Xây Dựng Môi Trường Sư Phạm Dân Chủ, Tạo Động Lực Thúc Đẩy Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Chủ


với nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên, thì việc bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong quá trình công tác là việc làm có ý nghĩa quyết định hiệu quả phát huy vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần chú trọng thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:

Thứ nhất, đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 09 tháng 10 năm 2014 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030. Theo đó, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là nhiệm vụ bắt buộc để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đi đôi với nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bồi dưỡng toàn diện nhằm bổ sung, nâng cao các yếu tố về trình độ tri thức, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; bồi dưỡng để giảng viên hiểu rõ, nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bản chất, truyền thống, sức mạnh, kỷ luật của Quân đội. Trong đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là trọng điểm, là cái “cốt vật chất” không thể thiếu trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hiện nay, ở các học viện, trường sĩ quan quân đội mặc dù số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng lên nhưng chất lượng đội ngũ nói chung và tri thức lý luận về Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng (đặc biệt là giảng viên mới) vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Để công tác bồi dưỡng lý luận đạt


được mục đích lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần coi trọng đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng. Tập trung làm sáng tỏ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục trang bị cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn lập trường, quan điểm, hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn cách mạng mới. Phương pháp tiếp cận trong xem xét, phân tích có căn cứ khoa học về nguồn gốc ra đời, bản chất, xu hướng vận động, phát triển của các trào lưu tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, chống phá cách mạng nước ta. Qua đó, bảo đảm cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn luôn kiên định, vững vàng, không giao động, hoang mang trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp giảng viên khoa học xã hội và nhân văn hiểu rõ bản chất nhiệm vụ của công tác lý luận là soi đường cho thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối chính trị. Cần lấy thực tiễn là điểm xuất phát và cũng là điểm đến của quá trình bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; chú trọng bồi dưỡng phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn, chú ý đến lợi ích và hiệu quả mà thực tiễn yêu cầu. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn chặt với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Nếu xa rời hoạt động thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì không thể nâng cao năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, mỗi giảng viên lý luận chính trị cần tận dụng triệt để môi trường thực tiễn đấu tranh phản bác quan điểm sai trái trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học để tích cực, chủ động, tự giác tự học tập, tự rèn luyện nâng cao năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở các học viện, trường sĩ quan quân đội linh hoạt, sáng tạo sử dụng các hình thức, biện pháp bồi dưỡng đó là: Tổ chức các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


lớp tập huấn, tọa đàm, cấp trên bồi dưỡng trực tiếp cho cấp dưới, tự bồi dưỡng, thông qua nghiên cứu khoa hoc, sinh hoạt học thuật, trao đổi, tọa đàm và đi nghiên cứu thực tế đề bồi dưỡng đội ngũ, v.v., với sự tham gia có trách nhiệm của các giảng viên “gạo cội” có kinh nghiệm để tạo cơ hội cho giảng viên giao lưu, học hỏi. Tổ chức tốt các hình thức nghiên cứu chuyên đề, giáo dục lý luận chính trị hàng năm, kết hợp với tăng cường các buổi thông tin thời sự.

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 17

Tổ chức các chương trình phối hợp hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giữa các học viện, trường sĩ quan quân đội với các cơ quan, đơn vị, nhà trường ngoài quân đội như mô hình Trường sĩ quan Chính trị phối hợp thực hiện cùng với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng lý luận, bảo đảm thực chất. Tiếp tục xây dựng hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng các cơ sở đào tạo, các chương trình đào tạo lý luận chính trị, quy trình và tiêu chí đánh giá cán bộ, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Một trong những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là lãnh đạo cần đi đôi với kiểm tra, giám sát. Kết quả thực hiện thế nào phụ thuộc một phần lớn vào công tác kiểm tra. Kết quả không tốt là do lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra không chặt chẽ. Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và năng lực của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của họ, rút kinh nghiệm và sửa chữa kịp thời. Lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội cần nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân trong quá trình tổ chức bồi dưỡng lý luận cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.


Trên cơ sở đó, xác định phương hướng, nội dung, phương thức bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thông qua đó để thấy rõ ưu, khuyết điểm của từng cá nhân, bộ phận, xác định rõ vai trò trách nhiệm thuộc về ai, tổ chức nào; đổi mới về nhận thức cũng như phương pháp bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Chấn chỉnh, kịp thời khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh” trong quá trình kiểm tra; rút kinh nghiệm bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tránh hiện tượng kiểm tra, rút kinh nghiệm sơ sài, làm cho xong, mang tính hình thức; nặng về biểu dương, khen thưởng, đánh giá thấp hoặc xem nhẹ những khuyết điểm, hạn chế hoặc đổ lỗi cho tập thể, cho hoàn cảnh khách quan.

4.3. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, tạo động lực thúc đẩy giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chủ động, chủ động, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

4.3.1. Môi trường dân chủ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm phát huy hiệu quả vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đảng ta khẳng định: “Phải tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể” [40, tr. 256]. Môi trường dân chủ là cơ sở, là động lực cho giảng viên phát huy tốt vai trò của mình, tìm tòi, sáng tạo, cống hiến. Do vậy, tạo lập được môi trường dân chủ cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và môi trường dân chủ trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có ý nghĩa rất quan trọng.


Thứ nhất, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện

Xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, trong sạch, vững mạnh là cơ sở để có môi trường dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, không sợ hy sinh, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Duy trì và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thực hiện có nền nếp chế độ tự phê bình và phê bình; chế độ kiểm tra, giám sát; thường xuyên củng cố kiện toàn cấp ủy, bảo đảm cho cấp ủy thật sự tiêu biểu cho trí tuệ của Đảng bộ nhà trường, các khoa giáo viên; luôn giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, giữ vững kỷ luật Đảng. Xây dựng đảng ủy, chi bộ khoa, bộ môn vững mạnh toàn diện, trong đó, trú trọng xây dựng cấp ủy trong sạch vững mạnh, chi bộ tốt, gắn với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là khâu then chốt.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thường xuyên nghiên cứu nắm chắc Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của trên về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong tình hình hiện nay, các học viện, trường sĩ quan quân đội cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 917/1999/CT-QT ngày 22 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Cụ thể hóa và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả 5 tiêu chuẩn xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện vào xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; trong đó, đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn vững mạnh về chính trị, bảo đảm mọi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết hợp giữa xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân đội vững mạnh toàn diện với xây dựng


môi trường sư phạm dân chủ mẫu mực ở các khoa, bộ môn. Đây là một bộ phận của môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và cũng là cơ sở quan trọng để phòng, chống và có biện pháp ngăn ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, xây dựng môi trường dân chủ trong giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

Môi trường dân chủ trong giáo dục, đào tạo là điều kiện quan trọng để phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Môi trường dân chủ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy dân chủ, trí tuệ, phát triển lý luận trong quá trình giáo dục, đào tạo. Cần có cơ chế quản lý thống nhất, chặt chẽ sao cho vừa phát huy tối đa trí tuệ của giảng viên vừa giữ vững định hướng chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó là nơi thật sự dân chủ, phát huy tối đa sự sáng tạo trong trình bày quan điểm, chính kiến của mình; không phân biệt chức vụ quản lý, trình độ học vấn hay tuổi đời. Đó là môi trường mà giảng viên luôn có thái độ tôn trọng những ý kiến khác nhau, thận trọng lắng nghe, đề cao tự phê bình và phê bình, khuyến khích tự do tư tưởng, tránh quy chụp, thành kiến với những giảng viên nêu ra những vấn đề mới, những vấn đề nhạy cảm.

Dân chủ trong giáo dục, đào tạo biểu hiện trong tất cả các mối quan hệ: giảng viên - học viên; giảng viên với giảng viên hoặc giữa giảng viên với cán bộ quản lý với lãnh đạo, chỉ huy, v.v.. Biểu hiện trực tiếp là khi thảo luận một vấn đề, họ phải được trình bày chính kiến, quan điểm của mình; nhất là trong điều kiện hiện nay thực hiện chủ trương “lấy người học làm trung tâm”, để khơi dậy, phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học, tạo không gian mở để


giảng viên, học viên cùng tiệm cận đến chân lý. Môi trường dân chủ trong giáo dục, đào tạo còn là môi trường yêu cầu cao đối với người giảng viên để có thể đảm đương tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận. Yêu cầu này, đòi hỏi người giảng viên không ngừng tu dưỡng, hoàn thiện cả về phẩm chất và năng lực; trong đó đặc biệt chú ý tới tri thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hiểu biết thấu đáo về chủ trương, đường lối của Đảng để vận dụng vào quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Phát huy dân chủ cần được thể hiện trong mọi cấp; từ cấp cao nhất ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, đến các khoa giáo viên, bộ môn, từng bộ phận. Vì vậy, ở tất cả các khoa, bộ môn cần thường xuyên duy trì các nền nếp sinh hoạt học thuật như trao đổi, sinh hoạt học thuật, giải quyết những vướng mắc trong giảng dạy. Định kỳ tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm đấu tranh ở những phạm vi, lực lượng khác nhau. Tổ chức những hoạt động đó cần mở rộng thành phần tham gia có cả giảng viên, cán bộ các cơ quan chức năng, học viên ở các cấp học, bậc học để các đối tượng bổ sung cho nhau những nội dung cần thiết về lý luận, thực tiễn.

Dân chủ trong nghiên cứu khoa học góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, biểu hiện ở việc lãnh đạo, chỉ huy tạo điều kiện cho giảng viên có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mục tiêu, nội dung, tính chất, yêu cầu, phương pháp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tăng cường tổ chức các hội thảo khoa học, trao đổi, rút kinh nghiệm, những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách... Thông qua các hình thức sinh hoạt khoa học, phải tạo điều kiện cho họ tham gia viết bài, trình bày diễn thuyết quan điểm, ý tưởng của mình trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Phát huy vai trò của các chuyên gia, nhà khoa học giỏi đầu ngành làm nòng cốt trong bồi dưỡng, hướng dẫn giảng viên


nhằm tìm ra cái mới, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần phấn đấu trở thành tấm gương trong xây dựng môi trường dân chủ, lành mạnh; xây dựng học viện, trường sĩ quan quân đội, các khoa giáo viên trở thành nơi đoàn kết, gắn bó mọi người với nhau trên tình thương yêu đồng chí, đồng đội. Coi xây dựng môi trường dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát huy tốt vai trò của giảng viên trong nghiên cứu khoa học, góp phần đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Môi trường dân chủ trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trên cơ sở Quy định số 285-QĐ/TW, ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị khóa XI về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị và đấu tranh tư tưởng, lý luận; cấp ủy, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội xây dựng môi trường dân chủ trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch ở đơn vị. Có môi trường dân chủ trong đấu tranh, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội mới mạnh dạn thảo luận, tranh luận cởi mở, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh.

Khắc phục ngay những biểu hiện quy chụp, áp đặt về quan điểm chính trị; mạnh dạn ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Xây dựng môi trường dân chủ trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, cần phê phán quan điểm tự ti, ngại phê bình của một bộ phận giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tự cho mình là không có học hàm, học vị; không đảm nhiệm cương vị lãnh đạo, quản lý nên e ngại, không muốn tham gia vào những hoạt động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn không tích cực tích lũy kiến thức chuyên môn, không đi sâu nghiên cứu,

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí