Lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội đều nhận thức việc nâng cao hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nhận thức đúng về vai trò của giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ này, chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn phấn đấu, rèn luyện, trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận. Lãnh đạo, chỉ huy, trực tiếp là đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) các học viện, trường sĩ quan quân đội có thái độ tốt, thật sự coi trọng vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức triển khai thực hiện có nền nếp, phân công lực lượng một cách hợp lý trong thực hiện nhiệm vụ. Kết quả khảo sát cho thấy, có 88,42% ý kiến được hỏi cho biết, lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội đã có nhận thức đúng, thái độ tốt đối với thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng [Phụ lục 1].
Đội ngũ giảng viên khoa học xă hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã thể hiện trách nhiệm trong tiếp nhận định hướng nghiên cứu, tổ chức đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học; trong các bài viết trên báo, tạp chí; định hướng chính trị sát đúng, trong chương trình trả lời nhận diện sự thật, hướng vào vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ hai, vai trò nòng cốt trong tham gia nghiên cứu, bổ sung, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ngày càng chuyển biến tích cực
Thông qua nghiên cứu khoa học giảng viên đã thực hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt cho các bộ phận khác cùng nghiên cứu, phát hiện những
luận điểm mới trong công tác tư tưởng, lý luận; kịp thời luận giải những vướng mắc về lý luận từ thực tiễn đang đặt ra; qua đó, vận dụng đúng đắn, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của giảng viên. Vai trò nòng cốt của đội ngũ này trong nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định qua thực tiễn; các sản phẩm nghiên cứu khoa học đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Học viện Quốc phòng trong năm 2020 đã: “Thông qua và nghiệm thu 18 đề tài các cấp, 01 đề tài quốc gia, 05 đề tài cấp Bộ, 07 đề tài cấp cơ sở, 06 đề tài cấp Học viện liên quan đến đấu tranh tư tưởng, lý luận, liên quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [8, tr. 55].
Lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp. Qua đó, trực tiếp vận dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy và đấu tranh tư tưởng, lý luận; khẳng định vai trò nòng cốt của đội ngũ giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. “Học viện Chính trị trong năm 2019 đã triển khai nghiên cứu 02 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, 10 đề tài cấp Tổng cục Chính trị, 23 đề tài cấp Học viện, 31 đề tài cấp phòng, khoa, ban và hàng trăm đề tài cấp hệ; trong đó có 26 đề tài liên quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [7, tr. 161].
Năm 2020 Học viện Chính trị “nghiên cứu 01 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, 08 đề tài cấp ngành, 47 đề tài cấp học viện, 15 sách chuyên khảo và 16 đề tài tham gia Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội; trong đó có 34 đề tài liên quan đến vai trò của đội ngũ giảng viên trong bổ sung, vận dụng và phát triển
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Cơ Bản Quy Định Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền
- Môi Trường Sư Phạm Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội
- Thực Trạng Thực Hiện Vài Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 12
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ
- Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo, Bồi Dưỡng Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh Cho Giảng Viên Khoa Học Xã Hội
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [8, tr. 70]. Trường Sĩ quan Chính trị “tham gia góp ý 04 chuyên đề, biên soạn 10 chuyên đề theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương; tổ chức thành công 02 hội thảo khoa học cấp trường, 114 buổi tọa đàm khoa học, sinh hoạt học thuật cấp cơ sở có liên quan đến vai trò và phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [8, tr. 75]. Kết quả khảo sát vấn đề này cho biết: “Có 85,26% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và trợ lý cơ quan ở đơn vị cơ sở cho rằng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là lực lượng quan trọng, nòng cốt trong nghiên cứu vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sát với thực tiễn”. [Phụ lục 2].
Từ đó cho thấy, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn không những thể hiện năng lực lý luận khá tốt, mà còn chứng tỏ vai trò nòng cốt, nhạy bén, ngày càng chuyển biến tích cực trong nghiên cứu lý luận, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Qua thống số liệu thống kê từ phòng (ban) khoa học quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội [Phụ lục 3], cho thấy, số lượng đề tài khoa học, giáo trình, tài liệu dạy học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Với trí tuệ, niềm tin và kinh nghiệm được tích lũy giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên; bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kết quả đó được biểu hiện cụ thể ở chất lượng các bài giảng, giờ giảng, chất lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nỗ lực tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện, ngày càng hoàn thiện bản thân.
Thứ ba, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cơ bản đã thể hiện tốt họ là chủ thể xung kích, đi đầu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, trực tiếp là đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), cơ quan chức năng và lãnh đạo, chỉ huy các khoa giáo viên; giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã được quan tâm, bồi dưỡng về trách nhiệm, năng lực và kỹ năng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Số lượng các bài viết tham gia đấu tranh của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ngày càng tăng, chất lượng và hiệu quả hoạt động đấu tranh ngày càng tiến bộ. Qua đó, thể hiện vai trò là chủ thể xung kích, đi đầu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Số liệu điều tra xã hội học cho thấy: “Có 66,31% ý kiến khẳng định kỹ năng đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện ở mức tốt, vượt trội so với các đối tượng khác” [Phụ lục 1].
Nhìn chung, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đều có năng lực tư duy khoa học, có định hướng hoạt động sư phạm rõ ràng, đúng quy luật nhận thức; vận dụng tương đối thành thạo các thao tác tư duy vào xem xét, đánh giá tình hình, đề ra phương hướng, biện pháp đấu tranh phù hợp. Biết vận dụng kiến thức lý luận và kỹ năng đấu tranh, phê phán đúng góc độ bài giảng, môn học sát chuyên ngành bộ môn. Trong năm 2020, Học viện Chính trị: “Có 16 đề tài đạt giải tham gia dự thi Tuổi trẻ sáng tạo toàn quân; trong đó có 03 đề tài đạt giải cao liên quan đến đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [8, tr. 70].
Nếu như năm 2017 (09 học viện, trường sĩ quan quân đội) chỉ có 36 bài báo của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn được công bố trên báo, tạp chí liên quan đến đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì chỉ tính đến tháng 10 năm 2021, số lượng bài báo liên quan đến vấn đề này đã là 82 bài, gần gấp 3 lần so với năm 2017. Điều đó cho thấy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Những đóng góp của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay là rất quan trọng [Phụ lục 4].
Lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện, động viên giảng viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Những vấn đề nổi cộm mà các thế lực thù địch lợi dụng chống phá đều được phân tích, chứng minh, phản biện khoa học; được lồng ghép, đan xen tương đối linh hoạt trong từng chuyên đề, bài giảng và trong từng sẩn phẩm khoa học. Để giúp đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thực hiện tốt vai trò trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, các cơ quan chức năng đã quan tâm, chỉ đạo hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với nhiệm vụ đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
Chỉ tính từ cuối năm 2018 đến năm 2020, ban chỉ đạo 35 cùng với các cơ quan chức năng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã chỉ đạo, hướng dẫn các khoa giáo viên và các bộ phận liên quan, xây dựng, tổ chức nghiệm thu và triển khai sử dụng 600 ngân hàng dữ liệu thông tin (đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch), được phiên dịch sang tiếng nước ngoài (tiếng Anh) phục vụ nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó “Học viện Khoa học quân sự 4 tình huống với 29 ngân hàng dữ liệu thông tin; Trường sĩ quan thông tin xây dựng 10 video clip; Học viện Chính trị 13 video clip; Trường Sĩ quan Chính trị 09 videoclip xây dựng trên nền tảng 156 nguồn dữ liệu phiên dịch sang tiếng Anh, tiếng Trung để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [5, tr. 5].
Các cơ quan chức năng đã bám sát sự chỉ đạo, định hướng của trên, tình hình thực tiễn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; tích cực chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo nhằm thực hiện tốt vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, “Có 86,84% người được hỏi, cho biết các cơ quan chức năng đã có nhận thức đúng, thái độ tốt, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ này” [Phụ lục 1].
Vai trò xung kích trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch được lan tỏa rộng khắp; giảng viên tham gia đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Chương trình “Đối diện” được phát sóng trên VTV1, “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” trên VOV, “Nhận diện sự thật” trên Kênh Quốc phòng Việt Nam; chuyên mục “Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” trên Báo Quân đội nhân dân; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các tạp chí trong và ngoài quân đội, v.v.. Kết quả khảo sát ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cho thấy số lượng giảng viên tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, tăng dần theo từng năm. Năm 2017 chỉ có 17 lượt giảng viên (trong tổng số 9 học viện, nhà trường) tham gia, nhưng tính đến tháng 10 năm 2021 số lượng giảng viên tham gia đấu tranh đã 50 lượt, gấp gần 4 lần so với năm 2017 [Phụ lục 4].
Những luận cứ đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch của giảng viên được phân tích, lập luận, chứng minh rõ ràng, lột tả rõ bản chất, phân biệt rõ đúng sai, thể hiện tính luận chiến, bút chiến khá sâu sắc. Qua đó, tiếp tục khẳng định bản chất khoa học, cách mạng và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn; vạch trần bản chất phản động, phản khoa học, phân biệt rõ đúng sai, thể hiện tính luận chiến, bút chiến khá sâu sắc; đập tan những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp về vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng toàn diện
Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cơ quan chức năng các cấp đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và khẳng định: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của quân đội ta” [46, tr. 183]. Đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) các học viện, trường sĩ quan quân đội luôn luôn định hướng đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cho cả thời kỳ dài và phương hướng cụ thể của từng giai đoạn.
Nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp. “Lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên nâng cao trách nhiệm, đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trên cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Quân đội phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong tình hình mới” [5, tr. 5]. Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò, vị trí của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội đã thường xuyên quan tâm đến vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. “Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; hoạt động của 325 ban chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quân (trong đó có 18 ban chỉ đạo 35 ở các học viện, trường sĩ quan) đạt kết quả cao” [5, tr. 4-5]. Lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội quan tâm, triển khai thực tổ chức các hoạt động thực tiễn giúp giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thể hiện vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó:
“Chủ yếu và phổ biến chiếm 89,74% là lồng ghép hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua giảng dạy, 79,47% qua nghiên cứu khoa học, 52,10% qua truyền thông đa phương tiện, Internet, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội” [Phụ lục 1].
Từ nhận thức đúng, thái độ tốt, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã nâng cao trách nhiệm; chú trọng quán triệt, triển khai đầy đủ và nghiêm túc, nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực, chủ động đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho giảng viên. Từ đó, làm cho họ nhận thức rõ đặc điểm, nội dung, tính chất của nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Trách nhiệm đó được thể hiện ở việc định hướng cho giảng viên chuẩn bị và giảng dạy các chuyên đề, bài giảng lý luận, mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên thể hiện vai trò trong truyền bá, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhận thức, trách nhiệm của ban chỉ đạo 35 và các cơ quan chức năng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương và cơ quan thường trực đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân nói chung và các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các khoa giáo viên, tổ bộ môn, tạo điều kiện cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thực hiện tốt vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. “Nhận thức, trách nhiệm của ban chỉ đạo 35 ở các học viện, trường sĩ quan quân đội tương đối tốt; chỉ đạo định hướng đấu tranh tư tưởng cho cán bộ, giảng viên, học viên trước các sự việc, vụ việc nhạy cảm, phức tạp ” [5, tr. 5]. Từ đó, tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò của