Môi Trường Sư Phạm Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội


cho ra sản phẩm là những giảng viên ưu tú. Đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là một quá trình dài, bao gồm các yếu tố tác động biện chứng, làm cho họ có được những phẩm chất, năng lực và tâm thế cần thiết; trang bị cho họ kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, làm tăng thêm tình cảm nghề nghiệp để họ có tâm huyết, nhiệt tình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đây là quá trình chuyển hóa có hệ thống, có phương pháp những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn của người thầy cho người học, dần hình thành nên giá trị của người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.

Công tác tuyển chọn nguồn đầu vào đối với học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn và nguồn đầu vào đào tạo sau đại học là yếu tố cần thiết để có chất lượng đội ngũ tốt. Đây là bước khởi đầu nhằm xây dựng nền móng, xây dựng đội ngũ đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, có tri thức, có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có năng lực đấu tranh; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; là một trong những khâu quan trọng nhất. Chất lượng tuyển chọn đầu vào như thế nào sẽ quy định chất lượng đầu ra. Tuyển chọn đầu vào có chất lượng tốt, có tiêu chí tuyển chọn rõ ràng, bước đầu sẽ có số lượng học viên có trình độ, tiếp cận với các kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thuận lợi hơn; về lâu dài sẽ đào tạo ra được một đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có đủ phẩm chất, năng lực; khẳng định được vai trò quan trọng trong truyền bá, nghiên cứu, vậng dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Ngược lại, nếu trong quá trình tuyển chọn đầu vào chưa tốt, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm đầu ra. Trong quá trình đào tạo, giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo; bởi họ giữ vai trò chủ yếu, trực tiếp, trong giảng dạy, là người tổ chức, thực hiện hoạt động đào tạo và điều khiển,


kích thích hoạt động nhận thức tích cực của người học. Điều đó tất yếu dẫn đến chất lượng đội ngũ giảng viên trực tiếp quy định chất lượng đào tạo của nhà trường. Nếu có sản phẩm đầu vào tốt, người dạy có năng lực tốt thì sản phẩm đào tạo của họ sẽ đạt được yêu cầu như mong muốn.

Trong đào tạo cần trang bị cho giảng viên trong tương lai có phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ, kiến thức đa ngành, đặc biệt là nắm vững những tri thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có năng lực, kỹ năng đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, thù địch. Điều đó, không chỉ là trang bị, nâng cao cho người học tri thức, khả năng tư duy khoa học, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, mà còn trang bị cho người học kỹ năng đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong thực tiễn, thông qua từng bài giảng, từng sản phẩm khoa học.

Nội dung, chương trình đào tạo quy định phát huy vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng biểu hiện cụ thể ở việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn; bảo đảm tính đảng, tính khoa học, tính giáo dục sâu sắc; phương pháp đào tạo tiên tiến, sẽ mang lại kết quả cao, chất lượng đội ngũ giảng viên tốt. Đồng thời, người học sẽ có được hệ thống tri thức toàn diện, sâu sắc, trong đó có hệ thống tri thức khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cao hơn là sự chuyển hóa những tri thức ấy thành bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực, kỹ năng đấu tranh trong thực tiễn từ đó, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng mang lại kết quả tốt nhất.

Hai là, chất lượng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Chất lượng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình công tác quyết định trực tiếp hệ thống tri thức của giảng viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


khoa học xã hội và nhân văn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hoạt động bồi dưỡng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là quá trình giúp cho đội ngũ này hiểu rõ, nắm chắc hơn bản chất khoa học, cách mạng, giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, vận dụng đúng đắn, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 9

Hàng năm, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng lý luận, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, sĩ quan trong toàn quân ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đây là việc làm thường xuyên, bắt buộc của các chủ thể phải nâng cao chất lượng, giáo dục, đào tạo. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là đối tượng quan trọng, cần thiết cần được bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn nói chung và bồi dưỡng lý luận nói riêng hằng năm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm bổ sung, phát triển tư duy, nhận thức, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực, kỹ năng đấu tranh, củng cố tri thức, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng, giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẳng định thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng duy vật, ý nghĩa trong nhận thức và cải tạo hiện thực; chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới hiện nay. Về điều này, V.I. Lênin khẳng định “Phép biện chứng duy vật đã cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại” [74, tr. 54].


Do đó, nhận thức đúng và đề cao trách nhiệm của các chủ thể trong bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quy định hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, nhận thức và trách nhiệm cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Qua bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực để tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, phù hợp sẽ làm cho vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng được phát huy hiệu quả.

Ngược lại, nếu giải quyết mối quan hệ giữa nội dung, hình thức bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không tốt, thiếu toàn diện, hoặc quá thiên lệch về một yếu tố nào đó hoặc cứng nhắc, tách biệt các nội dung, thiếu tính đồng bộ, không hợp quy luật thì trình độ, năng lực của người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội sẽ không được nâng lên; tất yếu hiệu quả phát huy vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng sẽ không đạt được như mong muốn.

2.2.3. Môi trường sư phạm ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Môi trường sư phạm ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là nhân tố thường xuyên, quan trọng quy định hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Thứ nhất, môi trường dân chủ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

Môi trường sư phạm ở các học viện, trường sĩ quan quân đội không chỉ là nơi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn công tác, học tập và rèn luyện


mà còn là nơi họ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Ở đó, dân chủ là môi trường có ý nghĩa quyết định hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là cá đối bằng đầu” [94, tr. 266].

Môi trường dân chủ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là môi trường sư phạm ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Môi trường dân chủ tạo nhu cầu và điều kiện thuận lợi để phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó là nơi có bầu không khí lao động khoa học lành mạnh, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, đoàn kết, thân ái, hợp tác, tương trợ giúp đỡ nhau, có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, ủng hộ thường xuyên của cán bộ các cấp và đồng nghiệp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Môi trường dân chủ là nơi tạo ra bầu không khí say mê giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng khoa, tổ bộ môn; mỗi giảng viên được bày tỏ quan điểm, kết quả nghiên cứu của mình với tâm trạng vui vẻ, dân chủ, tự do; tiếp nhận được thông tin nhiều chiều; “vừa đảm bảo phát huy dân chủ, vừa đảm bảo tính kỷ luật trong thảo luận, phát ngôn khoa học; những biểu hiện quy chụp, áp đặt về quan điểm chính trị, phải từng bước được khắc phục” [106, tr. 4].

Về thực chất, đây là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập ở phương diện môi trường; đó là môi trường có dân chủ và thiếu dân chủ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu không có môi trường


dân chủ, tự do, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn sẽ thiếu yên tâm làm việc, có khi chán nản, dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Khi giải quyết mâu thuẫn này không theo hướng phát triển sẽ không chuyển hóa, khơi dậy ở giảng viên trí tuệ, tài đức, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, lòng say mê nghề nghiệp, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ngược lại, ở học viện, trường sĩ quan quân đội nào có môi trường dân chủ tốt sẽ làm cho giảng viên có động lực, có niềm tin và tất yếu hiệu quả phát huy vai trò của họ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch ngày càng cao.

Thứ hai, các động lực thúc đẩy việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cơ chế, chính sách và điều kiện bảo đảm về phương tiện kỹ thuật để phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là yếu tố cơ bản, tạo động lực phát triển, tác động mạnh mẽ giúp đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh. Bởi vì, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thực chất là cuộc đấu tranh phi vũ trang, không có tiếng súng, rất khó khăn, quyết liệt và phức tạp. Họ luôn phải đối mặt với những thách thức, có cả sự hiểm nguy trước sự tấn công của các thế lực thù địch. Vì vậy, để thúc đẩy, chuyển hóa tính tích cực, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; vấn đề tạo động lực như: Cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm đối với hoạt động này là yếu tố rất cần thiết và quan trọng.

Nếu cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm tốt, thì nó khuyến khích, động viên giảng viên tích cực, say mê, toàn tâm, toàn ý thực hiện nhiệm vụ. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai bảo đảm các chế độ, chính sách đãi


ngộ về vật chất, tinh thần là động lực quan trọng kích thích, thúc đẩy, động viên và khơi dậy những hành vi tiến bộ, tích cực của giảng viên. Nó không chỉ là yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện vai trò, mà còn là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chính sách tốt sẽ tạo ra động lực tốt để cho họ tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bởi vì: “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [40, tr. 79].

Cơ chế, chính sách hạn chế, bất cập, đãi ngộ không thỏa đáng với lao động trí tuệ và những đóng góp của giảng viên trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch dẫn đến hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không thu được như mong muốn; không thu hút được “hiền tài”, mà có thể còn triệt tiêu động lực, làm cho giảng viên không cống hiến hết toàn bộ sức lực, trí tuệ; thậm chí còn dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí tài năng. Tính quy định của cơ chế, chính sách phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các cơ chế, chính sách khác như: Chính sách pháp luật, chính sách phát triển kinh tế, chính sách xã hội, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc, tôn giáo… Do vậy, không thể đòi hỏi chế độ, chính sách quá cao trong khi đất nước, quân đội còn nhiều khó khăn. Điều kiện bảo đảm vật chất, phương tiện kỹ thuật, quy định hiệu quả phát huy vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; là yếu tố thường xuyên, quan trọng, không thể thiếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, nó quy định chất lượng, hiệu quả, là điều kiện cơ bản để họ có thể tiếp cận, tiếp thu và ứng dụng tri thức nhanh chóng, chính xác trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tham gia đấu tranh. Thực tế ở những học viện, trường sĩ quan quân đội có điều kiện bảo đảm về vật chất, phương tiện kỹ thuật tốt


thì việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được thuận lợi, chất lượng, hiệu quả không ngừng được nâng lên.

Ngược lại, nếu học viện, trường sĩ quan quân đội nào không tạo lập được các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật; các thông tin về hoạt động chống phá của các thế lực thù địch không được cung cấp đầy đủ cho giảng viên kịp thời thì ở đó, dù giảng viên có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu, rộng về đời sống xã hội cũng không trở thành một chủ thể có kỹ năng đấu tranh tốt, một tập thể mạnh về đấu tranh và càng không thể phát huy có hiệu quả tài năng, sáng tạo, tâm huyết, nhiệt tình trách nhiệm của họ trong từng bài giảng, giờ giảng, trong từng sản phẩm khoa học, mà trực tiếp là các bài đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

2.2.4. Nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một quá trình chịu sự tác động, quy định của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan; trong đó, nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhân tố chủ quan đó bao gồm toàn bộ phẩm chất, năng lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác; sự nỗ lực cố gắng, tích cực, tự giác của đội ngũ này; được các chủ thể huy động, nhằm phát huy hiệu quả vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, nhân tố chủ quan chính là sức mạnh của chủ thể được huy động vào trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo hiện thực khách quan, thoả mãn nhu cầu của mình. Mọi hoạt động quản lý, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí