- Đào tạo sau đại học, bao gồm đào tạo chuyên khoa I và thạc sỹ; đào tạo tiến sỹ; đào tạo cao cấp lý luận chính trị đến năm 2015
b) Công tác bồi dưỡng
Bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, song cũng cần phải có mục đích, kế hoạch khi thực hiện. Qua nghiên cứu thực tế từ phía GV, công tác bồi dưỡng cần tập trung vào một số nội dung sau:
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học…
+ Có thể được thực hiện qua chương trình tập huấn ngắn hạn do các dự án tài trợ hoặc do tỉnh, trường tổ chức. Các chương trình bồi dưỡng nên tập trung vào những chuyên đề mà nhiều GV còn gặp khúc mắc, còn có nhiều ý kiến khác nhau hoặc một số vấn đề mới thuộc chuyên ngành, đang được xã hội quan tâm…
+ Hàng năm, các bộ môn, khoa cần nghiên cứu, chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực cho GV.
- Kèm cặp chuyên môn nghiệp vụ:
Đây là cách tốt nhất đối với những GV trẻ, mới vào nghề, kể cả khi đã hết thời gian thử việc. Việc kèm cặp sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng khi được tạo lập có kế hoạch với sự tham gia của số GV nhiều kinh nghiệm cùng chuyên ngành.
Ngay từ đầu năm, các bộ môn, khoa lập danh sách, thỏa thuận và giao nhiệm vụ kèm cặp những thành viên còn hạn chế về chuyên môn cho các GV có năng lực, coi đây là một hoạt động vừa mang tính tương trợ, vừa mang tính trách nhiệm. GV được phân công kèm cặp cần giúp GV trẻ về các mặt sau:
+ Thảo luận những nội dung chuyên môn sâu hơn cho mỗi bài giảng, mỗi chương, học phần.
+ Hệ thống câu hỏi lượng giá có hiệu quả cho mỗi bài học; hệ thống hóa kiến thức kỹ năng cho mỗi chương, mỗi học phần; cách thức ra đề kiểm tra, đề thi.
+ Tài liệu để nghiên cứu, học hỏi.
+ Kỹ thuật thiết kế giáo án điện tử
+ Phương pháp giảng dạy được sử dụng trong tiết học, mỗi phần.
+ Phương pháp tổ chức, quản lý tiết học có hiệu quả.
+ Công tác chủ nhiệm lớp, xử lý một số tình huống bất thường.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS-SV.
+ Các hoạt động tập thể, mối quan hệ với các đồng nghiệp…
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho GV
Để có được uy tín và lòng tin yêu trước HS-SV, mỗi GV ngoài việc trau dồi chuyên môn cần không ngừng rèn luyện, học hỏi nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống. Riêng GV các chuyên ngành Y, Dược còn phải hiểu biết và mẫu mực về y đức. Việc bồi dưỡng phẩm chất GV có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như sau:
+ Tổ chức phát động phong trào thi đua: “Mỗi thày cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; ngày 27-2; ...
+ Tổ chức các buổi tọa đàm, báo cáo chuyên đề về nhân cách người thày;
+ Khuyến khích GV thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về đạo đức người thày giáo;
+ Mời chuyên gia nói về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tấm gương của Hải Thượng Lãn Ông và một số nhà Y học danh tiếng;
+ Cung cấp tài liệu, bài viết, truyện ngắn có giá trị về những tấm gương rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, kỹ năng giao tiếp, … cho GV thông qua Tập san khoa học, thư điện tử, website nhà trường.
+ Tuyên dương, khen thưởng những GV tiêu biểu về đạo đức, lối sống.
Các hình thức bồi dưỡng cần được xây dựng kế hoạch chi tiết, nội dung phong phú, hấp dẫn, chuẩn bị chu đáo, có đánh giá và rút kinh nghiệm khi kết thúc.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn là giải pháp được coi trọng hàng đầu nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng ĐNGV. Song để thực hiện hiệu quả cần có sự quan tâm, đồng thuận của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân:
- UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, sở Nội vụ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của trường và cấp kinh phí hỗ trợ người học.
- Sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, GV nhà trường trong việc gánh vác nhiệm vụ, động viên, khích lệ để GV yên tâm học tập. Các bộ phận chức năng tích cực, năng động tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng GV có hiệu quả. GV được cử đi học tập, bồi dưỡng cố gắng vượt qua mọi khó khăn quyết tâm học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao nhất.
3.2.4. Xây dựng quy trình đánh giá giảng viên
3.2.4.1. Mục đích
Công tác đánh giá GV là khâu cuối cùng và không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường. Nhiều năm nay, trường CĐYTQN đã thực hiện việc đánh giá GV theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, nhưng không có những tiêu chí mang tính đặc thù của ngành giáo dục đào tạo. Hơn nữa, việc tổ chức đánh giá còn mang tính thụ động, chưa thực sự khoa học nên kết quả chưa thể hiện rõ những mặt mạnh, mặt yếu của từng GV. Để nâng cao hiệu quả công tác này, luận văn đề cập giải pháp xây dựng quy trình đánh giá giảng viên.
3.2.4.2. Nội dung thực hiện:
Hoạt động của giảng viên trong nhà trường thường được đánh giá thể hiện qua các đợt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và để đánh dấu những mốc đó các nhà quản lý dùng các danh hiệu như Chiến sĩ thi đua các cấp, Giảng viên giỏi v.v... với các tiêu chí định tính hoặc định lượng.
Để công tác đánh giá có hiệu quả, cần xây dựng mẫu phiếu phù hợp cho GV tự đánh giá, khoa đánh giá GV, HS-SV đánh giá GV. Ngoài ra, rất cần phải xây dựng một số quy định, hướng dẫn khi thực hiện và xử lý thông tin sau đánh giá.
Sau đây là một số đề xuất cho việc đánh giá GV:
- Đánh giá giờ giảng của GV
Việc đánh giá giờ giảng của GV do trưởng khoa thực hiện. Thành phần tham dự giờ giảng là Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa cùng với Trưởng bộ môn hoặc GV cùng bộ môn. Số người tham dự tối thiểu là 2 người, nhưng không nên quá đông sẽ ảnh hưởng đến tâm lý lớp học và chất lượng bài giảng.
+ Kết thúc tiết học, trưởng nhóm dự giờ sẽ chỉ định ngẫu nhiên một số HS-SV (dùng khoảng 20 test đối với giờ giảng lý thuyết, 10 test đối với giờ giảng thực hành hoặc lâm sàng đã chuẩn bị sẵn) để kiểm tra khả năng nắm kiến thức bài giảng.
+ Ngay sau khi hoàn thành tiết học, nhóm cán bộ dự giờ cùng GV được đánh giá sẽ thảo luận, góp ý cho GV, đánh giá chất lượng giờ giảng và báo cáo lãnh đạo trường. Lưu ý, do đặc thù bộ môn, nên khi đánh giá cần chú trọng ý kiến của GV cùng bộ môn hoặc GV dạy môn học tương đồng sẽ có những nhận xét hợp lý hơn. Trong quá trình góp ý cần chân thành, thể hiện sự tôn trọng và mang tính góp ý, xây dựng, giúp đỡ; tránh tình trạng soi xét quá mức, chê bai, hạ thấp danh dự, uy tín GV trước đồng nghiệp. Người được nhận xét
đánh giá cần có thái độ khiêm tốn, cầu thị để tiến bộ. Kết quả và hồ sơ dự giờ được lưu tại khoa làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng GV cuối năm.
- Tổ chức lấy ý kiến HS-SV đánh giá GV
Đây là một hoạt động khá mới mẻ, nên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau từ phía GV. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giảng dạy, vẫn không thể kéo dài thời gian xem xét. Song, qua khảo sát về hiệu quả của hình thức HS-SV đánh giá GV thì có: 15/50 người (chiếm 30%) cho là hiệu quả; 32/50 người (chiếm 64%) cho rằng: cần thận trọng trong việc xử lý thông tin.
Vì vậy, nhà trường cần phải rất thận trọng trong quá trình thực hiện. Đó là:
- Ngay từ đầu năm học hoặc sớm hơn nữa, cần phổ biến rộng rãi nhiệm vụ này trong toàn thể cán bộ, GV và HS-SV; đưa ra những tiêu chí để GV nghiên cứu và tham gia ý kiến. Từ đó, mỗi GV có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong quá trình giảng dạy. Để tự hoàn thiện, mỗi GV có thể triển khai cho HS-SV đánh giá trong các môn đang dạy, tiếp nhận ý kiến phản hồi để từng bước khắc phục và đây cũng là điều kiện để HS-SV tập rượt làm quen với nhiệm vụ mới này.
- Trường thành lập Ban chỉ đạo HS-SV đánh giá GV do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng làm trưởng Ban; các trưởng/ phó khoa, phòng TC-HC- QTĐS là ủy viên. Ban chỉ đạo cần thực hiện một số nội dung sau:
- Quán triệt trong HS-SV về tinh thần trách nhiệm và tính nghiêm túc trong đánh giá, bởi việc này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực mà người học được thụ hưởng.
- Quán triệt quan điểm trong nội bộ lãnh đạo trường, lãnh đạo các khoa khi thu thập, xử lý thông tin này. Kết quả xử lý là thông tin không được phép công khai, nhưng cần thông báo để GV được đánh giá biết.
- Chỉ đạo việc đánh giá GV ngay sau khi kết thúc mỗi học phần. GV thuộc khoa nào do trưởng khoa đó thực hiện. Sau khi tập hợp thông tin, Trưởng khoa báo cáo Hiệu trưởng và thông báo cho GV biết kết quả. Trường
hợp kết quả phản hồi từ người học không đúng, GV có quyền khiếu nại và đưa ra những chứng cứ phù hợp. Nếu kết quả phản hồi không tốt, GV phải lập kế hoạch điều chỉnh, khắc phục những điểm hạn chế và báo cáo Hiệu trưởng trong thời gian sớm nhất.
Kết quả đánh giá của HS-SV được Hiệu trưởng, Trưởng khoa lưu giữ làm cơ sở đánh giá GV vào cuối năm học, xét đề nghị khen thưởng các cấp, hoặc xem xét để đề bạt, bổ nhiệm.
Có thể sử dụng các mẫu phiếu dưới đây để phục vụ công tác HS-SV đánh giá GV với các hình thức giảng dạy khác nhau, phù hợp đặc thù ngành Y, Dược (Xem phụ lục 2, phụ lục 3)
Với cách nhìn nhận trên, có thể xây dựng quy trình đánh giá giảng viên hàng kỳ, hàng năm như sau:
Bảng 3.6. Quy trình đánh giá hoạt động của giảng viên theo năm học
Nội dung | Thực hiện | Nơi gửi | |
Cuối học phần | Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV | Trưởng khoa và trưởng bộ môn hoặc GV trong bộ môn | BGH |
Cuối học phần | HSSV đánh giá chất lượng giảng dạy của GV, xử lý thông tin để báo cáo | HSSV, Trưởng khoa | BGH |
Từ 05-10/6 | GV tự đánh giá chất lượng công tác theo mẫu phiếu | Giảng viên | Bộ môn |
Từ 11-15/6 | Họp đánh giá tại bộ môn | Trưởng bộ môn và các GV | Khoa |
Từ 16-20/6 | Khoa duyệt đánh giá GV Công đoàn, Đoàn TN đánh giá GV qua hoạt động đoàn thể | Trưởng, Phó khoa và các Trưởng bộ môn BCH C.đoàn, Đoàn trường | Phòng TC- HC-QTĐS |
Từ 21-30/6 | Tập hợp đánh giá từ các khoa | Phòng TC-HC-QTĐS | BGH |
Trường họp đánh giá GV | Hội nghị cán bộ chủ chốt, HĐ TĐKT, KL | ||
Từ 01-15/7 | Hiệu trưởng phê duyệt, thông báo kết quả đánh giá | Hiệu trưởng, Phòng TC-HC- QTĐS | Các GV, Sở Nội vụ |
Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại | Hiệu trưởng | ||
Từ 16-25/7 | Lưu hồ sơ cá nhân | Phòng TC-HC-QTĐS |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Việc Thực Hiện Chế Độ, Chính Sách Đối Với Giảng Viên
- Đánh Giá Về Thực Trạng Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Trường Cao Đẳng Y Tế Quảng Ninh
- Dự Kiến Kế Hoạch Tuyển Dụng Giảng Viên Từ Năm 2010 Đến 2015
- Biện Pháp Tạo Động Lực Phấn Đấu Của Giảng Viên
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lý Phát Triển Đngv
- Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
3.2.4.1. Điều kiện thực hiện:
Đánh giá GV là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà trường, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần. Để mang lại hiệu quả cao, làm động lực nâng cao chất lượng đội ngũ, cần phải có các điều kiện sau:
- Sự thống nhất trong các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan làm cơ sở thuận lợi cho công tác đánh giá.
- Cán bộ, GV, HS-SV thực sự quan tâm và tích cực tham gia nghiêm túc vào hoạt động này;
- Trường xây dựng được một số văn bản thống nhất trong đánh giá, gồm: hướng dẫn chi tiết thực hiện đánh giá GV, quy định về việc lấy lấy ý kiến phản hồi từ HS-SV,…
- Kết quả đánh giá phải được xử lý dứt điểm, sử dụng có hiệu quả trong hoạt động quản lý.
3.2.5. Xây dựng và phát triển “văn hóa nhà trường”
3.2.5.1. Mục đích
Văn hoá là một tài sản lớn của nhà trường. Văn hóa nhà trường được xây dựng nhằm hỗ trợ điều phối và kiểm soát cho công tác quản lý, tạo động lực làm việc cho các thành viên; hạn chế tiêu cực, xung đột và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.
Văn hóa nhà trường được xây dựng sẽ tạo nên sự gắn kết các thành viên và duy trì phát triển các mối quan hệ nhằm tạo ra lực tổng hợp giúp thực hiện tốt đẹp nhiệm vụ chính trị của tổ chức.
3.2.5.2. Nội dung thực hiện
Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần có những bước đi phù hợp.
a) Một số nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường:
Dựa trên cơ sở xây dựng văn hóa tổ chức, tác giả xin đề xuất một số nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường như sau:
- Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của nhà trường trong tương lai;
- Xác định giá trị cốt lõi của văn hóa nhà trường (các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim, linh hồn của nhà trường) làm cơ sở cho thành công;
- Xây dựng tầm nhìn mà nhà trường sẽ vươn tới;
- Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa cần thay đổi;
- Đề xuất giải pháp để thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường;
- Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triển văn hóa nhà trường;
- Soạn thảo kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tới từng việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực;
- Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chia sẻ, hiểu rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng văn hóa nhà trường;
- Giúp cho mọi cá nhân, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại của sự thay đổi một cách cụ thể, từ đó, mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ không tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn;
- Thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường, thiết lập các giá trị chuẩn mực mới song song với việc duy trì những giá trị, chuẩn mực truyền thống và lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thời hoặc gây ảnh hưởng tiêu cưc cho tiến trình phát triển của văn hóa nhà trường;
- Xây dựng văn hóa nhà trường là một hoạt động đặc thù không thể thiếu trong các nhà trường hiện nay, đặc biệt là đối với các cơ sở đào tạo nhân lực ngành y tế. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển, tùy thuộc vào thời điểm, tình hình thực tiễn mà một số giá trị văn hóa không phù hợp có