Tiến Hành Thường Xuyên, Toàn Diện, Đồng Bộ Các Giải Pháp Sẽ Khắc Phục Được Những Hạn Chế, Khuyết Điểm Trong Quá Trình Tổ Chức Phát Huy Vai


Kết luận chương 4

Vấn đề cốt lõi để phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tìm ra cơ chế tác động, phương thức giải quyết các mối quan hệ. Trên cơ sở đó, tận dụng có hiệu quả sự tác động có chủ ý của các chủ thể nhằm khõi dậy, gia tãng, lan tỏa vai trò của giảng viên trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Đó là mục đích cuối cùng để phát huy tốt vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học và thực tiễn hoạt động sư phạm của giảng viên. Vấn đề quan trọng là thực hiện hiệu quả các giải pháp phù hợp, thiết thực và khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với ý nghĩa đó tác giả luận án đề xuất bốn nhóm giải pháp cơ bản là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho giảng viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực hóa nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Những giải pháp này có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau, tạo thành thể thống nhất. Thực hiện giải pháp này là cơ sở, tiền đề vững chắc để tiến hành giải pháp tiếp theo. Việc thực hiện đồng bộ, toàn diện, thống nhất các giải pháp có ý nghĩa quyết định chất lượng đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.



KẾT LUẬN

1. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan, đề tài luận án tiếp cận một cách hệ thống, dưới góc độ triết học, xác định những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình khoa học, đề tài, luận văn, luận án đã được công bố; có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2. Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tổng hợp các chức năng, nhiệm vụ, tạo thành hệ thống giá trị, thể hiện vị trí, tầm quan trọng cùng các mối quan hệ của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Luận án tập trung nghiên cứu và luận giải phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thông qua thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên. Họ là chủ thể chủ yếu, trực tiếp truyền thụ và khẳng định bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng cho người học; là lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và là chủ thể chủ công, xung kích trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Vai trò của giảng viên là khách quan gắn với đặc điểm, năng lực, phẩm chất, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Theo đó, phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tổng hợp cách thức, biện pháp tác động hợp quy luật của các chủ thể làm cho vai trò của giảng viên được khơi dậy, gia tăng và lan tỏa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Việc phát huy vai trò của đội ngũ này chịu sự quy định của các nhân tố cơ bản mà trước hết là nhận thức, trách


Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 20

nhiệm của các chủ thể; tiếp đến là chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và môi trường sư phạm ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chi phối quá trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; cùng với đó là nhân tố chủ quan của chính đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

3. Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Những thiếu sót, khuyết điểm đó có nguyên nhân từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nhất là mặt chưa đầy đủ trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đấu tranh; chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có thời điểm chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi của thực tiễn. Một số đơn vị chưa xây dựng được môi trường sư phạm thuận lợi cho bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và nguyên nhân chủ yếu từ tính năng động, sáng tạo trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của bản thân giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.

Từ đó, đặt ra những vấn đề cần phải được tháo gỡ, giải quyết đó là: Về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể là lãnh đạo, chỉ huy; công tác đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; vấn đề về môi trường sư phạm cho giảng viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và việc phát huy nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

4. Tiến hành thường xuyên, toàn diện, đồng bộ các giải pháp sẽ khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình tổ chức phát huy vai


trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các giải pháp cơ bản cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể. Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao thông qua việc làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường và trên cương vị là người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Mặt khác, tạo ra được một môi trường sư phạm thật sự dân chủ trong quá trình tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giảng viên thực sự là lực lượng xung kích, đi đầu; luôn là lực lượng nòng cốt, có uy tín ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.



CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trịnh Xuân Ngọc (2017) “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội trong đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 5, tr. 50 - 52.

2. Trịnh Xuân Ngọc (2018), “Giải pháp phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch”; Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 4, tr. 23 - 25.

3. Trịnh Xuân Ngọc (2018), “Một số yêu cầu trong phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới”; Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số đặc biệt, tr. 296 - 299.

4. Trịnh Xuân Ngọc (2020), “Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới”; Tạp chí Triết học, số 348, tháng 5, tr. 74 - 81.

5. Trịnh Xuân Ngọc (2020), “Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính cách mạng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Vận dụng cho hiện nay”; Tạp chí Cộng sản, số 946, tháng 7, tr. 34 - 38.

6. Trịnh Xuân Ngọc (2020), “Âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội hiện nay; Tạp chí Giáo duc lý luận chính trị quân sự, số 4, tr. 31 - 33.

7. Trịnh Xuân Ngọc (2020), “Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay”; Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam; số 10, tr. 89 - 97.

8. Trịnh Xuân Ngọc (2021), “Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”; Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 2, tr. 30-33.

9. Trịnh Xuân Ngọc (2021), “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”; Tạp chí Cộng sản điện tử; số ra ngày 03 tháng 6 năm 2021.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2017), “Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 10, tr. 43-47.

2. Ph. Ănghen (1885), “Lời tựa cho lần xuất bản thứ ba bằng tiếng Đức tác phẩm của C.Mác “Ngày mười tám tháng sương mù của Lu-i Bô-na-pác- tơ”, C. Mác và Ph. Ănghen toàn tập, Tập 21, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 372 - 374.

3. Ph. Ăngghen (1887), “Thư gửi bà Phlo-ren-xơ Ken-li-vi-sne-vét-xcai-a ở Niu Ooc”, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 36, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 795 - 797.

4. Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương (2019), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng bộ Quân đội năm 2019, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

5. Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương (2020), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng bộ Quân đội năm 2020, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

6. Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương (2020), Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và một số giải pháp phòng chống của Ban Chỉ đạo 35 các cấp, (lưu hành nội bộ).

7. Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương (2019), Kỷ yếu Hội nghị Ban Chỉ đao 35 Quân ủy Trung ương, tổng kết nhiệm vụ năm 2019, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

8. Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương (2020), Kỷ yếu Hội nghị Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, tổng kết nhiệm vụ năm 2020, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.


9. Ban Tuyên giáo Trung ương (2020), Những nội dung cốt lõi trong các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

10. Ban Tuyên giáo Trung ương (2020), Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.

11. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Hội đồng lý luận Trung ương (2020), Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tinh hình mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Bạo (2016), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị với đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóatrong quân đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội.

13. Hoàng Chí Bảo (2010), Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Duy Bắc (2020), “Về một số nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, tr. 85-89.

15. Nguyễn Đình Bắc (2015), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay, đề tài cấp Học viện, Hà Nội.

16. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 32-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, Hà Nội.

17. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 37-NQ/TW về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, Hà Nội.


18. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Hà Nội.

19. Bộ Quốc phòng (2000), Điều lệ công tác Nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

20. Bộ Quốc phòng (2003), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy định về tổ chức dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường quân đội, Hà Nội.

21. Bộ Quốc phòng (2013), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

22. Bộ Quốc phòng (2016), Thông tư số 51/2016/TT-BQP ban hành Điều lệ Công tác nhà trường quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội

23. Bộ Quốc phòng (2019), Báo cáo số 13866/BC-BQP ngày 11 tháng 12 năm 2019 về tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2019, Hà Nội.

24. Nguyễn Trọng Chuẩn (2016), “Khẳng định những giá trị đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 3, tr. 4-10.

25. Lê Văn Cương (2020), Nghiên cứu phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội.

26. Đoàn Thị Chín, Nguyễn Trọng Phán (2016), “Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị với việc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục, lý luận, tháng 10, số 251, tr. 3-5.

27. Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (2017), Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Điền Tâm Danh (2010), “Tại sao phải kiên trì vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác”, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, số 1, tr. 34-36.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí