Thực Trạng Thực Hiện Vài Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng


luyện của các chủ thể, cùng với hoạt động tạo lập môi trường và các động lực thúc đẩy giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là những tác động khách quan đối với đội ngũ giảng viên. Song, nhân tố chủ quan trong quá trình tự phát huy vai trò của họ tác động trở lại cải biến khách quan trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Theo đó, tính quy định của nhân tố chủ quan phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được biểu hiện trên một số nội dung cơ bản sau đây.

Thứ nhất, bản lĩnh chính trị của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Bản lĩnh chính trị là điều kiện cơ bản cần phải có để mỗi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong quá trình tham gia nhiệm vụ này, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, thậm chí cả những nguy hiểm. Hồ Chí Minh khẳng định: “Mỗi khi gặp tình hình mới, công tác mới phải kiên định về lập trường, sáng suốt về tư tưởng, thống nhất về nhận thức” [93, tr. 8]. Do đó, đòi hỏi giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định về lập trường, sáng suốt lựa chọn đúng đắn trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Để vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, đòi hỏi giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, tâm huyết với nghề, gắn bó với đơn vị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tự hào với truyền thống cách mạng của dân tộc. Những hạn chế về bản lĩnh, năng lực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống sẽ ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến phát huy vai trò bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội.


Đây là điểm yếu để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, tuyên truyền, kích động, chống phá cách mạng nước ta. Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở một số cán bộ, giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong thực tiễn cho thấy, vai trò và tầm quan trọng của bản lĩnh chính trị của người sĩ quan nói chung và của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thứ hai, năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phụ thuộc trực tiếp vào sự nỗ lực phấn đấu tự học tập, tự rèn luyện của mỗi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Rèn luyện, nâng cao năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cho đội ngũ giảng viên là quá trình giải quyết mối quan hệ giữa sự tác động của chủ thể lãnh đạo, chỉ huy với nỗ lực phấn đấu của chính họ. Đây là mối quan hệ giữa tác động khách quan với nỗ lực chủ quan diễn ra theo cơ chế “hướng nội”; tác động làm biến đổi các quá trình nhận thức của giảng viên. Là quá trình tự giác cao, thể hiện trình độ tự ý thức, bản lĩnh, lý trí của đội ngũ này. Từ đó, đề ra cho giảng viên những mục tiêu nhất định và thực hiện bằng được mục đích đó. Tính quy định bồi dưỡng năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được biểu hiện sự nỗ lực phấn đấu tự học tập, tự rèn luyện của đội ngũ giảng viên mức nào thì năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của họ được nâng cao tương xứng ở mức độ đó, thể hiện trong cả nhận thức và hành động. Nếu không có ý thức và hành động cụ thể trong tự học tập, tự rèn luyện thì không thể rèn luyện, nâng cao năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là vấn đề có tính quy luật về chuyển hóa yêu cầu khách quan thành


chủ quan; chủ quan hóa cái khách quan trong quá trình rèn luyện, bồi dưỡng năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do tập luyện” [84, tr. 320].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết là tính tích cực tự học tập, tự rèn luyện của giảng viên. Ở đây, tính “tích cực” được thể hiện ở khía cạnh tinh thần, đó là trạng thái hăng hái, lòng nhiệt tình và ý chí phấn đấu, quyết tâm để thúc đẩy hoạt động tự học tập, tự rèn luyện, đem lại kết quả nhất định. Tính “tích cực” là điểm “nút” của động lực, sẽ biến thành sức mạnh nội lực, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức, luôn chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức, tư duy khoa học, phẩm chất chính trị, đạo đức và kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hoạt động sư phạm là một phương thức cơ bản để nâng cao năng lực, là điều kiện để giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội củng cố, bổ sung, rèn luyện năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu giảng viên hăng say, nhiệt huyết trong thực tiễn thì mức độ trưởng thành về năng lực ngày càng phát triển.

Thứ ba, kỹ năng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 10

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phụ thuộc việc bản thân giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nắm chắc, hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đang chống phá. Hồ Chí Minh chỉ ra: “Nguyên tắc đánh giặc là: biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng” [92, tr. 387].


Việc đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, nắm chắc thông tin, dự báo đúng tình hình, tự giác học tập, nâng cao trình độ; có biện pháp tối ưu trong giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với kiên định ý chí tiến công là những yếu tố quy định giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hình thành và phát triển các kỹ năng trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Tự bồi dưỡng, hình thành các kỹ năng đấu tranh là nhân tố quan trọng, quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kỹ năng đấu tranh bao gồm: Kỹ năng nắm địch, kỹ năng đọc sách, phát hiện vấn đề để đấu tranh, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, xử lý thông tin xấu độc; trình độ ngoại ngữ, bút pháp, bút chiến đấu tranh phù hợp, sắc sảo để có tư duy lý luận phù hợp, sâu sắc. Đây là những kỹ năng quan trọng mà giảng viên cần phải rèn luyện, học tập mới có được. Các kỹ năng là chỗ dựa cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nhanh chóng nhận diện những quan điểm sai trái, thù địch đang núp bóng dưới dạng “kiến nghị”, “đề xuất”, dưới các chiêu bài dân chủ, nhân quyền. Từ đó, tiến công, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, đập tan luận điệu sai trái, phản động, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.


Kết luận chương 2

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi các chủ thể phải có nhận thức đúng, phương pháp và cách thức phù hợp với thực tiễn nhằm khẳng định sức sống và giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Họ là chủ thể chủ yếu, trực tiếp tuyên truyền, truyền bá, bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến người học; trong quá trình nghiên cứu khoa học, không ngừng bổ sung, phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn. Mặt khác, giảng viên chính là lực lượng xung kích đi đầu trong đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch một cách bài bản và trí tuệ.

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội tất yếu, cần thiết phải phát huy vai trò của đội ngũ này. Việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chịu sự quy định của các nhân tố cơ bản như: Nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; môi trường sư phạm ở các học viện, trường sĩ quan quân đội và chịu sự quy định của nhân tố chủ quan của chính giảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

Làm rõ lý luận cơ bản về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là cơ sở quan trọng để tác giả luận án đánh giá thực trạng thực hiện vai trò, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở hiện nay.


Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY

3.1. Thực trạng thực hiện vài trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân

Ưu điểm

Thứ nhất, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cơ bản khẳng định được họ là lực lượng chủ yếu, trực tiếp trong truyền thụ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội xác định nhiệm vụ chính trị trung tâm là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản lâu dài; có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng thế giới quan khoa học, cách mạng cho người học. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng chủ yếu, trực tiếp truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Vai trò đó được khẳng định trong từng bài giảng, từng sản phẩm nghiên cứu khoa học, trong các luận điểm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kết quả điều tra, khảo sát cho biết: “Có 75,26% nội dung bài giảng của bộ môn Triết học Mác - Lênin; 73,68% nội dung bài giảng của bộ môn Kinh tế chính trị học Mác -


Lênin; 72,63% nội dung bài giảng môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, 74,21% nội dung bài giảng của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và 72,10% nội dung của bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định, lan tỏa được bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến người học [Phụ lục 1].

Số lượng bài giảng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 2017 (số liệu ở 09 học viện, trường sĩ quan) cho thấy chỉ có 6.042 bài giảng liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thì đến năm 2021 số lượng các bài giảng liên quan đến nội dung này đã là 6.611 bài [Phụ lục 5]. Qua đó cho thấy, vai trò vai trò chủ yếu, trực tiếp trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thụ, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gần như không có ai thay thế được đội ngũ này.

Chỉ tính riêng Học viện Chính trị từ năm 2019 đến năm 2020, “Học viện đã triển khai biên soạn 14 giáo trình, 21 tài liệu dạy học, 100% các chuyên đề được cập nhật, bổ sung các nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; có 60 bài giảng chuyên sâu về bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng viên đăng ký giảng dạy” [8, tr. 69-70].

Học viện Quốc phòng: “Thường xuyên đưa nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vào trong nội dung các bài giảng; đã nghiệm thu 108 tài liệu liên quan đến giáo dục, đào tạo gắn bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [8, tr. 55]. Qua đó, cho thấy, vai trò quan trọng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong thực hiện nhiệm vụ này. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là chủ thể chủ yếu, trực tiếp ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong tuyên truyền, truyền thụ, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó góp phần bảo


vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: “Có 83,15% ý kiến lãnh đạo, chỉ huy ở và trợ lý cơ quan ở đơn vị cơ sở cho rằng, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng chủ yếu, trực tiếp, quyết định đến chất lượng truyền bá bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến người học” [Phụ lục 2].

Bản thân những người được hỏi, cho biết sau khi học tập, về đơn vị công tác, họ đã biết vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp là tính khoa học và cách mạng vào hoạt động thực tiễn hoạt động ở các đơn vị cơ sở. Từ đó, biết luận giải những vấn đề thực tiễn đang đặt ra một cách khoa học, đúng đắn, sáng tạo; vận dụng, giải đáp cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị hiểu rõ, biết cách đấu tranh, phản biện những quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Điều đó cho thấy vai trò chủ yếu, trực tiếp của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong việc truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được khẳng định, đạt hiệu quả, chất lượng tốt.

Để đảm bảo cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thực hiện tốt vai trò của mình, các học viện, trường sĩ quan quân đội thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng vào đầu năm học các nội dung liên quan đến giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đánh giá hoạt động này, Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương khẳng định: “Các học viện, trường sĩ quan quân đội đã nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tương đối tốt” [5, tr. 6]. Chỉ tính trong năm 2020, các học viện, trường sĩ quan quân đội đã “tổ chức 48 hội nghị báo cáo viên, 02 hội nghị tuyên truyền; biên tập 112 chuyên đề thời sự, 48 tài liệu tổng hợp tin; 525.600 cuốn bản tin thông báo nội bộ; 3.200 bản tin thông báo kết quả tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [5, tr. 7].

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí