viên; tạo cơ chế, chính sách và môi trường làm việc thuận lợi để giảng viên phát huy vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các công trình khoa học là nguồn tài liệu quý giúp tác giả luận án tham khảo, kế thừa và phát triển những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp trong luận án.
Tóm lại, các công trình khoa học được tổng quan trên đây, dưới góc độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đã đề cập đến nhiều khía cạnh có liên quan đến đề tài luận án cả về lý luận và thực tiễn, mối liên hệ, tính mâu thuẫn, và quá trình phát triển của vấn đề nghiên cứu. Cách tiếp cận của từng công trình là khác nhau nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với đề tài luận án trên các phương diện, cả về lý luận, thực tiễn và giải pháp. Đó là cơ sở khoa học để tác giả luận án kế thừa, vận dụng, nghiên cứu xây dựng luận án phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Mặc dù đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay với tư cách là một lực lượng trực tiếp, nòng cốt, dưới góc độ chuyên ngành triết học, lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình khoa học đã công bố, với mục đích đã xác định, tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ dưới các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó, phân tích làm rõ quan niệm về nền tảng tư tưởng của Đảng; những nội dung cơ bản về bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng; đặc điểm của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; quan niệm và những nội dung cốt lõi phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, luận án, chỉ ra những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, đánh giá, làm rõ thực trạng và nguyên nhân thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; từ đó xác định và luận giải những vấn đề đặt ra đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thứ ba, hệ thống giải pháp của luận án dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Xây dựng hệ thống giải pháp gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với phát huy vai trò của lực lượng này. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn gắn với phát huy vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, tạo động lực thúc đẩy đội ngũ này chủ động, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và giải pháp tích cực hóa vai trò năng động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 1
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 2
- Những Công Trình Khoa Học Tiêu Biểu Có Liên Quan Đến Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân
- Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 6
- Quan Niệm Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Từ việc khảo cứu các công trình khoa học đã công bố trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu đề tài “phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay” là một công trình khoa học mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
Kết luận chương 1
Tổng quan những công trình khoa học cho thấy, các công trình đã tiếp cận một cách khách quan, toàn diện vấn đề nghiên cứu với có nhiều khía cạnh khác nhau về đối tượng, phạm vi, nội dung và phương thức thể hiện. Các công trình đã tiếp cận và làm rõ góc độ của từng chuyên ngành có liên quan đến phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thành công nổi bật của các công trình là đã chỉ rõ vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ này trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay ở các góc độ tiếp cận khác nhau, rất đa dạng, phong phú, có tác dụng tham khảo rất tốt.
Thông qua việc tổng quan và nghiên cứu những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đã giúp nghiên cứu sinh kế thừa cả nội dung và phương pháp, cách thức tiếp cận nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vai trò và phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, thấy được các nội dung cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu luận giải, làm rõ trong luận án. Từ đó, xác định được những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng trân trọng liên quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu, có hệ thống dưới góc độ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về vấn đề: “Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay”.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
2.1. Thực chất phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
2.1.1. Quan niệm về nền tảng tư tưởng của Đảng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tư tưởng và nền tảng tư tưởng
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng là kết quả của quá trình nhận thức phản ánh hiện thực khách quan, vì lợi ích của con người và lợi ích xã hội. Tư tưởng biểu hiện về mặt ý thức, nhận thức của con người đối với thế giới xung quanh; do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất quy định. Theo đó, chỉ có thể tìm nguồn gốc, bản chất của xã hội trong tồn tại xã hội mà tư tưởng phản ánh chứ không thể tìm trong bản thân tư tưởng. Khi chế độ xã hội và những điều kiện sinh hoạt vật chất thay đổi thì tư tưởng cũng sẽ thay đổi theo.
Tư tưởng có mối quan hệ chặt chẽ với hành động của con người. Theo Hồ Chí Minh “Tư tưởng có thống nhất thì hành động mới thống nhất. Tư tưởng và hành động có thống nhất mới đánh thắng được giặc” [89, tr. 75]. Người cho rằng đối với xây dựng Đảng thì giáo dục tư tưởng là quan trọng nhất, vì trong Đảng mà không có tư tưởng vững vàng thì không làm được gì cho dân, cho nước. V.I. Lênin khẳng định: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng” [91, tr. 279]. Tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức nhưng lại là kết quả của quá trình tư duy của con người, của xã hội nên quá trình hình thành và phát triển chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Trong xã hội có giai cấp, luôn có sự đấu tranh tư tưởng giữa các giai cấp; trong đó, tư
tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng thống trị xã hội. Do vậy, có thể hiểu: Tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm của con người (cộng đồng người) về hiện thực khách quan, chỉ đạo mọi suy nghĩ, hành động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nền tảng là “phần vững chắc để các phần khác dựa vào mà tồn tại phát triển” [131, tr. 986]. Có thể hiểu nền tảng chính là những giá trị cốt lõi, bền vững, làm cơ sở cho các chủ thể dựa vào mà tồn tại, phát triển.
Nền tảng tư tưởng là những quan điểm, tư tưởng của cá nhân hay cộng đồng xã hội nhất định, được cá nhân, xã hội lấy làm cơ sở để hành động, làm “ánh sáng” soi đường cho hoạt động cải tạo hiện thực. Theo đó, nền tảng tư tưởng được khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn, khẳng định giá trị phổ quát của nó và được con người, cộng đồng đó chia sẻ, bảo vệ và phát triển.
Vì thế có thể quan niệm: Nền tảng tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm xuất phát, cơ bản và bền vững cấu thành, qui định bản chất, vai trò của tư tưởng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người (cộng đồng người) ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Quan niệm nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trên cơ sở khái niệm nền tảng, nền tảng tư tưởng đã luận giải trên đây, tác giả quan niệm: Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận khoa học, cách mạng, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, được Đảng ta lựa chọn, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng, làm cơ sở lý luận, phương pháp luận chủ yếu, chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Thứ nhất, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam mang đầy đủ đặc điểm chung, phổ quát nền tảng tư tưởng của một chính đảng cộng sản chân chính
V.I. Lênin chỉ ra rằng Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân; Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu sự
phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác, cuộc đấu tranh vì lợi ích kinh tế trong giới hạn của chủ nghĩa tư bản cho phép chuyển sang cuộc đấu tranh chính trị nhằm lật đổ giai cấp tư sản, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Ở mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử, được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện lịch sử, cụ thể.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, việc hình thành, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đánh dấu bước tiến mới về nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta; tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng đó không phải là nhất thành bất biến mà luôn được bổ sung, phát triển trong thực tiễn cách mạng. Về điều này, V.I. Lênin chỉ rõ: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” [72, tr. 232]. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng đối lập với nền tảng tư tưởng của các đảng bóc lột, là nền tảng tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, nền tảng tư tưởng của Đảng phản ánh bản chất của Đảng và mục tiêu, con đường cách mạng Việt Nam
Tính đặc thù về bản chất của đảng cộng sản được biểu hiện ở bản chất của Đảng; đó chính là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đây là điểm khác biệt với các đảng phi mácxít khác. Tính đặc thù
về bản chất còn được biểu hiện ở quy luật mà nó ra đời; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” [100, tr. 406]. Sự thống nhất của ý thức đấu tranh giai cấp với chủ nghĩa yêu nước trong phong trào công nhân, sự thống nhất của phong trào công nhân với phong trào yêu nước là một đặc điểm, giá trị nổi bật, mang tính đặc thù về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nền tảng tư tưởng của Đảng thể hiện lợi ích mà Đảng ta là đại biểu chân chính cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam. “Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác” [102, tr. 271]. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi bức thiết của lịch sử. Hơn 90 năm thực hiện sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cùng các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Nam và phía Bắc của Tổ quốc; quãng thời gian chưa dài nhưng những gì mà Đảng ta đã thực hiện được là phi thường; thể hiện rõ vai trò độc tôn lãnh đạo, duy nhất phù hợp với cách mạng Việt Nam. Đặc điểm, mục tiêu con đường cách mạng Việt Nam, vừa tuân thủ những quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa tuân thủ qui luật đặc thù tiến lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ phát triển tư bản ở một nước tiểu nông (chưa có tiền lệ trong lịch sử). Luôn tuân thủ hệ thống qui luật khẳng định bản chất của chủ nghĩa xã hội và tuân thủ hệ thống qui luật đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phản ánh đúng và phù hợp với thực tiễn nêu trên, tất yếu phải lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng. Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta” [35, tr. 83].
Thứ ba, nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận khoa học, cách mạng đã được Đảng ta lựa chọn, bổ sung và hoàn thiện trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng
Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [34, tr. 21]. Đại hội đã thống nhất và bổ sung “tư tưởng Hồ Chí Minh” vào nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [40, tr. 88]. Đây là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, điểm 1 điều 4 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đai biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [117].
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XII khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế của thời đại