chuộc của các thế lực thù địch, phản động. Có thể khẳng định giảng viên khoa học xã


hội và nhân văn là lực lượng chủ yếu, trực tiếp trang bị thế giới quan, phương pháp luận, truyền bá, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng bản lĩnh chính trị, niềm tin cộng sản, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho người học - những cán bộ của Đảng, của quân đội.

Thứ hai, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là lực lượng nòng cốt tham gia nghiên cứu, bổ sung, vận dụng và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong thực tiễn

Vai trò quan trọng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng biểu hiện ở sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nếu giảng dạy là quá trình truyền thụ cho người học hiểu rõ bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng thì nghiên cứu khoa học là mấu chốt để bổ sung, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng phù hợp với thực tiễn hoạt động sư phạm quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Với tư cách là nhà khoa học về tư tưởng, lý luận, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn luôn luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt, làm cơ sở, nền tảng cho các lực lượng khác trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; qua đó vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn vấn đề tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát hiện luận điểm mới của lý luận, sự lạc hậu mà lý luận chưa theo kịp thực tiễn; từ đó bổ sung, phát triển cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; góp phần làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023